Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
Trình bày cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
Vai trò của bơm Na-K.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 28.1, 28.2, 28.3 và bảng 28 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 28: Điện thế nghỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: Tuần:
Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
Trình bày cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
Vai trò của bơm Na-K.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 28.1, 28.2, 28.3 và bảng 28 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, trực quan, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3 SGK/113
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Trong tế bào sống có điện không ? (có). Nghĩa là cơ thế có điện. Vậy điện của tế bào có giống với điện thông thường hay không ? Ta vào…
Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
- Điện thế nghỉ là gì ?
- Làm thế nào đề đo được điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống ?
+ Ngưới ta dùng dụng cụ gì ?
+ Cách đặc điện kế như thế nào ?
→ Tiến hành quan sát trên đồng hồ điện kế thì thấy đồng hồ có di chuyển. Từ đó kết luận rằng trong TBTK có điện. Điện thế ?
- Người ta đo được điện thế nghỉ khi nào ?
- Trị số điện thế nghỉ đo được như thế nào ?
- Vậy điện thế nghỉ là gì ?
- Do đâu mà tế bào có điện thế nghỉ ?
+ Ở bên trong, màng tế bào loại ion dương nào có nồng độ cao hơn ?
+ Và loại ion đó có nồng độ như thế nào so với bên ngoài ?
+ Ở bên ngoài, màng tế bào loại ion dương nào có nồng độ cao hơn ?
+ Và loại ion đó có nồng độ như thế nào so với bên trong ?
+ Loại ion nào đi qua màng tế bào ?
- Tại vì sao màng chỉ cho ion K+ đi qua mà không cho ion Na+ đi qua ?
- Và ion K+ đi qua màng theo cơ chế nào ?
- Tại sao ion K+ sau khi đi qua màng thì chỉ nằm sát mặt ngoài của màng tế bào mà không khuếch tán ra xa được ?
→ Các em thấy cứ khuếch tán như vậy thì đến một lúc nào đó thì phía bên ngoài màng tế bào nồng độ ion K+ sẽ cao hơn bên trong.
- Vậy làm thế nào để đưa ion K+ trở vào lại bên trong màng tế bào ?
(Như vậy để có được điện thế nghỉ trong tế bào thì phải thoả mãn các cơ chế trên)
- Bơm Na-K có vai trò gì ?
- Bơm Na-K hoạt được cần phải có điều kiện gì ?
* HS quan sát H28.1 SGK và mô tả lại quá trình tiến hành đo điện thế nghỉ.
- Dùng điện đế.
- Một cực để sát mắt ngoài màng tế bào, còn điện cực kia cắm vào trong màng.
- Phía trong màng tế bào màng điện âm, ngoài mang điện dương.
- Chỉ đo được điện thế nghỉ khi TBTK nghỉ ngơi (không bị kích thích).
- Trị số điện thế nghỉ rất bé.
* HS quan sát hình 28.2, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Ion K+ có nồng độ nhiều hơn ion Na+
- Ion K+ ở bên trong có nồng độ nhiều hơn bên ngoài.
- Ion Na+ có nồng độ nhiều hơn ion K+
- Ion Na+ ở bên ngoài có nồng độ nhiều hơn bên trong.
- Ion K+ đi qua màng tế bào.
- Do màng có tính thấm chọn lọc.
- Theo cơ chế khuếch tán ion từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Do bên trong màng tế bào tích điện âm mà ion K+ mang điện dương nên hút nhau, làm cho ion K+ không thể khuếch tán ra xa được.
- Nhờ bơm Na-K.
* HS quan sát hình 28.3, đọc nội dung sách, thảo luận và trả lời:
I. Khái niệm điện thế nghỉ
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích, phía trong mang điện âm so với phía ngoài mang điện dương.
II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ :
- Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi (không bị kích thích).
- Cơ chế:
+ Do sự phân bố các ion ở hai bên màng tế bào, sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
+ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion (cổng ion mở hay đóng).
+ Bơm Na-K.
III. Vai trò bơm Na-K :
- Bơm Na-K có nhiệm vụ chuyển ion K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào, làm cho nồng độ ion K+ ở bên trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào. Vì vậy duy trì được điện thế nghỉ.
* Chú ý :
- Hoạt động của bơm Na-K tiêu tốn năng lượng.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 28.doc