Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 1-17 - Tạ Thị Mai Trang

I. MỤC TIÊU.

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức.

- Nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới)

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật)

2. Về kỹ năng.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm nhỏ.

3. Về thái độ.

Giáo dục ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: PHT số 1

 

doc81 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 1-17 - Tạ Thị Mai Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/08/2011 Lớp dạy : 10 A1 10A2 10A3 Tiết 1 - Bài 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức - Nêu được các cấp độ tổ chức của hệ sống từ thấp đến cao, lấy được ví dụ minh họa cho mỗi cấp tổ chức. - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. - Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. 2. Về kỹ năng - Rèn tư duy hệ thống và kỹ năng công tác độc lập với SGK. - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, hợp tác nhóm nhỏ. 3. Về thái độ Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống thông qua việc giải thích tại sao thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất về nhiều đặc điểm. II. CHUẨN BỊ GV: Hình 1 trang 7 SGK Sinh học 10 phóng to trên khổ A0. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ vào bài mới GV giới thiệu chung một cách khái quát về nội dung Sinh học cấp THPT, về nội dung và cách học Sinh học 10. Nội dung chương trình Sinh học THPT: Lớp 10: Giới thiệu chung về thế giới sống, Sinh học tế bào, Sinh học vi sinh vật Lớp 11: Sinh học cơ thể thực vật và động vật (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản). Lớp 12: Di truyền, tiến hóa, sinh thái và tổng kết toàn chương trình. Tổ chức các hoạt động dạy học GV đưa ra câu hỏi: Hãy nêu một đặc điểm về cấu tạo của cơ thể sinh vật chung cho tất cả mọi loài? Tại sao mọi loài lại có đặc điểm giống nhau đó? HS: có thể đọc SGK thảo luận để trả lời. GV cho HS trả lời tự do và chắc chắn rằng các câu trả lời của HS sẽ không thể đầy đủ được. GV nêu tiếp: Học xong bài ngày hôm nay – Giới thiệu chung về thế giới sống sẽ giúp các em trả lời được đầy đủ câu hỏi trên. Hoạt động 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung (3) - Nêu vấn đề: Thế giới sống của chúng ta gồm niều cấp độ tổ chức khác nhau. Mỗi cấp độ có vai trò, đặc điểm riêng. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu phần I – Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. - Treo trang phóng to hình 1 tr.7 SGK yêu cầu HS quan sát kết hợp với nghiên cứu nội dung mục I trang 6 SGK, suy nghĩ thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc nào? Các cấp độ tổ chức của thế giới sống? + Trong các cấp độ trên những cấp độ nào là cấp độ cơ bản? Cấp độ nào là cấp độ trung gian? + Cấp độ nào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật? Vì sao? - GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi bổ sung. Trong quá trình trả lời câu hỏi GV yêu cầu HS giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái? - GV: Bổ sung tổng kết. - Lắng nghe - Quan sát tranh, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: - Trả lời, theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Nghe và ghi bài I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. - Trong thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ từ nhỏ đến lớn: Nguyên tử → phân tử → đại phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái - sinh quyển. - Các cấp độ cơ bản của thế giới sống: + Tế bào. + Cơ thể + Quần thể + Quần xã + Hệ sinh thái. - Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của bất kì cơ thể sinh vật nào vì nó đảm nhiệm được tất cả các chức năng của sự sống như: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống (1) (2) (3) - GV nêu: Mặc dù mỗi cấp độ tổ chức sống đều có những đặc điểm riêng tuy nhiên xét về mặt tổng thể chúng cũng có những đặc điểm chung mà chúng ta cùng xét sau đây: - Hỏi: Cơ thể được cấu tạo từ những cấp tổ chức nào? Hệ cơ có được chức năng của một cơ thể sống không? - Hỏi: Từ mối liên quan giữa các cấp độ tổ chức sống, hãy chỉ ra đặc điểm chung thứ nhất của các cấp độ tổ chức sống? - Bổ sung và chốt kiến thức. - Hỏi: Để tồn tại và phát triển thì mỗi cấp độ tổ chức cơ bản phải thực hiện quá trình nào? Kết quả của quá trình đó là gì? - Gọi 1 – 2 HS trả lời. - Bổ sung và tổng kết. - Hỏi: + Tại sao sự sống lại được duy trì liên tục qua các thế hệ? + Tại sao thế giới sống ngày càng đa dạng, phong phú nhưng vẫn thống nhất? - GV gọi 1 HS trả lời, HS khác theo dõi và bổ sung. - GV bổ sung và tổng kết. Lắng nghe Suy nghĩ để trả lời. - Nghe và ghi vào vở. - Suy nghĩ để trả lời. - Trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Suy nghĩ để trả lời. - Trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. * Nội dung: Các cấp tổ chức cấp dưới làm nền tảng để xây dựng cấp trên. * Đặc điểm: - Mỗi cấp tổ chức đều có những đặc điểm riêng. - Cấp cao gồm các đặc điểm của cấp thấp liền kề và những đặc điểm nổi trội do sự tương tác của các bộ phận cấu thành gồm: + Trao đổi chất và năng lượng. + Sinh sản. + Sinh trưởng và phát triển. + Cảm ứng. + Khả năng tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa. 2. Hệ thống mở tự điều chỉnh. - Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. - Tự điều chỉnh: Mọi cấp tổ chức sống đều có cơ chế duy trì cân bằng động để tồn tại và phát triển. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa - Môi trường sống luôn luôn thay đổi → sinh vật phát sinh các biến dị → biến dị tthích nghi với môi trường sống được giữ lại → thế giới sống đa dạng và không ngừng tiến hóa. → sinh vật đa dạng, phong phú xuất phát từ tổ tiên chung. Củng cố, hoàn thiện kiến thức Để củng cố kiến thức GV có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Vì sao các cấp tổ chức của sự sống là một hệ thống? Trả lời: Các cấp tổ chức của sự sống là một hệ thống vì chúng được tổ chức theo nguyên tắc thứ, bậc: Các cấp tổ chức thấp (cấp dưới) làm nền tảng để xây dựng cấp cao hơn, hoạt động của cấp cao phụ thuộc vào mối tương tác giữa các cấp cấu thành. Câu 2: Cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là gì? Đơn vị chức năng của hệ sống đó? Trả lời: Đơn vị tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là sinh quyển. Đơn vị chức năng của sinh quyển là hệ sinh thái. Câu 3: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Trả lời: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là: + Trao đổi chất và năng lượng. + Sinh sản. + Sinh trưởng và phát triển. + Cảm ứng. + Khả năng tự điều chỉnh và tiến hóa thích nghi với môi trường sống. 5. Dặn dò 1. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. 2. Đọc trước bài 2. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 12/08/2011 Lớp dạy : 10 A1 10A2 10A3 Tiết 2 - Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức. - Nêu được khái niệm giới. - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới) - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật) 2. Về kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm nhỏ. 3. Về thái độ. Giáo dục ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: PHT số 1 Tờ làm việc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tên nhóm: Lớp: Thời gian: 7 phút Nghiên cứu nội dung mục II trang 10, 11 và 12 SGK Sinh học 10; thảo luận nhóm 3 – 4 người để hoàn thành bảng sau một cách nhanh nhất? Tiêu chí Giới Loại tế bào Mức độ tổ chức cơ thể Kiểu dinh dưỡng Đại diện Khởi sinh Nguyên sinh Nấm Thực vật Động vật Tờ nguồn PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Tiêu chí Giới Loại tế bào Mức độ tổ chức cơ thể Kiểu dinh dưỡng Đại diện Khởi sinh Nhân sơ Đơn bào, kích thước hiển vi - Tự dưỡng - Hoại sinh - Ký sinh - VK lam - VK trong bùn - VK lao Nguyên sinh Nhân thực - Đơn bào (chủ yếu) - Đa bào. - Tự dưỡng - Dị dưỡng - Tảo đơn bào và đa bào. - Nấm nhầy, động vật nguyên sinh Nấm Nhân thực - Đơn bào - Đa bào phức tạp (chủ yếu): cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có diệp lục - Hoại sinh - Kí sinh - Cộng sinh Sống cố định - Nấm rơm, nấm men - Nấm sợi - Địa y Thực vật Nhân thực Đa bào phức tạp, thành tế bào có xenlulôzơ - Tự dưỡng quan hợp. Sống cố định Gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín Động vật Nhân thực Đa bào phức tạp, có hệ cơ quan vận động và thần kinh. - Dị dưỡng. Có khả năng di chuyển Gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống. - HS: Ôn lại kiến thức về đặc điểm chung của thực vật và động vật ở THCS. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ. HS1: Nội dung và đặc điểm của nguên tắc thứ bậc? Những đặc tính nổi trội đặc trưng cho thế giới sống? Nêu một số ví dụ? Đáp án: * Nội dung: Các cấp tổ chức cấp dưới làm nền tảng để xây dựng cấp trên. * Đặc điểm: - Mỗi cấp tổ chức đều có những đặc điểm riêng. - Cấp cao gồm các đặc điểm của cấp thấp liền kề và những đặc điểm nổi trội do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. - Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống: + Trao đổi chất và năng lượng. + Sinh sản. + Sinh trưởng và phát triển. + Cảm ứng. + Khả năng tự điều chỉnh và liên tục tiến hóa. HS2: - Nêu một số ví dụ về khả nưng tự điều chỉnh của cơ thể người? - Vì sao các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng vẫn có những đặc điểm chung? Đáp án: Một số ví dụ: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn được duy trì ở một mức nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế tự điều hòa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không có khả năng tự điều hòa thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Nồng độ đường glucozơ trong máu luôn được duy trì ở nồng độ 1,2g/l. Khi nồng độ này cao hơn thì được vận chuyển đến gan để tích lũy dưới dạng glycôgen còn khi thấp hơn thì gan sẽ giải phóng đường vào máu. Đặt vấn đề. GV: Thế giới sinh vật là vô cùng đa dạng phong phú. Vậy thì làm thế nào để việc nghiên cứu và học tập về thế giới sinh vật được thuận lợi? HS: có thể trả lời được có thể không. GV: Các nhà khoa học đã tìm cách phân chia thế giới sinh vật thành các nhóm theo thang phân loại từ nhỏ đến lớn mà trong đó giới là đơn vị phân loại lớn nhất. Vậy giới là gì? Thế giới sinh vật được chia là bao nhiêu giới? Đặc điểm chung của mỗi giới? Đó là vấn đề sẽ được giải quyết ở bài học này. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm giới và hệ thống phân loại 5 giới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Nêu cầu HS nhơ lại kiến thức ở THCS trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên các bậc phân loại chính đã được học theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? + Các bậc phân loại này chúng lệ thuộc hay độc lập với nhau? Vì sao? - Bổ sung: Ngoài các bậc phân loại chính đó thì ỏ cấp THPT còn có hai bậc phân loại chính nữa, đó là họ và chi. Do vậy, các bậc phân loại chính trong thang phân loại là: Giới > ngành > lớp > bộ > họ > chi (giống) > loài. Trong đó loại là bậc phân loại cơ sở, bất kì một sinh vật nào cũng được xếp vào một loài. - Dựa vào thang phân loại cho biết: Giới là gì? - Bổ sung và chốt lại khái niệm giới như phần nội dung bên. - Nhớ lại kiến thức đã được học ở THCS về phân loại sinh vật để trả lời: + Giới > ngành > lớp > chi (giống) > loài. + Lệ thuộc với nhau vì mỗi cấp phân loại có những đặc điểm riêng và các bậc phân loại thấp tập hợp lại thành cấp phân loại cao hơn. - Lắng nghe và ghi nhớ. I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới. 1. Khái niệm giới. - Thế giới sinh vật được phân loại theo các đơn vị phân loại từ nhỏ dần: Giới > ngành > lớp > bộ > họ > chi (giống) > loài. - Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống phân loại 5 giới. (1) (2) (3) - Yêu cầu HS nghiên cứu hình 2 tr.10 SGK, thảo luận nhóm cho biết: + Theo Oaitâykơ và Magulis thì thế giới sinh vật được chia thành mấy giới? Đó là những giới nào? + Theo em tác giả đã dựa vào những tiêu chí nào để phân chia thế giơi sinh vật thành những giới đó? - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét và bổ sung đồng thời giảng giải về ba tiêu chí vừa vẽ sơ đồ 5 giới lên bảng: + Nhân thực hay nhân sơ tách thành giới Khởi sinh (gồm những sinh vật nhân sơ) + Tổ chức cơ thể tách thành giới Nguyên sinh (gồm những sinh vật đơn bào) + Kiểu sinh dưỡng tách thành 3 giới. Giới Thực vật: tự dưỡng. Giới Động vật: dị dưỡng tiêu hóa. Giới Nấm: dị dưỡng hấp thu. - GV kết luận lại như nội dung bên, - Nghiên cứu sơ đồ hình 2 SGK, thảo luận nhóm để trả lời. - Cử đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe và ghi vào vở. I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới. 1. Khái niệm giới. 2. Hệ thống phân loại 5 giới. a, Các tiêu chí cơ bản: + Nhân thực hay nhân sơ. + Mức độ tổ chức của cơ thể. + Kiểu dinh dưỡng b, Năm giới sinh vật. Giới Khởi sinh (Monera). + Giới Nguyên sinh (Protista) + Giới Nấm (Fungi). + Giới thực vật (Plantae). + Giới Động vật (Animalia). Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chính của mỗi giới. (1) (2) (3) - Nêu: Như vậy thế giới sinh vật được phân chia thành 5 giới sinh vật. Mỗi giới có đặc điểm như thế nào? Để biết được chúng ta chuyển sang phần II – Đặc điểm chung của mỗi giới. - Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II trang 10 đến 12 SGK, thảo luận nhóm (mỗi nhóm là một bàn) hoàn thành PHT số 1. Để khích lệ HS GV thông báo sẽ thu 1 PHT của nhóm hoàn thành nhanh nhất, chấm lấy điểm miệng. - Phát PHT số 1. - Theo dõi, đồng thời hướng dẫn HS hoàn thành PHT. - Kẻ bảng như PHT lên bảng - Yêu cầu nhóm hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả PHT của nhóm mình, nhóm khác nhận xét bổ sung - Nhận xét, tổng kết và cho điểm. - Lắng nghe. Phân chia lớp thành nhóm. - Nhận PHT - Thảo luận nhóm để hoàn thành PHT một cách nhanh nhất. - Cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, chữa vào PHT. II. Đặc điểm chính của mỗi giới. (Nội dung HS kiến thức HS cần lĩnh hội là kết quả của PHT số 1). Củng cố, hoàn thiện kiến thức. GV yêu cầu HS cho biết: 1. Khái niệm Giới? Kể tên 5 giới? 2. Nêu đặc điểm chính của mỗi giới? 5. Dặn dò 1. Học bài và trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 2. Đọc mục “Em có biết?”. 3.Đọc trước bài 3 Ngày soạn: 02/09/2010 Lớp dạy : 10 A1 10A2 10A3 Tiết 3; Bài 3: CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC, NƯỚC VÀ CACBONHIDRAT I. MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng. 1. Về kiến thức. - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. - Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. - Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào - Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức) có trong cơ thể sinh vật. - Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật. 2. Về kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm nhỏ. 3. Về thái độ. Giáo dục ý thức hợp tác trong nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hình 3.2 SGK Sinh học 10 phóng to. - Tranh về công thức cấu tạo của một số hợp chất cacbon 2. Học sinh - Nghiên cứu trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định trật tự lớp 2.Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Khái niệm giới? Các tiêu chí phân chia hệ thống 5 giới? Đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm? Đáp án: - KN: 2đ - Các tiêu chí: 3 tiêu chí: 3đ - Đặc điểm của 3 giới: 5đ 3. Bài mới. * Đặt vấn đề: - GV: Qua phần I- Giới thiệu chung về thế giới sống, chúng ta đã biết tế bào không những là một trong những cấp tổ chức sống cơ bản mà nó còn là đơn vị tổ chức cơ bản nhất của cơ thể sống. Vậy thì: + Những nguyên tố hóa học, nguyên tố vô cơ và nguyên tố hữu cơ nào cấu tạo nên tế bào? + Tế bào có cấu tạo và những chức năng gì mà được coi là đơn vị tổ chức cơ bản nhất của cơ thể sống? Những vấn đề này sẽ được lần lượt giải đáp qua nội dung của 4 chương trong phần 2. - HS: Lắng nghe để xác định nội dung học tập. Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống. Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung (3) - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung 2 đoạn đầu tiên của mục I trang 15 SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Có bao nhiêu nguyên tố hóa học có trong tự nhiên tham gia vào thành phần cấu tạo của cơ thể sống? + Trong số đó có những nguyên tố nào là chủ yếu? Vì sao? + Trong tế bào và cơ thể các nguyên tố hóa học tồn tại như thế nào? + Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định đó? - GV chỉ định 1 – 2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt kiến thức như nội dung bên. - GV giải thích thêm: trong 4 nguyên tố C, H, O, N thì C là nguyên tố có vai trò tạo nên sự đa dạng của các chất hữu cơ. Vì nguyên tử cacbon có cấu hình elêctrôn vòng ngoài gồm 4 elêctrôn, do vậy 1 nguyên tử C có thể cùng 1 lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử C khác và nguyên tử của các nguyên tố khác theo mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng tạo ra vố số các bộ khung cacbon của các phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau. - GV thông báo: Như trên ta thấy tỉ lệ các nguyên tố khác nhau trong tế bào và cơ thể là khác nhau. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dụng còn lại của mục I và nội dung bảng 3 trang 15, 16 SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng về tỉ lệ có trong cơ thể sống, về vai trò của chúng đối với cơ thể sống? + Kể tên một số nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? - GV gọi 1 – 2 HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận như nội dung bên. - Nghiên cứu SGk tìm ý trả lời. + Vài chục nguyên tố + C, H, O, N vì chiếm 96% khối lượng cơ thể sống. + Tương tác với nhau → đặc tính nổi trội cho thế giới sống + Vì chúng được tiến hóa từ tổ tiến chung. - Cử đại diện nhóm trả lời - Lắng nghe và ghi nhớ. - Nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe - Nghiên cứu SGK suy nghĩ để trả lời: - 1 -2 HS trả lời. - Nghe và ghi vào vở. I. Các nguyên tố hóa học. - Có khoảng 25 nguyên tố tham gia vào thành phần cấu tạo của cơ thể sống. - C, H, O, N là 4 nguyên tố chủ yếu - Các nguyên tố hóa học tương tác với nhau theo quy luật lí hóa học → hình thành nên đặc tính nổi trội mà chỉ thế giới sống mới có. - Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong có trong cơ thể, các nguyên tố thành 2 loại: - Nguyên tố đa lượng (C, H, O, N, S, P). + Chiếm > 0,01% khối lượng khô. + Vai trò: cấu tạo nên đại phân tử hữu cơ của tế bào. - Nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Mo, Zn, Cu, Bo) + Chiếm < 0,01% khối lượng khô. + Vai trò: cấu tạo nên các enzim, vitamin và một số chất quan trọng khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc, đặc tính và vai trò của nước trong tế bào. (1) (2) (3) - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần 1 và hình 3.1 trang 16 SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu cấu trúc của một phân tử nước? + Nhận xét về vị trí của cặp elêctrôn dùng trong phân tử nước?Với vị trí như vậy làm cho nước có đặc tính gì? + Điều gì xảy ra khi phân tử nước ở cạnh các phân tử nước khác hoặc cạnh các phân tử phân cực? - GV chỉ định 2 – 3 HS trả lời. - GV bổ sung, nhận xét và kết luận. - GV nói thêm: Liên kết hiđrô là liên kết yếu nên nó dễ bị bẻ gãy và tái tạo liên tục. - GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh trang 17 SGK? - GV gợi ý HS: Dựa vào mối liên quan giữa mật độ, khoảng cách và thể tích để trả lời câu hỏi. + Mật độ phân tử nước và khoảng cách phân tử nước ở thể rắn như thế nào so với thể lỏng? + Điều gì xảy ra đôi với nước trong tế bào sống khi đưa tế bào đó vào ngăn đá? - GV gọi 1 nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi bổ sung. - GV nhận xét và bổ sung. - GV thông báo: Nước tồn tại ở khắp các thành phần của tế bào ở 2 dạng tự do và ở dạng liên kết. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục 2 trang 17 SGK cho biết: + Nước có những vai trò nào đối với tế bào? + Tính chất nào của nước làm cho nước có vai trò quan trọng như vậy đối với tế bào và cơ thể? - GV chỉ đinh 1 HS trả lời. - GV bổ sung và chốt kiến thức. - Nghiên SGK để trả lời. + 1 nguyên tử ôxi và 1 nguyên tử hiđrô + Bị ôxi kéo lệch về phía nó và làm cho phân tử nước bị phân cực: đầu mang ôxi mang điện tích âm còn đầu mang hiđrô mang điện tích dương. + Đầu mang điện tích dương của phân tử nước này hút đầu mang điện tích âm của phân tử nước kia hoặc của phân tử phân cực khác. - 2 – 3 HS trả lời - Nghe và ghi vào vở - Lắng nghe - Quan sát hình, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh +Mật độ phân tử nước ở trạng thái rắn thấp hơn so với ở trạng thái lỏng và do đó ở thể rắn khoảng cách giữa các phân tử nước tăng lên làm thể tích nước tăng. + Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong tế bào đó sẽ bị đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào. - Cử đại diện nhóm trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ - Nghiên cứu SGK để trả lời. + Là thành phần cấu tạo, là dung môi, là môi trường phản ứng và còn tham gia vào một số phản ứng. + Nhờ tính phân cực mà nước có khả năng hòa tan các chất phân cực và có một số tính chất lí hóa đặc biệt khác. - Trả lời - Lắng nghe và ghi nhớ. II. Nước và vai trò của nước trong tế bào. 1. Cấu trúc và đặc tính của nước. - Cấu trúc: 1 nguyên tử ôxi và 2 nguyên tử hiđrô. O H H - Đặc tính: Nước có tính phân cực do ôxi có khả năng hút elêctrôn trong liên kết cộng hóa trị về phía mình mạnh hơn. Do đó: Các phân tử nước có khả năng liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác qua liên kết hiđrô. 2. Vai trò của nước đối với tế bào. - Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. - Nước là dung môi hòa tan nhièu chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Nước tham gia vào các phản ứng trong chuyển hóa vật chất ở tế bào. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của các loại cacbonhidrat Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung (3) - Đưa ra ví dụ về cacbonhidrat yêu cầu HS nghiên cứu và cho biết: Các nguyên tố tham gia cấu tạo các loại đường trên? - Gọi 1 HS trả lời rồi kết luận. - Bổ sung: chúng cấu tạo theo nguyên đa phân và có tính phân cực. - Thông báo: Tùy theo số lượng đơn phân tử mà người ta chia cacbobhiđrat thành 3 loại: đường đơn (monosaccarit); đường đôi (đisaccarit) và đường đa (polisaccarit). - Kẻ bảng phân biệt 3 loại cacbonhidrat trên về đại điện, số lượng đơn phân và chức năng của chúng lên bảng. - Dùng hình thức vấn đáp để hoàn thành đặc điểm của đường đơn: + Kể tên các loại đường đơn mà em biết? Chúng được tìm thấy ở đâu trong tự nhiên? + Chức năng của các loại đường đó? - Gọi mỗi HS trả lời 1 ý, HS khác theo dõi bổ sung. - Bổ sung và chốt kiến thức. - Với 2 loại đường còn lại yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn, trong đó tổ 1 và 2 làm đường đôi, tổ 3 và 4 làm đường đa. - Yêu cầu tổ 1 hoặc tổ 4 cử đại diện lên trình bày 2 loại đường còn lại. Tổ còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chốt kiến thức. - Phân tích ví dụ để trả lời: C, H và O. - Trả lời - Lắng nghe, ghi vào vở. - Nghe - Kẻ bảng vào vở. - Suy nghĩ để trả lời. - 1 – 3 HS trả lời, HS khác theo dõi để nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi vào vở. - Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng theo yêu cầu của GV. - Tổ 1 và 2 cử đại diện lên trình bày. Tổ còn lại theo dõi bổ sung, - Theo dõi và ghi vào vở. I. Cacbonhiđrat (đường). 1. Đặc điểm - VD: + Glucôzơ (C6H12O6) + Saccarozơ (C12H22O11) + Tinh bột (C5H10O5)n. - Thành phần hóa học đều có 3 nguyên tố: C, H, O. - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, phân cực. 2. Các loại cacbonhidrat. Đường đơn Đường đôi Đường đa Các đại diện Glucozơ (đường nho) galactozơ (sữa), fructozơ (quả, mật hoa, mật ong) Saccarozơ (mía, củ cải đương), lactozơ (sữa) Glicôgen (TBĐV), xenlulozơ (TBTV), kitin (nấm, vỏ tôm, cua) Số lượng đơn phân 1 phân tử 2 phân tử nhiều phân tử Chức năng Trực tiếp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cung cấp năng lượng dự trữ cho tế bào Năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể; cấu tạo nên TBTV, nấm, bộ xương ngoài cho nhiều loại côn trùng Củng cố, hoàn thiện kiến thức. Để củng cố hoàn thiện kiến thức, GV cho HS giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống: Câu 1: Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích cho dù là rất bổ? Đáp án: Ăn các món ăn khác nhau sẽ cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể. Câu 2: Tại sao khi quy hoạch đô thị người ta lại dạng một khoảng đất nhất định để trồng cây xanh? Đáp án: vì cây xanh là một mắt xích quan trọng trong chu trình cácbon. Câu 3: Giải thích tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại giúp bảo quản thực phẩm? Đáp án: Khi được phơi hoặc sấy khô, hàm lượng nước trong thực phẩm sẽ giảm nên hạn chế được sự phát triển của

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_tiet_1_17_ta_thi_mai_trang.doc
Giáo án liên quan