Giáo án Phương tiện giao thông - Bò bằng bàn tay, cẳng chân trong đường dích dắc

I. Mục đích - Yêu cầu:

 - Trẻ biết kĩ thuật bò bằng bàn tay, cẳng chân trong đường dích dắc (Trẻ chồng hai bàn tay, hai cẳng chân xuống sàn. Khi bò vòng qua các điểm dích dắc phải chú ý để không bị chệch ra ngoài. Trẻ bắt đầu bò từ điểm xuất phát bò hết đường rồi đứng lên đi về chỗ)

- Trẻ phối hợp giữa tay, chân và mắt để thực hiện bò bằng bàn tay, cẳng chân trong đường dích dắc

 - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, tự tin và biết tuân theo luật giao thông

II. Chuẩn bị:

- Vạch chuẩn, hai vạch kẻ

- Lớp sạch sẽ, rộng rãi

- Bóng, rổ

 III. Cách tiến hành

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phương tiện giao thông - Bò bằng bàn tay, cẳng chân trong đường dích dắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Nhắc trẻ chào tạm biệt cha mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định Trò chuyện - Đón trẻ vào lớp, gợi cho trẻ chú ý vào sự thay đổi của lớp, về mảng tranh chủ điểm. - Trò chuyện về tên chủ đề lớn, chủ đề nhánh, về nội dung của chủ đề khám phá trong tuần. Thể dục sáng Tập với bài: “ Đồng hồ báo thức”, “Em đi chơi thuyền” Hoạt động ngoài trời Chơi đồ chơi trên sân trường Xếp hình máy bay, thuyền bằng hạt me Xếp thuyền, máy bay bằng que Trò chơi dân gian Xếp hình bằng que về phương tiện giao thông đường thủy, hàng không Hoạt động học LVPTTC: Bò bằng bàn tay – cẳng chân trong đường dích dắc LVPTTM Tạo hình: Vẽ thuyền trên sông LVPTNN: Cô dạy con LVPTTC & KNXH: Em đi chơi thuyền LVPTNT So sánh số lượng trong phạm vi 5 Hoạt động góc Thiên nhiên: Làm thuyền Tạo hình : Vẽ thuyền, xếp thuyền giấy Âm nhạc: Hát múa các bài về chủ đề Hoạt động chiều Học thể dục nhịp điệu Vẽ thuyền Làm toán LĐVS: Ôn Mặc và cởi quần áo Chơi tự do KẾ HOẠCH TRÒ CHUYỆN THỂ DỤC SÁNG TUẦN 2 Nội dung Yêu cầu Chuân bị Cách tiến hành Nhận xét ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - Xem tranh về các phương tiện giao thông và một số biển báo giao thông - Hiểu ý nghĩa của các biển báo và luật đi đướng - Trẻ chú ý quan sát tranh - Trả lời được những câu hỏi của cô. - Biết được các biển báo quen thuộc Một số tranh ảnh về các loại biển báo, tín hiệu đèn - Cho trẻ xem tranh - Đố các con đây là hình gì? - Bạn nào hãy cho cô biết về ý nghĩa của từng hình? - Vậy khi đi đường các con phải làm sao? (tuân theo luật giao thông) THỂ DỤC SÁNG Trẻ tập các động tác đúng theo sự hướng dẫn của cô - Trẻ tập đúng động tác nhịp nhàng theo nhịp bài hát - GD: trẻ phải tập luyện thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh. - Nhạc, sân bãi rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ. Hoạt động 1: Khởi động với bài “Đồng hồ báo thức”. Hoạt động 2: Trọng động tập với bài hát: “Chim bồ câu trắng” Với các động tác: + Động tác tay: tay đưa ra trước mặt, lên cao, ra trước mặt. + Động tác chân: khụy gối + Động tác bụng tay đưa lên cao, nghiêng người sang trái, sang phải +Động tác bật : bật tách khép chân Hoạt động 3: Hồi tỉnh cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ … , ngày … tháng … năm …. LVPTTC I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết kĩ thuật bò bằng bàn tay, cẳng chân trong đường dích dắc (Trẻ chồng hai bàn tay, hai cẳng chân xuống sàn. Khi bò vòng qua các điểm dích dắc phải chú ý để không bị chệch ra ngoài. Trẻ bắt đầu bò từ điểm xuất phát bò hết đường rồi đứng lên đi về chỗ) - Trẻ phối hợp giữa tay, chân và mắt để thực hiện bò bằng bàn tay, cẳng chân trong đường dích dắc - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, tự tin và biết tuân theo luật giao thông II. Chuẩn bị: - Vạch chuẩn, hai vạch kẻ - Lớp sạch sẽ, rộng rãi - Bóng, rổ III. Cách tiến hành: 1. Hoạt động 1: Nào ta cùng đi - Hôm nay cô sẽ dẫn các con đi công viên nước để đi chơi thuyền, các con có thích không? - Nhưng đi đến đó rất xa, bây giờ chúng ta sẽ đi bằng xe nha các con nhưng khi đi các phải làm sao nè? ( không thò đầu, thò tay ra ngoài, không đùa giỡn trên xe) Giáo dục trẻ có một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường. Biết giữ gìn an toàn cho bản thân Cho trẻ đi các kiểu chân với bài “Em tập lái ô tô” 2. Hoạt động 2: Bé cùng tập luyện - Đã đến công viên nước rồi, bây giờ chúng ta sẽ cùng khởi động để chút chúng ta đạp thuyền cho thật nhanh nha. BTPTC: Cho trẻ tập với bài “Em đi chơi thuyền” - Tay: Đưa 2 tay ra phía trước và vỗ vào nhau ( 2 lần/ 4 nhịp) - Lưng,bụng: quay người sang bên (4 lần/ 4 nhịp) - Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối ( 2 lần/ 4 nhịp) - Bật: bật tách khép chân (2 lần/ 4 nhịp) - Trước khi đi xuống chơi thì chúng ta phải đi qua một đường , bây giờ chúng ta sẽ thi xem ai xuống nhanh hơn nha. Nhưng chúng ta sẽ thi bằng hình thức bò bằng bàn tay, cẳng chân VĐCB: + Cô làm mẫu 1 lần + Cô vừa làm mẫu 2 vừa phân tích . Phân tích : Trẻ chồng hai bàn tay, hai cẳng chân xuống sàn. Khi bò vòng qua các điểm dích dắc phải chú ý để không bị chệch ra ngoài. Trẻ bắt đầu bò từ điểm xuất phát bò hết đường rồi đứng lên đi về chỗ. Cho ba đến bốn trẻ lên thực hiện. * Trẻ thực hiện Cho lần lượt trẻ lên thực hiện, cứ một lần là 1 cháu. Khi cháu thực hiện cô động viên và sửa sai cho cháu. Lần sau cho trẻ thực hiện thi đua giữa 2 nhóm bạn trai và bạn gái Cuối cùng, mời 4-5 cháu khá lên thực hiện lại . Cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn 3. Hoạt động 3 : Bé nào giỏi hơn Trò chơi: Ném bóng vào rổ Cách chơi: Cô cần lớp chia ra 2 đội. Khi cô ra hiệu lệnh ném, thì các bạn phải ném quả bóng vào rổ. Luật chơi: Đội nào ném nhiều bóng vào rổ nhất sẽ thắng 4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh: - Các bạn thấy ở công viên nước có thoải mái không? Bây giờ mình sẽ cùng hít thở không khí trong lành ở đây nha. Cô cho cháu đi vòng tròn vẫy tay nhẹ nhàng kết hợp hít thở Thứ …, ngày … tháng … năm … LVPTTM Tạo hình: VẼ THUYỀN Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ các loại hoa và tô màu phù hợp. - Luyện kỹ năng sử dụng bút tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn an toàn cho bản thân khi đi tham gia các loại phương tiện giao thông. Chuẩn bị: - Tranh mẫu vẽ thuyền - Giấy, màu, bàn, ghế Cách tiến hành: Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô - Cho trẻ hát “Em đi chơi thuyền” - Bài hát nói về điều gì? (các bạn đi chơi thuyền ở thảo cầm viên rất vui) - Khi ngồi thuyền thì phải như thế nào? (phải đi với người lớn, không được đùa giỡn) - Các con có thích thuyền không? - Cô cũng có vẽ bức tranh , các con xem tranh vẽ gì nha ? - Tranh vẽ gì vậy các bạn? ( thuyền bườm) - Có bao nhiêu chiếc? ( 3 chiếc) - Thuyền chạy ở đâu? Các bạn có muốn vẽ những chiếc thuyền thật đẹp không? Hoạt động 2: Bé cùng làm họa sĩ Cô hướng dẫn trẻ vẽ Cô cần 2 nét ngang Cô cần 1 nét xiên bên trái, 1 nét xiên bên phải Cô cần 2 hình tam giác Cô vừa vẽ, vừa hướng dẫn trẻ vẽ vào trong giấy Quan sát, gợi ý sửa sai cho trẻ Khi trẻ vẽ xong cô hướng dẫn trẻ tô màu Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày - Nhận xét: - Con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? - Cô nhận xét * Kết thúc Bây giờ cô và các con cùng đi choi thuyền nha Thứ …, ngày … tháng … năm …. LVPTTC & KNXH Dạy hát: EM ĐI CHƠI THUYẾN Nghe hát: Anh phi công ơi Trò chơi: Nghe hát nhảy vào vòng Muc đích – yêu cầu: - Cháu biết thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát (các bạn đi chơi thuyền ở thảo cầm viên rất vui và bé luôn mong muốn được đi đến đó lần sau) - Cháu hát đúng nhịp, đúng giọng và minh họa theo bài hát - Trẻ thích thú khi hát cùng bạn bè, khi đi tàu thuyền không nghịch nước, không đùa giỡn. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “ Anh phi công ơi” - Đàn - Vòng Cách tiến hành: * Bé chơi trò chơi Cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh” Cô xướng âm, trẻ đoán tên bài hát - Các con có biết đó là bài gì không? (Em đi chơi thuyền ) Cô giới thiệu bài hát “Em đi chơi thuyền” của tác giả Trần Kiết tường 2. Hoạt động 2: Bé cùng học hát Cô hát lần 1 Tóm nội dung bài hát: Bài hát nói về các bạn đi chơi thuyền ở thảo cầm viên rất vui và bé luôn mong muốn được đi đến đó lần sau. * Giáo dục: khi đi tàu thuyền không nghịch nước, không đùa giỡn. Cô hát lần 2 cùng với nhạc Hoạt động 3: Bé trổ tài - Các con thấy bài hát hay không? Bây giờ cô mời cả lớp cùng hát lại bài hát thật vui với cô nha. Mời cả lớp cùng hát, lần lượt mời nhóm, tổ, cá nhân hát Trong quá trình dạy trẻ hát cô quan sát sửa sai cho trẻ, nhắc nhở trẻ hát rõ lời, đúng nhịp bài hát. Thể hiện tình cảm vui tươi khi hát. 4. Hoạt động 4: Phần thưởng cho bé - Các con hát rất hay, bây giờ để bài hát được hay hơn nữa thì cô có chuẩn bị rất nhiều nhạc cụ cho các con. Cô cho từng tổ lấy nhạc cụ và từng tổ đứng lên hát – gõ với nhạc cụ Bạn nào có thể nói cho cả lớp mình nghe chúng ta vừa hát bài hát có tên là gì? Của tác giả nào? 5. Hoạt động 3: Bé hãy lắng nghe Các con rất là giỏi , cô cũng có 1 bài hát nói về một loại phương tiện giao thông, các con cùng lắng nghe xem bài hát nói về phương tiện giao thông gì nha? Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - Các con có biết bài hát có tên là gì không? (Anh phi công ơi) Cô hát lại lần 2 cùng với nhạc, cháu vận động cùng cô * Kết thúc: Bây giờ mình sẽ cùng làm những chú phi công lái máy bay, bay ra ngoài sân chơi nha. Thứ …, ngày … tháng … năm …. LVPTNT SO SÁNH SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 5 Mục đích – yêu cầu: - Cháu nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 5 - Cháu so sánh, thêm – bớt, tách – gộp trong phạm vi 5 - Phát triển khả năng tư duy cho cháu II. Chuẩn bị: - 180 chiếc thuyền cho trẻ - 5 chiếc thuyền, 5 chiếc máy bay cho cô - Tranh về thuyền chạy trên biển III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô - Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền” - Trong bài hát nói về gì? (các bạn nhỏ đi chơi thuyền) - Các bạn nhìn xem cô có gì nha? ( tranh về thuyền trên biển) - Vậy tất cả là? Tương ứng với số mấy? (5) - Bạn nào hãy lên lấy số 5 đặt cạnh bức tranh giúp cô nè? 2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức - Cô còn có gì đây? (máy bay) - Có mấy chiếc ? ( 4 chiếc) - Để số máy bay bằng với số thuyền thì phải làm sau? (thêm 1) Cho trẻ lặp lại “ 4 thêm 1 được 5” - Bây giờ 2 chiếc máy bay đã bay đi chơi rồi? Các con đếm xem chúng ta còn bao nhiêu máy bay? ( 3) “ 5 bớt 2 còn 3” - Vây 3 chiếc máy bay thêm mấy để được 5 chiếc máy bay? (2) - Các bạn rất giỏi, vậy các con có biết số 5 có mấy cách tách ra không? - Các con nhìn xem phía bên tay phải của cô có mấy chiếc thuyền? (2) - Còn phía bên tay trái ? (3) “ 5 tách 2 được 3”, “2 gộp 3 được 5” Bây giờ chúng ta cùng tách thử xem số 5 còn bao nhiêu cách để tách – gộp nữa nha 3. Hoạt động 3: Luyện tập - Cô cũng có chuẩn bị rất nhiều chiếc thuyền xin xắn cho các con, bây giờ các con hãy về chỗ lấy thuyền của mình nha. - Cô cho trẻ lấy ra 3 chiếc thuyền - Đề có được 5 chiếc thuyền các con phải làm sau? (đặt thêm 2 chiếc nữa) Cho trẻ đặt số tương ứng “3 thêm 2 được 5” Cho trẻ tách gộp “ 4-1” , “3 – 2” 4. Hoạt động 4: Trò chơi - Cho cháu chơi trò chơi + “ Thi xem ai nhanh” Cho trẻ nối giữa nhóm phương tiện giao thông sau cho có tất cả được 5 (VD: 4 máy bay thì nối với 1 máy bay để được 5 máy bay) + “Ai giỏi hơn” Cháu dán thêm vào ( bớt ra) để có nhóm có số lượng là 5 Thứ …, ngày … tháng … năm … LVPTTM VẼ MÁY BAY Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ các loại hoa và tô màu phù hợp. - Luyện kỹ năng sử dụng bút tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn an toàn cho bản thân khi đi tham gia các loại phương tiện giao thông. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu vẽ thuyền - Giấy, màu, bàn, ghế III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô - Cho trẻ nghe hát “Anh phi công ơi” - Bài hát nói về điều gì? (anh phi công đang bay trên bầu trời) - Vậy anh phi công lái gì nè? (máy bay) - Máy bay, bay ở đâu? Nó thuộc loại phương tiện giao thông nào? (giao thông đường hàng không) - Cô cũng có vẽ bức tranh , các con xem tranh vẽ gì nha ? - Tranh vẽ gì vậy các bạn? ( máy bay) - Có bao nhiêu chiếc? ( 3 chiếc) Các bạn có muốn vẽ những chiếc máy bay này không? Hoạt động 2: Bé cùng làm họa sĩ Cô hướng dẫn trẻ vẽ Cô vừa vẽ, vừa hướng dẫn trẻ vẽ vào trong giấy Quan sát, gợi ý sửa sai cho trẻ Khi trẻ vẽ xong cô hướng dẫn trẻ tô màu Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm Cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày - Nhận xét: - Con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? - Cô nhận xét * Kết thúc

File đính kèm:

  • docphuong tien giao thong duong thuy hang khong.doc