Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm hoocmôn thực vật.
Kể tên các loại hoocmôn.
Trình bày nơi tạo ra, nơi phân bố, tác động sinh lí, ứng dụng của các loại hoocmôn đó.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Vận dụng những hiểu biết (lý thuyết) vào thực tế (trong nông nghiệp).
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, trực quan, phân tích, giải thích tìm tòi bộ phận.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 27379 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 35: Hoocmôn thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày soạn:
Tiết: Tuần:
Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm hoocmôn thực vật.
Kể tên các loại hoocmôn.
Trình bày nơi tạo ra, nơi phân bố, tác động sinh lí, ứng dụng của các loại hoocmôn đó.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Vận dụng những hiểu biết (lý thuyết) vào thực tế (trong nông nghiệp).
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, trực quan, phân tích, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Nguyên nhân nào làm cho cây sinh trưởng không đồng đều khi cây đó ở điều kiện chiếu sáng từ một phía ? (Auxin). Các chất có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như vậy là hoocmôn. Hoocmôn là gì ?
Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Hoocmôn thực vật là gì ?
- Tại sao lại nói hoocmôn là chất hữu cơ ?
+ Bản chất của hoocmôn là gì ?
- Hoocmôn thực vật có những đặc điểm gì ?
(GV giải thích từng đặc điểm)
- Người ta đã phân ra những loại hoocmôn nào ?
- Hoocmôn kích thích gồm những loại nào ?
- Hoocmôn ức chế gồm những loại nào ?
* HS thảo luận, trả lời:
- Là chất có khả năng điều hoà hoạt động sống của cây.
- Do hoocmôn được tạo ra từ Prôtêin, mà Prôtêin là chất hữu cơ.
* HS nghiên cứu SGK, trả lời:
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời:
- Có 2 loại: hoocmôn kích thích, hoocmôn ức chế.
I. Hoocmôn thực vật là gì :
1. Khái niệm :
- Là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
2. Đặc điểm :
- Được tạo ra từ một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây.
-Với nồng độ rất thấp gây ra biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao.
- Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ, mạch rây.
II. Phân loại :
Phân
loại
Tên hoocmôn
Nguồn gốc
sinh ra
Nơi phân bố
Tác động sinh lí
Ứng dụng
Hoocmôn kích thích
Auxin
(AIA)
- Đỉnh của thân và cành.
- Auxin nhân tạo.
- Chồi hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, tầng phát sinh đang hoạt động, trong nhị hoa.
- Ở mức độ tế bào: kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của tế bào.
- Ở mức độ cơ thể: tham gia vào hoạt động sống của cây như: hướng động, ứng động, KT nảy mầm của hạt, của chồi, KT ra rễ.
- KT sự ra rễ ở cành giâm, chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và TBTV diệt cỏ.
Gibêrelin
(GA)
- Trong lá, trong rễ.
- Trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm,…
- Ở mức độ TB: tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mỗi TB.
- Ở mức độ TB: KT chiều cao của cây
- KT chiều cao của cây, tạo quả không hạt, sản xuất mạch nha, công nghiệp đồ uống.
Xitôkinin
- Zeatin tự nhiên.
- Kinetin nhân tạo.
- Rễ, hạt, cành,...
- Ở mức độ TB: KT phân chia TB, làm chậm quá trình già của TB.
- Ở mức độ cơ thể: hoạt hoá sự phân hoá phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus.
- Giúp tạo rễ, KT các chồi khi có mặt auxin, bảo tồn giống cây quý.
Hoocmôn ức chế
Etilen
- Sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, mô bị tổn thương
- Lá, quả, củ chín,…
- Ức chế ST chiều dài nhưng lại tăng bề ngang của thân cây.
- Khởi động tạo rễ lông hút, cảm ứng ra hoa (cây dừa), gây ra sự ứng động (lá cà chua).
- Thúc quả chóng chín.
Axít
Abxixic
(AAB)
- Là chất ức chế tự nhiên.
- Lá, hạt, chồi cây, mô, chóp rễ, hoa,…
- KT sự rụng lá, sự ngủ của hạt, chồi cây.
- AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt, chồi.
- Auxin được sinh ra từ đỉnh thân và đỉnh rễ, di chuyển hướng gốc từ đỉnh thân cành auxin di chuyển xuống phía dưới và gây ra hiện tượng ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế chồi bên phát triển) từ đỉnh rễ, auxin di chuyển về phía gốc cây.
- Trong thực tế có thể tạo ra các hoocmôn nhân tạo. Xong việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp một cách trực tiếp là không nên, vì không có khả năng phân giải mà tồn tại trong nông sản làm thức ăn.
- Trong trường hợp Auxin sử dụng với liều cao quá ® Ức chế.
- Một số trường hợp khác thì Etilen, AAB trở thành chất kích thích.
- Hoocmôn KT/hoocmôn ức chế ?
- Thiếu AAB cây sẽ ảnh hưởng gì ?
* HS thảo luận, trả lời ?
- Làm lùn một số thực vật (cây đước,…)
III. Tương quan hoocmôn :
- Tương quan của hoocmôn KT so với hoocmôn ức chế là GA/AAB.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 35.doc