Giáo án Sinh học 8 tuần 33

 Tiết 65

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

_ HS chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai.

_ Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.

_ Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng:

_ Thu thập thông tin tìm kiến thức.

_ Vận dụng thực tế.

_ Hoạt động nhóm.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

_ Tranh phóng to hình SGK.

_ Tranh: Quá trình phát triển bào thai, photo bài tập SGK tr.195.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày : 29/4/2006 Tiết 65 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức _ HS chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai. _ Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển. _ Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng: _ Thu thập thông tin tìm kiến thức. _ Vận dụng thực tế. _ Hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC _ Tranh phóng to hình SGK. _ Tranh: Quá trình phát triển bào thai, photo bài tập SGK tr.195. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : THỤ TINH VÀ THỤ THAI Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Thế nào là thụ tinh và thụ thai? + Điều kiện cho sự thụ thai và thụ tinh là gì? _ GV đánh giá kết quả của nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức. _ GV cần giảng giải thêm (trên hình 62.1): + Nếu trứng di chuyển xuống gần tới tử cung mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không xảy ra. + Trứng đã thụ tinh bám được vào thành tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có kết quả. + Trứng được thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là chửa ngoài dạ con ® nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. _ HS nghiên cứu SGK, hình 62 tr.193. _ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. _ Đại diện nhóm trình bày đáp án ® nhóm khác nhận xét bổ sung. _ HS rút ra kết luận. Kết luận: _ Thụ tinh: Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. + Điều kiện trứng và tinh trùng cùng trứng gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài. _ Thụ thai: Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. + Điều kiện: Trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung. Hoạt động 2 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI VÀ NUÔI DƯỠNG THAI Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào? + Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của bào thai? _ Trong quá trình mang thai, người mẹ cần làm gì để thai phát triển tốt và con sinh ra khoẻ mạnh? _ GV cho thảo luận toàn lớp. _ GV đánh giá kết quả của nhóm. _ GV giảng giải thêm về toàn bộ quá trình phát triển của thai để HS nắm được một cách tổng quát. _ GV lưu ý: Khai thác thêm hiểu biết của HS thông qua phương tiện thông tin đại chúng về chế độ dinh dưỡng cho mẹ như: Uống sữa bò, ăn thức ăn có đủ Vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là các chất có độc hại người mẹ phải tránh. _ GV phân tích sâu vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai. _ GV đề phòng HS hỏi: + Tại sao trong bụng mẹ em bé không khóc? + Có phải trong bụng mẹ em bé hay ngậm ngón tay không? _ HS tự nghiên cứu SGK và quan sát tranh “quá trình phát triển của bào thai” ghi nhớ kiến thức. _ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. _ Yêu cầu: + Trong sự phát triển của bào thai nêu được một số đặc điểm chính hình thành các bộ phận: Chân, tay. . . + Mẹ khoẻ mạnh ® thai phát triển tốt. + Người mẹ mang thai không được hút thuốc, uống rượu, vận động mạnh. _ Đại diện nhóm trình bày đáp án bằng cách: Chỉ trên tranh quá trình phát triển của bào thai ® các nhóm khác nhận xét bổ sung. _ HS tự sửa chữa để hoàn thiện kiến thức. _ HS đọc kết luận cuối bài. Kết luận: _ Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai. _ Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: Rượu, thuốc lá . . . Hoạt động 3 : HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Hiện tượng kinh nguyệt là gì? + Kinh nguyệt xảy ra như thế nào? + Do đâu có kinh nguyệt? _ GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức. _ GV giảng giải thêm: + Tính chất của chu kỳ kinh nguyệt do tác dụng của Hooc môn tuyến yên. + Tuổi kinh nguyệt có thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. + Kinh nguyệt không bình thường ® biểu hiện bệnh lí phải khám. + Vệ sinh kinh nguyệt. _ Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, hình 62.3 SGK tr.194, vận dụng kiến thức chương Nội tiết. _ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. _ Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. Kết luận : _ Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy. _ Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì. _ Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Cho HS làm bài tập đã chuẩn bị ® chữa bài tương tự như ở bài trước. V. DẶN DÒ _ Học bài. _ Đọc mục “Em có biết?”. _ Tìm hiểu về tác hại của việc mang thai ở tuổi dậy thành niên. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Tiết 66 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức _ Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch hoá gia đình. _ Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. _ Giải thích được cơ sở được các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng: _ Vận dụng kiến thức vào thực tế. _ Thu thập kiến thức từ thông tin. _ Hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC _ Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm. _ Một số dụng cụ tránh thai như: Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRÁNH THAI LÀ GÌ? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Em hãy cho biết nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình? _ GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào gốc bảng. + Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? Cho biết lý do. + Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào? _ GV cho HS thảo luận toàn lớp. _ Lưu ý: Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, vậy GV phải hướng ý kiến đó vào yêu cầu xung quanh ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. _ GV nêu vấn đề: + Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi còn đang đi học (tuổi vị thành niên)? + Em nghĩ như thế nào khi HS THCS được học vấn đề này? + Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em tuổi vị thành niên có thai hay không? Thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này? _ GV cần lắng nghe ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục ở năm học tới. _ Cá nhân có thể trả lời chưa đầy đủ nội dung ® HS khác bổ sung. _ HS trao đổi nhóm dựa trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng ® yêu cầu: + Không sinh con quá sớm (trước 20). + Không để dày, nhiều. + Đảm bảo chất lượng cuộc sống. + Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện. _ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. _ HS thảo luận nhóm ® thống nhất ý kiến về những vấn đề GV nêu ra. _ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Kết luận: Ý nghĩa của việc tránh thai. _ Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống. _ Đối với HS (tuổi vị thành niên) không có con sớm ảnh hưởng sức khoẻ, học tập và tinh thần. Hoạt động 2 : NHỮNG NGUY CƠ CÓ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên? _ Cho HS thảo luận toàn lớp. _ Cần lưu ý: HS thường ngại bày tỏ vấn đề này trước đám đông, nên GV phải vận động khuyến khích các em, kể cả những em trai. _ GV có thể đưa thêm dẫn chứng đăng báo An ninh thế giới tháng 4 và tháng 5 năm 2004 về có thai ngoài ý muốn ở tuổi HS để giáo dục các em. _ GV cần khẳng định cả HS nam và nữ đều phải nhận thức về vấn đề này, phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền đề cho cuộc sống sau này. _ Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK tr.197. _ Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. _ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ thử vong và gây nhiều hậu quả xấu. Hoạt động 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Hoạt động của thầy Hoạt động của trò + Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai? + Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai? _ GV cho thảo luận toàn lớp. _ Cần lưu ý có nhiều ý kiến trùng nhau những thực tế HS chưa hiểu rõ cơ sở khoa học của mỗi biện pháp tránh thai. _ Sau khi thảo luận thống nhất các nguyên tắc tránh thai GV nên cho HS nhận biết sử dụng các phương tiện bằng cách: + Cho HS quan sát bao cao su, thuốc . . . + GV cho một nhóm đọc tên nguyên tắc và nhóm khác đọc phương tiện sử dụng. _ Sau khi thảo luận GV yêu cầu mỗi HS phải có ý kiến hành động cho bản thân và yêu cầu một vài em trình bày trước lớp. _ Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu: + Mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bài 62 và hiểu biết của mình thông qua đài báo. + Tránh trứng gặp tinh trùng. + Ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển thành thai. _ Đại diện nhóm trình bày kết quả ® nhóm khác nhận xét bổ sung. _ Nhóm thống nhất chọn phương tiện tránh thai phù hợp với nguyên tắc. _ Các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho nhau. _ HS đọc kết quả cuối bài. Kết luận: Nguyên tắc tránh thai: _ Ngăn trứng chín và rụng. _ Tránh không để tinh trùng gặp trứng. _ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Phương tiện tránh thai: _ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai . . . IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ký duyệt _ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 cuối bài. _ Còn thời gian HS hoàn thành bảng 63. V. DẶN DÒ _ Học bài trả lời câu hỏi SGK. _ Đọc mục “Em có biết?”.

File đính kèm:

  • docTuan 33 SINH 8.doc