Giáo án Sinh học 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

BÀI 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật.

- Mô tả được cấu tạo của một hoa lưỡng tính điển hình.

- Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

- Giải thích được thế nào là sự thụ tinh kép.

- Nêu được ưu điểm của sinh sản hữu tính với sự phát triển của thực vật

II. Phương tiện dạy học

1. Mẫu vật. Hoa lưỡng tính (hoa bưởi, hoa ly, .), hoa đơn tính (hoa mướp, hoa bí,.)

2. Hình 42.1, 42.2 SGK và các tư liệu có liên quan.

3. Máy tính, máy chiếu,.

III. Tiến trình dạy và học

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Tiến trình bài mới

Thực vật có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính. Qua bài 41 các em đã phần nào biết được sinh sản vô tính là gì. Vậy còn sinh sản hữu tính là gì? nó có những điểm gì giống và khác so với sinh sản vô tính? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 18921 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật. Mô tả được cấu tạo của một hoa lưỡng tính điển hình. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Giải thích được thế nào là sự thụ tinh kép. Nêu được ưu điểm của sinh sản hữu tính với sự phát triển của thực vật Phương tiện dạy học Mẫu vật. Hoa lưỡng tính (hoa bưởi, hoa ly, ...), hoa đơn tính (hoa mướp, hoa bí,..) Hình 42.1, 42.2 SGK và các tư liệu có liên quan. Máy tính, máy chiếu,... Tiến trình dạy và học Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Tiến trình bài mới Thực vật có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính. Qua bài 41 các em đã phần nào biết được sinh sản vô tính là gì. Vậy còn sinh sản hữu tính là gì? nó có những điểm gì giống và khác so với sinh sản vô tính? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. Hoạt động của thầy và trò (phương pháp) Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính là gì. GV: FHoa cái ở ngô nếu không được thụ phấn sẽ không có hạt FGà mái đẻ trứng mà không được con trống thụ tinh trứng sẽ không nở thành con. GV: Trong 2 trường hợp trên để sinh sản diễn ra bình thường, cần phải có các yếu tố gì? F Cần có yếu tố đực, cái " sinh sản hữu tính GV: VẬY SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ? HS: Trả lời GV: Từ khái niệm hãy tìm những nét đặc trưng cơ bản của sinh sản hữu tính? HS: Trả lời Khái niệm Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử và hợp tử phát triển thành cây mới + Những đặc trưng của sinh sản hữu tính: Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử Họat động 2: Tìm hiểu quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi GV: Các em hãy cho thầy biết: Thực vật nào có hoa? Cơ quan sinh sản của chúng là gì? HS: Trả lời GV: Các em hãy quan sát mẫu vật hoa lưỡng tính, đối chiếu với tư liệu ảnh, để xác định vị trí, tên và các bộ phận của hoa. GV: Vậy thì em nào có thể mô tả cấu tạo của hoa? HS: chỉ trên mẫu vật, nêu tên và các bộ phận của hoa. GV: Hoa bưởi là hoa lưỡng tính, còn hoa mướp là hoa đơn tính. Vậy thế nào là hoa đơn tính? GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 42.1, chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu: Nhóm 1 quan sát hình 42.1, trao đổi nhóm và mô tả quá trình hình thành hạt phấn (gồm những bước nào? diễn biến của từng bước như thế nào? kết quả là gì?) Nhóm 2 quan sát hình 42.1, trao đổi nhóm và mô tả quá trình hình thành túi phôi (Gồm những bước nào? diễn biến của từng bước như thế nào? kết quả là gì?) HS: Thảo luận, đại diện của từng nhóm lên trình bày, cả lớp nghe và bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức. Sinh sản hữu tính ở thực vật Cấu tạo hoa Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa. Cấu tạo của hoa gồm: Hoa lưỡng tính + Cuống hoa + Đài hoa + Tràng hoa (cánh hoa) + Nhị (cơ quan sinh sản đực) gồm chỉ nhị và bao phấn. +Nhụy (cơ quan sinh sản cái) gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên một hoa. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Quá trình hình thành hạt phấn giảm phân Hạt phấn hình thành trong bao phấn Nguyên phân 1 lần TB mẹ tiểu bào tử ® 4 tiểu bào tử đơn bội Mỗi tiểu bào tử đơn bội ® Tế bào sinh sản + tế bào ống phấn được bao bọc bởi vách dày chung Þ Hạt phấn. Quá trình hình thành túi phôi Túi phôi được hình thành trong bầu nhụy Giảm phân TB mẹ đại bào tử ® 4 đại bào tử, 3 đại bào tử sẽ tiêu biến, một đại bào tử sống sót sẽ nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo nên túi phôi gồm 8 tế bào gồm: + 3 tế bào đối cực + 2 tế bào cực (nhân trung tâm) + 2 tế bào kèm + 1 tế bào trứng Þ giao tử cái Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa. GV: Các em hãy đọc SGK mục 3a và trả lời câu hỏi sau + Thụ phấn là gì? + Có những hình thức thụ phấn nào? HS: Trả lời. + Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy của hoa cùng loài. + Có 2 hình thức thụ phấn. Tụ thụ và thụ phấn chéo GV: Vậy theo các em hình thức tự thụ phấn và thụ phấn chéo khác nhau ở những điểm nào? HS: Trả lời. GV: Chốt lại kiến thức. GV: Nêu câu hỏi: Sự thụ phấn chéo ở thực vật được thực hiện nhờ các tác nhân nào? HS: Trả lời GV: Vậy hạt phấn ở những hoa thụ phấn nhờ gió có những điểm gì khác biệt so với những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? HS: Trả lời. GV: Sau khi được thụ phấn ở hoa diễn ra quá trình thụ tinh. Tuy nhiên không phải cứ thụ phấn sẽ dẫn tới thụ tinh. Có những trường hợp sau khi thụ phấn không diễn ra quá trình thụ tinh bởi vì nhị và nhụy của chúng không tương hợp. Nếu nhị và nhụy tương hợp quá trình thụ tinh sẽ diên ra. GV: Các em hãy đọc thông tin trong SGK và cho thầy biết. Thụ tinh là gì? Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa có thể chia thành mấy giai đoạn chính? HS: Trả lời GV: Các em hãy đọc SGK, quan sát hình 42.2 và xem đoạn phim, trả lời câu hỏi: + Quá trình nảy mầm của hạt phấn diễn ra như thế nào? + Sau khi 2 giao tử đực được giải phóng vào túi phôi, tại đây diễn ra những hoạt động gì? HS: Trả lời GV: Chốt lại kiến thức và hỏi tiếp + Vì sao nói sự thụ tinh diễn ra trong túi phôi của thực vật Hạt kín là thụ tinh kép? Quá trình thụ phấn và thụ tinh Thụ phấn Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy của hoa cùng loài. Có 2 hình thức thụ phấn. + Tự thụ phấn là quá trình thụ phấn xảy ra giữa nhị và nhụy trên cùng một hoa hoặc giữa các hoa trên cùng một cành + Thụ phấn chéo là quá trình thụ phấn xảy ra giữa các hoa trên các cây khác nhau. Ở thực vật, việc thụ phấn có thể nhờ sâu bọ, gió, nước và con người. + Ở những hoa thụ phấn nhờ gió: hạt phấn thường nhỏ, nhẹ, trơn ® Dễ phát tán khi có gió. + Ở những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hạt phấn thường to, có gai, dễ bám vào sâu bọ. Thụ tinh Thụ tinh là sự hợp nhất giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái để tạo thành hợp tử (2n) từ đó phát triển thành phôi rồi thành cơ thể mới. Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa gồm 2 giai đoạn. + Giai đoạn nảy mầm của hạt phấn: Trong hạt phấn gồm 2 tế bào. Tế bào ống phấn ® tạo thành ống phấn. nguyên phân Tế bào sinh sản ® tạo ra 2 tinh tử, được ống phấn đưa đến túi phôi. + Giai đoạn thụ tinh: Hai tinh tử sau khi vào túi phôi. 1 tinh tử + nhân trung tâm Þ Nội nhũ tinh tử còn lại + tế bào trứng Þ Hợp tử (2n) Vì trong phôi của thực vật Hạt kín đồng thời diễn ra 2 quá trình thụ tinh nên gọi là thụ tinh kép. Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình hình thành hạt và quả. GV: Các em hãy đọc SGK và cho biết: + Hạt do bộ phận nào biến đổi thành? + Phôi, nội nhũ do những bộ phận nào trong túi phôi biến đổi thành? + Có những loại hạt nào? Cho ví dụ. HS: Trả lời GV: + Quả do bộ phận nào hình thành nên? quả và hạt có ý nghĩa gì với thực vật hạt kín? + Sau khi được hình thành quả biến đổi như thế nào? HS: Trả lời Quá trình hình thành hạt và quả. Hình thành hạt Noãn sau khi thụ tinh đã phát triển thành hạt. Phôi do hợp tử nguyên phân hình thành. Tế bào tam bội (3n) nguyên phân hình thành nội nhũ, cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển. Có 2 loại hạt: + Hạt có nội nhũ: Cây 1 lá mầm, ví dụ: Lúa, ngô ... + hạt không có nội nhũ: Cây 2 lá mầm, ví dụ: Vải, bưởi... Hình thành quả Quả do bầu nhụy phát triển thành. Quả có tác dụng như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. Sau khi quả đạt kích thước cực đại ® xảy ra quá trình chuyển hóa mạnh mẽ. Về màu sắc, mùi vị, độ cứng của quả Þ Quả chín. Củng cố. GV: Chiếu một số sơ đồ câm, yêu cầu học sinh điền chú thích So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật? Dặn dò. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK Đọc trước bài 43. Giáo viên hướng dẫn Người soạn Trần Ngọc Hải Đăng

File đính kèm:

  • docBAI 42 SINH SAN HUU TINH O THUC VAT.doc