Giáo án Sinh học - Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp)

I,MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày được những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.

- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

- Phân biệt được các loại phản xạ ở động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh họa.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, khái quát hóa.

- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu tài liệu và phân tích tranh.

3. Thái độ:

Hình thành các thói quen tốt trong học tập và trong cuộc sống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SV : NGUYỄN THỊ THUẬN GVHD: cô ĐẶNG THỊ DẠ THỦY Lớp: SINH 4A GIÁO ÁN THỰC HÀNH PPDHSH 11 Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt) I,MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được: 1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm về nguồn gốc và các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống. - Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. - Phân biệt được các loại phản xạ ở động vật có xương sống. Lấy được ví dụ minh họa. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng hoạt động nhóm. - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, khái quát hóa. - Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu tài liệu và phân tích tranh. 3. Thái độ: Hình thành các thói quen tốt trong học tập và trong cuộc sống. II, THIẾT BỊ DẠY HỌC - Hình 27.1 SGK11-Nâng cao - Hình 27.2 SGK11-Cơ bản. - Phiếu học tập - Sơ đồ tóm tắt cấu trúc hệ thần kinh III, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp nghiên cứu SGK- tìm tòi bộ phận. - Phương pháp quan sát tranh – tìm tòi bộ phận. - Phương pháp hỏi đáp – tìm tòi bộ phận. - Phương pháp hỏi đáp – tái hiện kiến thức. IV, TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY 1.Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài củ: Trình bày sự tiến hóa của tổ chức thần kinh qua các nhóm động vật và hình thức cảm ứng của nó? 3. Hoạt động dạy bài mới: Đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu các đại diện thuộc các ngành ĐVKXS và thấy rằng cang flên cao trên bậc thang tiến hóa thì hình thức cảm ứng càng nhanh, càng phong phú và chính xác hơn. Vậy để tìm hiểu xem ở ĐVCXS thì hình thức cảm ứng của nó có gì khác và tiến hóa hơn so với ĐVKXS thì chúng ta cùng nghiên cứu bài 27. Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh (HTK) dạng ống. - GV:Các em biết rằng ở ĐVCXS thì hệ thần kinh có dạng ống, nằm ở phía lưng và có nguồn gốc từ lá phôi thứ 3. Nghiên cứu mục 2 SGK kết hợp những hiểu biết ở lớp 8 hãy cho biết cấu trúc hệ thần kinh theo giải phẩu và theo chức năng? GV bổ sung đầy đủ cấu trúc HTK để HS ghi vào. - GV nêu ví dụ: Ví dụ 1: Cung phản xạ tự vệ ở người GV treo sơ đồ hình 27.2 SGK 11 cơ bản, giới thiệu về cung phản xạ, yêu cầu HS cho biết các thành phần tham gia vào hoạt động của cung phản xạ? Nó thuộc HTK vận động hay sinh dưỡng? Vậy HTK vận động là gì? GV bổ sung Ví dụ 2: Điều hòa hoạt động tim của HTK sinh dưỡng. GV treo sơ đồ hình 27.1 SGK 11 nâng cao giải thích một số chỗ, yêu cầu: nghiên cứu ví dụ SGK và sơ đồ cho biết các bộ phận tham gia trong cung phản xạ? Vậy HTK sinh dưỡng là gì? GV bổ sung bằng cách sơ đồ hóa. GV: Treo sơ đồ thiếu về HTK Để nắm vững hơn các em hãy hoàn thành sơ đồ thiếu sau, cho biết các số đó là gì? (GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành 3 số) GV bổ sung hoàn thiện. - Từ sơ đồ em có nhận xét gì về HTK của ĐVCXS? -HTK có cấu trúc như thế vậy hoạt động cảm ứng có gì đặc biệt so với nhóm động vật khác GV nêu một số ví dụ: + Khi đưa tay lại gần ngọn lửa thì rụt tay + Khi bị kim đâm vào tay thì co tay + Khi thấy con rắn độc thì bỏ chạy hoăc nghĩ cách chống lại + Con chó thấy người lạ thì sủa, người nhà thì vẩy đuôi. Tất cả các hoạt động đó gọi là gì? Nhờ vào đâu mà có? GV bổ sung và kết luận đó là cảm úng của đông vật có HTK dạng ống. Hoạt động 2: Phản xạ. Như vậy kết hợp với tiết trước thì ở động vật chưa có HTK cảm ứng của nó chỉ là dạng ứng động đến động vật có HTK từ dạng lưới đến dạng ống thì hình thức cảm ứng là phản xạ. Có thể nói phản xạ là một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh Em hãy nhắc lại khái niệm phản xạ? Ý nghĩa của nó? - Có những phản xạ khi sinh ra đã có, có những phản xạ phải qua luyện tập mới có, căn cứ vào đó người ta chia phản xạ là 2 loại: PXKĐK và PXCĐK. GV phát phiếu học tập về 2 loại phản xạ, chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 1 mục. - Qua bảng so sánh em hãy cho biết phản xạ nào đơn giản hơn? - Từ đó em co rút ra bài học gì cho bản thân? - HS:Theo giải phẩu: hệ thần kinh gồm HTK trung ương và HTK ngoại biên Theo chức năngcó HTK vận động và HTK sinh dưỡng - HS: gồm thụ quan đau, đường cảm giác, đường vận động, tủy sống, co quan trả lời. Thuộc HTK vận động - HS: trung khu giao cảm, đối giao cảm, dây mê tẩu, tim, ... - HS nêu khí niệm HTK sinh dưỡng. - HS thảo luận hoàn thành - HS: phức tạp - HS: phản xạ Nhờ có HTK. HStrả lời HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập HS: PXKĐK HS:có thói quen tốt trong học tập và cuộc sống. 2, Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh. c, Cảm ứng ở động vật có HTK dạng ống * Cấu trúc HTK: - Theo giải phẩu + HTK trung ương gồm não và tủy sống. + HTK ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh. - Theo chức năng + HTK vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động đó là những hoạt động có ý thức. + HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan là những hoạt động tự động không theo ý thức. * Ví dụ Ví dụ 1: Cung phản xạ tự vệ ở người Do HTK vận động đảm nhận. Ví dụ 2: Điều hòa hoạt động tim của HTK sinh dưỡng. + Thần kinh giao cảm: Tăng lực và nhịp cơ tim + Thần kinh đối giao cảm: Giảm lực và nhịp cơ tim. * Hình thức cảm ứng: Theo nguyên tắc phản xạ II. Phản xạ - Một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh. 1, Phản xạ - Hoạt động của HTK theo nguyên tắc phản xạ - Phản xạ là hình thức trả lời kích thích của sinh vật trước môi trường. - Vai trò: Giúp cho động vật thích nghi vơi môi trường sống. 2. Phân loại phản xạ. (Phiếu học tập) 4. Củng cố: - Nhắc lại sơ đồ cấu trúc HTK - Phiếu bài tập: Điền dấu ”x” vào bảng sau cho hợp lý: STT Ví dụ PXKĐK PXCĐK 1 2 3 4 5 6 7 Tay chạm vào vật nóng thì rụt tay lại Đi nắng , mặt đỏ gay, chảy mồ hôi Trời rét môi tím, người run. Gió mùa về, nghe tiếng gió biết trời lạnh mặc thêm áo ấm. Chẳng dại gì mà đùa với lửa. Nghe tiếng chuông, kẻng cá nổi lên ăn. Thấy đèn đỏ thì dừng lại. x 5. Dặn dò: - Học bài củ - Đọc mục “Em có biết”. - Làm bài tập sau: Hoàn thành bảng sau: Các hình thức cảm ứng ở động vật liên quan đến sự tiến hóa của ttổ chức thần kinh. Nhóm động vật (1) (2) (3) (4) Đại diện Cấu trúc thần kinh Hình thức cảm ứng Họ và tên:.................... Ngày .... tháng ... năm.... Nhóm: ................. Tiết:....... PHIẾU HỌC TẬP Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt) Hoàn thành bảng sau: Bảng so sảnh PXKĐK và PXCĐK Chỉ tiêu so sánh PXKĐK PXCĐK Định nghĩa Đặc điểm Ý nghĩa TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP Bảng so sánh PXKĐK và PXCĐK Chỉ tiêu so sánh PXKĐK PXCĐK Định nghĩa Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập Là những phản xạ hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện. Đặc điểm 1. Bẩm sinh, có tính chất bền vững. 2. Di truyền, mang tính chủng loại. 3. Số lượng hạn chế. 4. Chỉ trả lời những kích thích tương ứng. 5. Cung phản xạ đơn giản. 6. Trung ương: trụ não và tủy sống. Dễ mất, không bền vững. Không di truyền, mang tính cá thể. Số lượng không hạn chế. Trả lời bất kỳ kích thích nào Hình thành đường liên hệ tạm thời. Trung ương ở vỏ não Ý nghĩa Giúp sinh vật khi mới sinh ra có thể đáp ứng với các điều kiện môi trường. Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn biến đổi.

File đính kèm:

  • docanh dong vat.doc