Bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được vai trò của các nhân tố bên trong sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Kể tên các loại hoocmôn và vai trò của chúng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống, động vật không có xương sống.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi.
II. Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 38.1, 38.2, 38.3 SGK.
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thảo luận, trực quan, giải thích tìm tòi bộ phận.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 22212 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày soạn:
Tiết: Tuần:
Bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được vai trò của các nhân tố bên trong sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Kể tên các loại hoocmôn và vai trò của chúng đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống, động vật không có xương sống.
2. Kỹ năng
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 38.1, 38.2, 38.3 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thảo luận, trực quan, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3, 4 SGK.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật phụ thuộc rất nhiều bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài. Cụ thể như thế nào ta vào….
Bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* QT sinh trưởng và phát triển của ĐV phụ thuộc vào:
+ Bên trong:
+ Bêng ngoài:
- Em nào có thể cho ví dụ ?
- Qua ví dụ ta thấy kích thước của bò, gà nó phụ thuộc vào nhân tố gì ?
- Ngoài ra sự ST&PT của ĐV còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào nữa ?
* Quan sát H38.1 và cho biết:
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến ST&PT của ĐVCXS ?
- Các hoocmôn này do tuyến nội tiết nào tiết ra ?
- Vai trò của từng loại hoocmôn này ?
- Tại sao tuyến yên tiết ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn ST thì đều ảnh hưởng đến sự ST&PT tầm vóc của cơ thể ĐV ? Và quan sát H38.2 cho biết trường hợp nào thì quá thiếu , trường hợp nào quá thừa hoocmôn ST ?
- Tại sao, khi thiếu iốt thì sẽ dẫn đến thiếu tirôxin ?
- Tại sao, ở trẻ em nếu ăn uống mà thiếu iốt thì sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp ?
- Tại sao, gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường, mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục ?
- Đối với động vật không có xương sống thì chịu ảnh hưởng của những hoocmôn nào ?
- Quan sát H38.3 và giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm ?
- VD:
+ Bò lai > bò vàng địa phương
+ Gà tam hoàng > già ri của VN
- Phụ thuộc vào giống, loài. Hay nói cách khác nó phụ thuộc vào nhân tố di truyền
- Phụ thuộc vào hoocmôn.
* HS QS H38.1, thảo luận và trả lời:
- Chủ yếu: hoocmôn ST, tirôxin, Ơstrôgen, testosterôn.
- Hoocmôn ST tiết ra quá ít so với bình thường vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến giảm quá trình phân chia TB, ® giảm SL & KT tế bào ® trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn.
- Hoocmôn ST tiết ra quá nhiều thì diễn ra ngược lại.
- Vì: iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin.
- Ta đã biết iốt là thành phần tham gia cấu tạo nên tirôxin. Nếu thiếu iốt ® thiếu tirôxin ® giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở TB nên ĐV chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin quá trình ST&PT diễn ra không bình thường, sự phân chia TB giảm ® chậm lớn, số lượng TB não giảm ® trí tuệ thấp.
- Testosterôn do tinh hoàn tiết ra kích thích phát triển, hình thành nên có quan sinh dục phụ thứ cấp (mào, cựa, thanh quản), tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
- Có hai loại hoocmôn:
+ Ecđixơn.
+ Juvenin.
- Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng, bướm. Juvenin ức chế quá trình sâu biến thành nhộng, bướm.
- Sâu lột xác nhiều lần do tiếp xúc với ecđixơn nhưng không biến thành bướm được vì có juvenin ức chế. Cho đến khi juvenin giảm (ngừng tiết). Ecđixơn biến sâu ® nhộng, bướm.
I. Nhân tố bên trong :
1. Nhân tố di truyền :
- Phụ thuộc vào giống, loài và do kiểu gen quy định.
2. Hoocmôn :
a. Đối với động vật có xương sống (ĐVCXS):
- Hoocmôn sinh trưởng do tuyến yên tiết ra kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương.
- Tirôxin do tuyến giáp tiết ra. Kích thích chuyển hoá ở TB và kích thích quá trình ST&PT bình thường của cơ thể. (Đối với lưỡng cư có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc ® ếch)
- Hoocmôn sinh dục: ơstrôgen ở nữ do buồng trứng tiết ra; testosterôn ở nam do tinh hoàn tiết ra. Có tác dụng kích thích ST&PT ở giai đoạn dậy thì:
+Tăng PT của xương.
+ Kích thích phân hoá TB để hình thành nên cac đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Riêng testosterôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
b. Đối với động vật không có xương sống(ĐVKCXS):
- Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng, bướm.
- Juvenin: kết hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu, ức chế quá trình sâu biến thành nhộng, bướm.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
File đính kèm:
- bai 38.doc