Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được định nghĩa tập tính của sinh vật.
Phân biết được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Nêu được cơ sở hình thành của mỗi của tập tính.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 31.1, 31.2 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, phân tích, giải thích tìm tòi bộ phận.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 31: Tập tính của động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: Tuần:
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được định nghĩa tập tính của sinh vật.
Phân biết được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Nêu được cơ sở hình thành của mỗi của tập tính.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 31.1, 31.2 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, phân tích, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 4 SGK/123
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Tập tính là gì ? Cho ví dụ ?
Bài 31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Tập tính là gì ?
- Cho ví dụ ?
- Trong các tập tính đó, tập tính nào là bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính nào phải trả qua quá trình học tập mới có được ?
- Việc hình thành các tập tính đó của sinh vật có ý nghĩa gì ?
- Có những loại tập tính nào ?
- Tập tính bẩm sinh là gì ? Cho ví dụ ?
- Tập tính học được là gì ? Cho ví dụ ?
* Lệnh HS trở lời các câu hỏi phần II.2 SGK.
- Cơ sở thần kinh hình thành của các tập tính đó diễn ra như thế nào ?
- Một cung phản xạ gồm mấy bộ phận chính ?
- Cơ sơ thần kinh của tập tính bẩm sinh là gì ?
- Cơ sơ thần kinh của tập tính học được là gì ?
* Lệnh HS trả lời câu hỏi phần III.2 SGK:
- Qua đó em hãy cho biết hệ thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các tập tính của sinh vật ?
* HS thảo luận và trả lời: (nếu có thể cho mỗi HS lấp một ví dụ)
- Vịt con mới nở đã biết bơi.
- TT săn mồi của hổ.
- TT làm tổ của chim.
- Ta đang đi, thấy đèn đỏ (giao thông) thì dừng lại.
- Có 2 loại tập tính:
+ Tập tính bẩm sinh.
+ Tập tính học được.
- VD: cá sấu sau khi nở ra tự tìm đường bò về phía biển.
- Trước khi cho cá ăn ta gõ kẻng, về sau khi nghe tiếng kẻng thì cá đã bơi lại.
- Câu 1: là TT bẩm sinh.
- Câu 2: là TT bẩm sinh.
- Câu 3: là TT học được.
* HS đọc nội dung phần III SGK, thảo luận và trả lời:
- Gồm 3 bộ phận chính: Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan thực hiện.
- Đó là các phản xạ đơn giản không điều kiện.
- Đó là các phản xạ phức tạp có điều kiện.
- Câu 1: Vì,
+ Hệ thần kinh cấu tạo đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều, chưa có bộnão, hầu hết là các phản xạ không điều kiện khả năng học tập thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm khó khăn.
+ Tuổi thọ ngắn ® thời gian học tập không nhiều.
- Câu 2: Vì,
(ngược lại các ý trên)
I. Khái niệm tập tính :
- Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
II. Phân loại tập tính :
1. Tập tính bẩm sinh :
- Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đăck trứng cho loài.
2. Tập tính học được :
- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cơ thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
III. Cơ sở thần kinh của các tập tính :
- Cơ sở của tập tính là các phản xạ, Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.
1. Cơ sơ thần kinh của tập tính bẩm sinh :
- Là tập hợp các phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui đinh sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cực có kích thích là có tác động xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định, bền vững, không thay đổi.
2. Cơ sơ thần kinh của tập tính học được :
- Là chuỗi phản xạ có điều kiện, quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ giữa các nơron. Tập tính học được cơ thể thay đổi.
* Khả năng học tập của động vật liên quan đến mức độ tổ chức của hệ thần kinh. Mức độ tổ chức của hệ thần kinh càng cao, càng phức tạp thì khả năng học tập càng nhanh.
5. Củng cố:
- HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
- Kích thích dấu hiêul là gì ? (Là kích thích từ môi trường làm xuất hiện một tập tính nào đó ở động vật. Không phải cứ có kích thích thì có xuất hiện tập tính. Ví dụ: rung cây chim non há mỏ nhưng khi kích thích mùi cơ thể chim mẹ thì chim non không há mỏ).
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 31.doc