Giáo án ôn hè Văn 8 lên 9

I. Câu nghi vấn.

 1. Khái niệm: Là câu có hình thức nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi.

 2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.

 a. Câu nghi vấn không lựa chọn.

 - Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,

VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,

VD: U bán con thật đấy ư ?

 b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: có không, đã chưa.

 

doc72 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn hè Văn 8 lên 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1 : Phần Tiếng Việt: * CÁC LOẠI CÂU, HỘI THOẠI, HÀNH ĐỘNG NÓI ÔN TẬP CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI: I. Câu nghi vấn. 1. Khái niệm: Là câu có hình thức nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi. 2. Các hình thức nghi vấn thường gặp. a. Câu nghi vấn không lựa chọn. - Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,… VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? - Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,… VD: U bán con thật đấy ư ? b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: có…không, đã…chưa. VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ? 3. Các chức năng khác của câu nghi vấn: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, kđ, pđ, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng tùy thuộc mục đích nói -> câu nghi vấn được dùng với mđ nói gián tiếp. a. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động cầu khiến. VD: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à ! b. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động khẳng định. VD: Anh bảo như thế có khổ không ? c. Phủ định. VD: Bài khó thế này ai mà làm được ? d. Đe dọa. VD: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? e. Bộc lộ t/c, cảm xúc. VD: Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ? - Trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng. 4. Chú ý: - Câu hỏi tu từ là dạng câu nghi vấn được dùng với mđ nhằm nhấn mạnh vào điều muốn nói hoặc thể hiện cảm xúc. - Khi dùng câu nghi vấn không nhằm mđ hỏi thì cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và qh giữa người nói với người nghe. II. Câu cầu khiến. 1. Khái niệm: Là kiểu câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… VD: Đừng cho gió thổi nữa ! 2. Đặc điểm và chức năng a. Đặc điểm: - Câu được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… + Hãy có ý nghĩa khẳng định. VD: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. + Đừng, chớ có ý nghĩa phủ định. VD: Đừng uống nước lã ! - Các từ chỉ mệnh lệnh như: đi, thôi, nào…ngoài mục đích thúc giục còn có sắc thái thân mật. VD: Đi thôi con. + Không được chỉ ý thân mật. VD: Không được trèo tường ! (khác với: Cấm trèo tường) - Ngoài ra có khi còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than. VD: Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào. Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh) b. Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… VD: - Ra lệnh: Xung phong ! - Yêu cầu: Xin đừng đổ rác ! - Đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự. - Khuyên bảo: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. 3. Chú ý: - Chủ ngữ của câu khiến thường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu (ngôi thứ 2 hoặc ngôi thứ nhất số nhiều). - Có trường hợp câu cầu khiến được rút gọn CN. - Câu cầu khiến biểu hiện các sắc thái khác nhau khi có hoặc không có CN, khi sử dụng các từ xưng hô khác nhau -> người nói phải hết sức chú ý. Bài tập: 1. Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau: a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi: - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ? (Nam Cao – Lão Hạc) b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ? (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu) 2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau: a. Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu ? (Ngô Tất Tố) -> Phủ định. b. Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con ? (Nguyên Hồng) -> Hỏi. c. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? (Ngô Tất Tố) -> Khẳng định. d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi ! (Tố Hữu) -> Bộc lộ cảm xúc buồn thương. 3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây: a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên ! -> Tha thiết. b. Anh cứ trả lời thế đi ! -> Thân hữu. c. Đi đi, con ! -> Dịu dàng. d. Mày đi đi ! -> Gắt gỏng. 4. So sánh các câu sau đây: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! (Ngô Tất Tố) -> Kiên quyết. - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! -> Cầu khẩn. - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ ! -> Van xin. a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ? b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ? => Câu 1, vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải -> chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng. Bài về nhà: 1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau: a. Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ? (Nguyễn Du) -> Bộc lộ cảm xúc. b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! (Em bé thông minh) -> Phủ định, bộc lộ cảm xúc. c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: - Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) -> Đe dọa. 2. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì ? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ ? -> Cầu khiến. b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? -> Rủ rê. c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ? -> Bộc lộ cảm xúc. d. Sao mà các em ồn thế ? -> Cầu khiến. e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ? -> Trình bày. g. Sao u lại về không thế ? -> Hỏi. 3. Trong các trường hợp sau đây: - Đốt nén hương thơm mát dạ người Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! (Tố Hữu) - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. (Ngô Tất Tố) a. Câu nào là câu cầu khiến ? - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! - Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu ở các đoạn trích trên. - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! -> từ có ý nghĩa cầu khiến. - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! -> từ mang ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với từ đang. III. Câu cảm thán. 1. Khái niệm: Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, t/c, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. VD: Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! (Tố Hữu) 2. Đặc điểm hình thức và chức năng. a. Đặc điểm: Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu cảm thán được cấu tạo bằng thán từ. VD: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! (Tố Hữu) + Thán từ đứng tách riêng VD: Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn) + Thán từ kết hợp với thực từ. VD: Mệt ơi là mệt ! - Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc từ nhỉ. VD: + Thương thay cũng một kiếp người (Nguyễn Du) + Bố mày khôn nhỉ ! (Nguyễn Công Hoan) - Các từ lạ, thật, quá, ghê, dường nào, biết mấy, biết bao…thường đứng sau VN để tạo câu cảm thán. VD: + Con này gớm thật ! (Nguyên Hồng) + Thế thì tốt quá ! (Nam Cao) + Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao ! (Nguyễn Du) b. Chức năng chính: Biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói. VD: Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…(Nam Cao) IV. Câu trần thuật. 1. Khái niệm: Là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày… VD: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. 2. Đặc điểm và chức năng. a. Đặc điểm: Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (không có từ nghi vấn, cầu khiến, từ ngữ cảm thán); thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c, cảm xúc…nó có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc chấm than. VD: - Con đi đây. (câu trần thuật) - Con đi đi ! (câu cầu khiến) - Con đi à ? (câu nghi vấn ) - Ôi, con đi ! (câu cảm thán) b. Chức năng. - Trình bày: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. - Tả: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bạt màu hồng của 2 gò má. - Kể: Mẹ tôi thức theo. - Biểu lộ t/c, cảm xúc: Cậu này khá ! Bài tập: 1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ? a. Lan ơi ! Về mà đi học ! b. Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu) -> a. Đây là 2 câu, câu sau có ý nhấn mạnh nên đặt dấu chấm than. Câu đầu (Lan ơi !) có hình thức cảm thán, nhưng không phải là câu cảm thán, vì mục đích là gọi đáp. b. Đây là câu cảm thán, nhằm biểu thị cảm xúc. 2. Chỉ ra sự khác nhau ở 2 câu sau: a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! => Biết bao: từ chỉ số lượng. b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! => Biết bao: từ chỉ sự cảm thán -> Câu cảm thán. * Bài tập : . Bài 1 : Câu nghi vấn . a. Hồn ở đâu bây giờ? -> Dùng để bộc lộ thái độ bộc lộ tình cảm hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? ->. Dùng với hàm ý đe dọa c. Có biết không?...lính đâu? Sao bay dám để cho nó xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? -> hàm ý đe dọa d. Một người hàng ngày chỉ lo lắng vì mình… há chẳng phải…của văn chương. - >. Dùng để khẳng định. e. Con gái tôi vẽ đấy ư? ->e. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên. Bài 2: a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn ư? ->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc thái độ ngạc nhiên. b. Trợ từ than ôi và các câu còn lại đều là câu nghi vấn. ->Tác dụng : Phủ định cảm xúc nuối tiếc. cSao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc,thể hiện sự phủ định. d. Ôi nếu thế thì đâu là quả bóng bay.->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự phủ định. . Bài 3 a- Sao cụ lo xa quá thế? b - Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền để lại? c- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? -> Nó thể hiện trên văn bản bản bằng dấu chấm hỏi và bằng các từ nghi vấn ( Sao gì)-> Cả 3 đều mang ý nghĩa phủ định. Bài 2 :* Câu cầu khiến . 1. Bài tập: - Thôi đừng …->khuyên bảo, động viên : - Cứ về đi…-> Yêu cầu nhắc nhở. - Đi thôi con-> Yêu cầu -> Các từ cầu khiến. a. Thông tin sự kiện , trả lời câu hỏi b. yêu cầu đề nghị ra lệnh. -> Chức năng: Ra lệnh , yêu cầu đề nghị hay khuyên bảo. - Dấu câu: Dấu chấm than hoặc dấu chấm * Bài tập 1 a. Hãy lấy gạo làm bánh mà tế Tiên Vương - Nhờ từ hãy - Vắng CN Lang liêu người đối thoại b. Ông giáo hút thuốc đi - Nhờ từ đi - chủ ngữ là ông giáo ngôi thứ 2 số ít. c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa…- nhờ từ đừng - chủ ngữ là chúng ta ngôi thứ nhất số nhiều. a. thêm chủ ngữ : ý nghĩa không thay đổi nhưng tính chất nhệ nhàng hơn b. Bớt CN ý nghĩa không đổi nhưng yêu cầu mang tính chất ralệnh kém lịch sự hơn. c. Thay đổi CN : (Các anh) ý nghĩa bị thay đổi chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe, các anh chỉ có người nghe. *Bài tập 2: a. Thôi….đi ->Từ cầu khiến: đi - Vắng CN b. Các em đừng khóc. -> Từ cầu khiến - CN ngôi thứ 2 số nhiều c. Đưa tay cho tôimau! cầm lấy tay tôi này ! -> Ngữ điệu cầu khiến: Vắng CN Tình huống cấp bách đòi hỏi nhanh ngắn gọn - Vắng CN *Bài tập 3: a.Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. b.Thầy em hãy cố ngồi dậy.. -Giống:Câu cầu khiến vcó từ cầu khiến Hãy -Khác: a.Vắng Cn có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến mang tính chất ra lệnh b. có CN ý nghĩa động viên khích lệ. Bài 3:* Câu cảm thán . -.Hỡi ơi lão Hạc! -. Than ôi! - Anh đến muộn quá - Trời ơi! anh đến muộn quá. - Buổi chiều thơ mộng – Buổi chiều thơ mộng biết bao.! *Bài 4 : câu phủ định.. Là câu có những từ ngữ phủ định như: ( Không , chẳng , chả ) . Dùng để xác nhận , thông báo không có sự vật , sự việc , tính chất , quan hệ nào đó . Hoặc phản bác ý kiến , một nhận định . . * Đặt câu : - Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn … - đâu có! - Nam không đi Huế . II- CÂU XÉT VỀ CẤU TẠO: CÂU PHỦ ĐỊNH 1- Đặc điểm hình thức: - là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có) … 2- Chức năng: - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó, (câu phủ định miêu tả). - Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). 3- Phân loại: câu phủ định miêu tả, câu phủ định bác bỏ. * Hành động nói ? Thế nào là hành động nói ? * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định. * Những kiểu hành động nói thường gặp là : - Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? ) - Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa ) - Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé ) - Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) - Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ) * Cách thực hiện hành động nói: - Cách dùng trực tiếp: thực hiện hành động nói bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó. - Cách dùng gián tiếp: thực hiện hành động nói bằng kiểu câu khác (có chức năng chính không phù hợp với hành động đó). * HỘI THOẠI: 1- Vai xã hội trong hội thoại: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội : - Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội). - Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). - Vì quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp. 2- Lượt lời trong hội thoại: - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. ********************************** CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ; TRƯỜNG TỪ VỰNG;TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức về :cấp độ khái quát nghĩa của từ;.trường từ vựng.;từ tượng thanh, từ tượng hình. B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. ôn tập Hoạt động của thầy và trũ Nội dung ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? ? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào? ? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - nghĩ, nhỡn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trụng, thấy, tỳm, nắm, hỳc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi, suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,... ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? VD? ? Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các VD sau? 1. Bài tập 1: - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. * Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : lương thực, thực vật,... * Hoa: -Có nghĩa rộng đối với các từ :hoa hồng, hoa lan,... -Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối,.. * Bà: - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,... 2. Bài tập 2: - TTV là tập hợp những từ cú ớt nhất một nột chung về nghĩa. * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhỡn, trụng, thấy, ngú, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... +Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... 3. Bài tập 3 *Từ tượng hình gợi tả h/a dỏng vẻ hoạt động trạng thái của con người *Từ tượng thanh gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người *Công dụng: gợi được h/a âm thanh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao. - Các từ tượng hình tượng thanh là : soàn soạt, ha hả, ha ha, hô hố, hơ hớ, bịch, bốp - Các từ tượng hình: Lũ dũ, khật khưỡng,ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu. rón rén, lẻo khẻ, chỏng qoèo. VD: a) Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà b) Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời c) Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi d) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy .Củng cố: GV khắc sâu kiến thức ôn tập. ************************************ Chuyên đề 2 : Văn học MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HAY LỚP 8 NAM CAO VÀ TÁC PHẨM LÃO HẠC A. Cuộc đời, con người Nam Cao 1. Cuộc đời Ông xuất thân trong gia đình trung nông . Ông là người con trai cả trong gia đình đông anh em, ông là người duy nhất được học hành chu đáo. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn kiếm sống 3 năm. chuyến đi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáng tác của nhà văn . Vì ốm đau, ông trở về quê dạy học , rồi sống vất vưởng bằng nghề viết văn. Cuộc đời của một giáo khổ trường tư, của một nhà văn nghèo đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách viết văn của Nam cao. Sau cách mạng, Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Năm 1951, trên đường đi công tác, nhà văn đã hi sinh. 2. Con người Nam Cao Hiền lành, ít nói, lạnh lùng. Là nhà văn luôn gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nghèo khổ. Mỗi trang viết của nhà văn là trang viết đày cảm động về con người quê hương. 3. Quan điểm sáng tác: 4. Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao. Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết lý . Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao Lão Hạc – một nông dân vợ chết sớm có một người con trai. Lão không lấy vợ nữa ở vậy nuôi con. D Đến khi con trưởng thành yêu một đứa con gái nhà giàu, vì nhà gái thách cưới nặng quá nên lão khuyên con “không lấy đám này thì lấy đám khác”. Con trai lão phẫn chí bỏ làng đi làm đồn điền cao su. Trước khi đi, người con trai biếu lão 3 đồng, mua cho bố một con chó vàng để lão nuôi. Lão quý con chó như bà hiếm muộn quý đứa con cầu tự và đặt tên nó là “cậu vàng”. Lão nuôi con chó với niềm hi vọng khi con trai lão trở về lão mổ chó để làm đám cưới cho con. Không may lão bị ốm 2 tháng 18 ngày, lão phải tiêu vào gần hết số tiền dành dụm cho con. Lão tính toán không thể nuôi được con chó nữa nên đành bán. Bán chó xong lão sang hàng xóm kể với ông giáo, lão bòn vườn tự chế thức ăn cho mình. Đến lúc không thể ăn vèn vào số tiền để dành dụm cho con lão sang nhà ông giáo nhờ ông cầm số tiền giữ đất, giữ nhà và nhờ ông giáo nói với hàng xóm nếu lão chết thì làm ma giúp lão. Lão đến nhà Binh Tư xin bả chó về nhà ăn. Cái chết đến với lão quằn quại và đau đớn. Cả làng không hiểu chỉ duy nhất có ông giáo và Binh Tư biết vì sao lão Hạc lại chết. Những phẩm chất của nhân vật Lão Hạc Lão Hạc là người cần cù, chăm chỉ. Lão cũng như bao người nông dân khác sinh ra và lớn lên sau lũy tre làng. Cuộc đời gắn liền với ruộng lúa mảnh vườn, suốt đời đầu tắt mặt tối. Mặc dù già rồi nhưng lão vẫn tự kiếm sống bằng sức lao động của mình. Lão còn dùng sức lao động ấy để chắt chiu dành dụm tiền cho con. Lão Hạc là người giàu tình yêu thương. Lão thương con nên từ khi vợ mất, lão một mình ở vậy trong cảnh gà trống nuôi con. Lão nuôi con khôn lớn trưởng thành, mong mỏi mai này khi con lớn sẽ là nơi nương tựa lúc tuổi già. Khi con đến tuổi trưởng thành có yêu một cô gái con nhà giàu, không có tiền để cưới, con lão thất tình. Lão lại là chỗ dựa tinh thần cho con. Lão đã khuyên con “làng này thiếu gì con gái, không lấy đám này thì lấy đám khác”. Khi con lão phẫn chí bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão đã khóc. Lão ở nhà một mình nuôi con chó vàng. Lão hi vọng khi con trai lão trở về thì lão thịt chó để làm đám cưới. Vì vậy khi lão bán con chó thì nước mắt lão ầng ậng vì niềm hi vọng về đứa con ngày càng mai một. Khi ốm dậy mặc dù vẫn yếu nhưng lão vẫn tằn tiện chắt bóp để dành dụm cho con. Cuối cùng vì sợ ăn vèn vào số tiền để dành cho con, lão đã gửi số tiền ấy nhờ ông lão giữ hộ cho con trai mình rồi tự lão kết thúc cuộc đời một cách đau đớn nhất. Lão quý con chó như một bà hiếm muộn quý đứa con cầu tự, lão cho con chó vàng ăn bằng bát như nhà giàu, lão gọi nó là cậu vàng và quý nó như một đứa cháu nội. Khi mất mùa lão kêu không còn đủ điều kiện để nuôi và đành phải bán. Bán chó xong lão sang nhà ông giáo kể rồi khóc. Lão là người có lòng tự trọng cao. Mặc dù nghèo nhưng lão từ chối sự giúp đỡ của người khác một cách hách dịch. Mặc dù nghèo nhưng lão không làm bậy như Binh Tư mà lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục. *Đánh giá về Lão Hạc: Lão Hạc là hình ảnh tượng trưng cho biết bao người nông dân cùng thời. Cuộc sống dù vất vả gian nan khổ cực bởi sưu cao thuế nặng và cổ tục nhưng lão Hạc vẫn ngời lên bao phẩm chất đáng trân trọng và đáng kính. Những phẩm chất cao quý ấy đến hôm nay vẫn thấy ở người nông dân Việt Nam. Một số điều cần lưu ý khác: - Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: + Lão Hạc chết một cách đau thương, quần quại, một cái chết đầy thương tâm. Cái chết ấy đã tố cáo tội ác của xã hội đương thời, cổ tục đã chia lìa cha con lão, đã đẩy lão vào cái chết bi thảm, đã cắt đi con đường sống của lão. - Kết cấu câu chuyện theo kiểu từ giữa đi ra(có nhiều cách kết cấu câu chuyện) + Kết cấu thời gian có nghĩa là câu chuyện được kể theo thứ tự thời gian, cái có trước kể trước, cái có sau kể sau. + Kết cấu từ giữa đi ra có nghĩa là câu chuyện được kể từ đoạn hấp dẫn nhất, sau đó người kể lại hồi tưởng lại những đoạn trước đó rồi kể tiếp phần diễn biến của câu chuyện. + Kết cấu đầu cuối tương ứng có nghĩa là người kể kể phần cuối của câu chuyện trước sau đó hồi tưởng lại các sự việc tiếp theo. Câu hỏi luyện tập: Câu 1: Nêu các sự việc chính của chuyện ngắn Lão Hạc theo thứ tự kể của tác giả? Câu 2: Phát biểu suy nghĩ của mình về cái chết của Lão Hạc? Phẩm chất của lão Hạc(3 nét chính): 1. Cần cù, chịu thương chịu khó. 2. Giàu tình thương. a. Thương con + Vợ chết không lấy vợ khác. + Lão ở vậy nuôi con khôn lớn. + Lão ở bên động viên con khi con thất tình. + Lão khóc khi con trai đi làm đồn điền. + Lão hi vọng và mong con sớm trở về. + Lão sống tằn tiện để dành dụm tiền cho con. + Lão chết để cho con được sống. b. Quý chó + Cho chó ăn bằng bát như nhà giàu. + Gọi chó là cậu, coi chó như cháu nội. + Quý con chó như bà hiếm quý đứa con cầu tự. + Khi phải bán chó đi lão khóc và rất buồn. 3. Giàu lòng tự trọng. + Lão nghèo nhưng đã từ chối mọi sự giúp đỡ của những người khác một cách hách dịch.( trọng danh dự). + Lão nghèo nhưng làm việc xấu như Binh Tư(thà chết trong còn hơn sống đục). + Trước khi chết lão nhờ ông giáo cầm tiền nhờ dân làng lo ma giúp. B. Luyện tập: Đề số 1: Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng? Hướng dẫn: I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng? 1. Lão Hạc a. Nỗi khổ về vật chất Cả đời thắt lưng buộc bụnglão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dung cảm nhìn thẳng vào nôic khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh. b. Nỗi khổ về tinh thần. Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì chưa làm tròn bổn phận của người cha . Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc . Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng. Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó . Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão ph

File đính kèm:

  • docGiao an on He Van 8 len 9.doc
Giáo án liên quan