Giáo án Sinh học 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ

LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Vẽ được điện thế hoạt động và điền được các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị.

 Trình bày được cơ chế điện thế hoạt động.

 Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12209 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: Tuần: Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Vẽ được điện thế hoạt động và điền được các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị. Trình bày được cơ chế điện thế hoạt động. Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin. 2. Kỹ năng Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức. Phương tiện dạy học: Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Hình 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, thảo luận, vấn đáp, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: 1 SGK/116 Giảng bài mới: Dẫn nhập: Khi tay chạm vào lửa ® tay rút lại. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng này ? (lửa kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm ở tay, xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh, phát xung thần kinh li tâm đến cơ tay ® tay rút lại.) Như vậy khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động. Vậy điện thế hoạt động là gì ? Cơ chế hình thành điện thế hoạt động và cách lan truyền của điện thế hoạt động diễn ra như thế nào ? Ta vào… Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung - Yêu cầu HS quan sát hình 29.1 SGK và cho biết điện thế hoạt động là gì ? + Diễn ra khi nào ? + Quá trình diễn ra như thế nào ? * Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các cụm từ: mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. - Tại sao mỗi giai đoạn lại được đặt tên như vậy ? + Khi nào là gọi giai đoạn phân cực ? Tại sao ? + Khi nào là gọi giai đảo cực ? Tại sao ? + Khi nào là gọi giai tái phân cực ? Tại sao ? (Sau khi xung thần kinh đi qua TBTK thu nhận được một số ion Na+ và mất đi 1 lượng ion K+ gần như tương ứng. Với những kích thích đơn lẻ thì hầu như không ảnh hưởng gì đến nồng độ các bên trong và bên ngoài tế bào, nhưng nếu có một loạt xung thần kinh đi qua thì nồng độ các ion này sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, bơm Na-K có nhiệm vụ duy trì nồng độ các ion thích hợp.) - Sau khi xung thần kinh xuất hiện, nó sẽ lan truyền như thế nào ? - Quá trình lan truyền xung thần kinh diễn ra như thế nào ? - Khi tế bào bị kích thích - Gồm 3 giai đoạn. * HS thảo luận và trả lời: * HS đọc nội dung, quan sát hình 29.2, thảo luận và trả lời: - Khi Na+ đi qua màng vào trong (Na+ đi qua màng TB được là do cổng Na+ mở và do sự chênh lệch nồng độ Na+ ở hai bên màng TB, trong < ngoài.) + Do Na+ tích điện dương đi vào trung hoà điện âm ở mặt trong tế bào. - Na+ không những đi vào trung hoà điện âm ở trong màng TB mà còn vào dư thừa làm cho màng trong của tế bào tích điện dương. - Khi K+ đi qua màng tế bào ra ngoài (do tính thấm đối với K+ tăng, cổng K+ mở). K+ đi ra ngoài màng điện dương ® màng ngoài tích điện dương so với bên trong tích điện âm. * HS đọc nội dung phần II, quan sát hình 29.3, 29.4 SGK, thảo luận và trả lời: (HS hoàn thành phiếu học tập) I. Điện thế hoạt động : 1. Khái niệm điện thế hoạt động : - Khi tế bào bị kích, điện thế nghỉ ® điện thế hoạt động. - Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: + Mất phân cực (khử cực). + Đảo cực. + Tái phân cực. 2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động : - Khi bị kích thích, màng tế bào trở nên tăng tinhd thấm với Na+ (cổng Na+ mở). Na+ từ ngoài vào trong tế bào, gây mất phân cực và đảo cực (bên trong tế bào tích điện dương). - Cổng Na+ chỉ duy trì trong một thời gian ngắn rồi đóng, ® Cổng K+ mở và cho K+ đi từ trong màng ra ngoài dẫn giai đoạn tái phân cực. II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh : - Điện thế hoạt động khi xuất hiện gọi là xung thần kinh hay xung điện. - Xung thần kinh xuất hiện ở nơi tế bào bik kích thichsex lan truyền dọc theo sợi thần kinh. So sánh Lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin Lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin Đặc điểm LT XTK - Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùn khác kề bên. - Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Nguyên nhân - Do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác. - Do bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quảng tạo thành các eo Ranvie. Màng miêlin có tính chất cách điện. Tốc độ - Tốc độ lan truyền xung thành kinh nhỏ (khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn). - Tốc độ lan truyền xung thành kinh nhanh (khoảng 100m/s hoặc lớn hơn). - Cơ chế lan truyền xung thần kinh trên các sợi thần kinh diễn ra như thế nào ? (Nếu gọi tại điểm truyền XTK đầu tiên là A, điểm kế tiếp là B, C,…Tại sao XTK chỉ truyền từ A sang B rồi đến C mà không truyền ngược lại ? (tức C ® B ® A) * HS thảo luận và trả lời: - Tại điểm A, khi bị kích thích cổng Na+ mở, Na+ đi vào màng làm cho mặt trong màng tích điện dương, lúc này mặt trong của điểm B bên cạnh đang tích điện âm. Theo quy luật lan truyền điện (truyền từ dương sang âm). Dòng điện sẽ truyền từ A ® B và làm cho cổng Na+ tại điểm B mở và Na+ đi vào ® tích điện dương, cứ như vậy XTK sẽ được lan truyền từ điểm này sang điểm khác. (do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực). - XTK không truyền ngược trở lại vì: + Theo quy luật truyền điện ở vật lí dòng điện sẽ trưyền từ dương sang âm. + Do tại điểm B đang bị khử cực và đảo cực, hưng tính giảm dần nên dòng điện từ C theo mặt ngoài đến B sẽ không gây ra mất phân cực, đảo cực ở điểm B. Ta nói tại điểm B ở giai đoạn trơ. Dòng điện từ B ® A cũng tương tự. * Cơ chế lan truyền xung thần kinh : 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 29.doc
Giáo án liên quan