CHƯƠNG IV: LÁ
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá
- Phân biệt được lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:Giaó dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: -Phóng to H19.1-5 SGK/61-63.
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo nhóm gồm các vật mẫu cành hoa hồng, cành mồng tơi, cành dâm bụt, dây huỳnh, lá rau muống, lá lục bình, lá lúa, lá so đủa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 1 tiết cho học sinh.
3.Hoạt dộng dạy học:
* Mở bài: Lá là 1 trong những cơ quan sinh dưỡng của cây, vậy lá có cấu tạo như thế nào? Ta có thể chia lá thành những loại lá nào khi dựa vào cách xếp lá trên cây. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3720 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn 27/10/2013
Tiết 22 Ngày dạy 01/11/2013
CHƯƠNG IV: LÁ
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá
- Phân biệt được lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:Giaó dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: -Phóng to H19.1-5 SGK/61-63.
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo nhóm gồm các vật mẫu cành hoa hồng, cành mồng tơi, cành dâm bụt, dây huỳnh, lá rau muống, lá lục bình, lá lúa, lá so đủa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 1 tiết cho học sinh.
3.Hoạt dộng dạy học:
* Mở bài: Lá là 1 trong những cơ quan sinh dưỡng của cây, vậy lá có cấu tạo như thế nào? Ta có thể chia lá thành những loại lá nào khi dựa vào cách xếp lá trên cây. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề trên.
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Phiến lá.
- GV treo H19.1 yêu cầu HS quan sát.
+ Qua hình 19.1 hãy cho biết lá gồm những bộ phận nào?
+ Qua quan sát phiến lá của các loại lá trên hãy nhận xét về màu sắc, kích thước, hình dạng, diện tích của bề mặt phần phiến so với phần cuống.
- GV gọi 1 -2 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét.
* GV chốt lại ý đúng: phiến lá có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chúng lại giống nhau ở chỗ tất cả phiến lá có bảng dẹt màu lục là phần to nhất phiến lá. Giúp thu nhận ánh sáng chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
b. Gân lá.
- GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật lên bàn: lá bèo tây, lá lúa, lá dâm bụt qs phần gân lá.
- GV gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
+ Ta có thể chia gân lá thành những loại nào?
c. Lá đơn, lá kép.
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật: lá rau muống, lá mồng tơi, lá hoa hồng, lá so đủa lên bàn quan sát.
- GV gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
+ Vì sao lá mồng tơi thuộc lá đơn, lá hoa hồng thuộc lá kép?
- GV gọi 1 -2 nhóm phát biểu, gọi nhóm khác nhận xét.
-HS quan sát H19.1 nêu được:
+ Lá gồm cuống lá, gân lá, thịt lá.
+ Phiến lá có nhiều hình dạng khác nhau: bản dẹt, màu xanh, diện tích của bề mặt phần phiến lớn so với phần cuống.
-Đại diện 1 -2 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét.
-HS ghi nhận
- HS các nhóm đặt mẫu vật lên bàn: lá bèo tây, lá lúa, lá dâm bụt quan sát phần gân lá.
-1 HS đọc thông tin SGK nêu được:
+Có 3 loại gân lá: gân lá hình mạng, hình song song, hình cung.
- HS các nhóm đặt mẫu vật lên bàn : lá rau muống, lá mồng tơi, lá hoa hồng, lá so đủa lên bàn quan sát.
- GV gọi 1 HS đọc thông tin SGK.
+ Vì: Lá mồng tơi trên cuống lá chỉ mang một lá duy nhất. Lá so đủa lá hoa hồng trên cuống lá mang nhiều lá
- 1 -2 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét.
Tiểu kết: Lá gồm có phiến và cuống,trên phiến có nhiều gân
a. Phiến lá: có màu xanh lục,dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng.
b. Gân lá: có 3 kiểu gân lá
- Gân lá hình mạng: lá dâu, lá dâm bụt…
- Gân lá hình cung: lá bèo tây…
- Gân lá hình song song: lá lúa, lá ngô…
c. Các kiểu lá: có hai nhóm lá chính:
-Lá đơn: lá mồng tơi, lá dâm bụt…
-Lá kép: lá so đủa, lá hoa hồng…
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC KIỂU XẾP LÁ TRÊN THÂN VÀ CÀNH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GVyêu cầu học sinh đặt cành mồng tơi, dâm bụt, dây huỳnh lên bàn.
- GV treo H19.5 yêu cầu HS quan sát .
+ Lá xếp trên thân và cành theo những kiểu nào?
- GV yêu cầu HS hoàn thành BT bảng /65.
+ Các lá ở mấu thân phía trên có cùng nằm trên đường thẳng với các lá ở mấu dưới không? Từ đó có nhận xét gì về vị trí của các lá ở mấu trên so với các lá ở mấu dưới trong cả 3 kiểu xếp lá.
+ Cách bố trí của các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?
- GV gọi 1 -2 HS phát biểu, HS khác nhận xét.
- HS đặt cành mồng tơi, dâm bụt, dây huỳnh lên bàn.
- HS quan sát H19.5 nêu được:
+ Có 3 cách xếp lá trên thân và cành: mọc đối, mọc cách, mọc vòng.
- HS hoàn thành bài tập bảng /65.
+ Lá ở hai mấu liền nhau mọc so le nhau.
+ Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
-1 -2 HS phát biểu, HS khác nhận xét.
*Tiểu kết: - Lá xếp trên cây theo 3 kiểu:
+ Mọc đối ( vd:lá dừa cạn…).
+ Mọc cách (vd:lá dâu…..).
+ Mọc vòng (vd:lá dây huỳnh….).
- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc phần kết luận cuối bài
- Em hãy khoanh tròn vào1 trong các chữ cái a,b,c,d dưới đây mà em cho là đúng
1. Trong những nhóm lá sau đây nhóm lá nào có gân lá hình song song:
a.Lá hành, lá nhản, lá bưởi. b.Lá rau muống, lá cải, lá chanh. c.Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí dỏ.
d.Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
2. Nhóm lá nào thuộc lá đơn:
a.Lá dâm bụt, lá phượng. b.Lá hoa hồng, lá bàng, lá c.Lá ổi, lá dâu,lá trúc đào d.Lá dâu, lá so đủa,lá mai
Đáp án: 1-d ; 2-c
2. DẶN DÒ:
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới “Cấu tạo trong của phiến lá”
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 6 - Tiet 22.doc