- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ở cây xanh, ngoài sự thống nhất các cơ quan, bộ phận với nhau; còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường (hình thái, cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường)
B. Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Cây xanh không những có sự thống nhất giữa các bộ phận và các cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ cụ thể.
II/ Cây với môi trường.
Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước.
Mục tiêu: HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
B1:GV treo tranh H36.2, 36.3 sgk/119,120.
B2:GV yêu cầu : HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh tam giác SGK/119
B3:GV tổng kết ý kiến HS đưa ra kiến thức chuẩn. HS : quan sát mẫu vật mang đến lớp và H36.2, 36.3, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm.
Yêu cầu : giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Long Biên Họ và tên giáo viên: Lương Thị Kim Yến
Tổ: Tự nhiên
Tiết 44_Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (Tiếp)
Môn: Sinh học; lớp 6A1,2,3,4.
Thời gian thực hiện: 45 phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển)
- Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ hạt khi đem gieo.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨ BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 36.2 đến 36.5/119,120,121 sgk.
Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra: Không
2. Bài học:
A. Hoạt động mở đầu:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ở cây xanh, ngoài sự thống nhất các cơ quan, bộ phận với nhau; còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường (hình thái, cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường)
B. Hình thành kiến thức mới:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Cây xanh không những có sự thống nhất giữa các bộ phận và các cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ cụ thể.
II/ Cây với môi trường.
Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước.
Mục tiêu: HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1:GV treo tranh H36.2, 36.3 sgk/119,120.
B2:GV yêu cầu : HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh tam giác SGK/119
B3:GV tổng kết ý kiến HS đưa ra kiến thức chuẩn.
HS : quan sát mẫu vật mang đến lớp và H36.2, 36.3, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm.
Yêu cầu : giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Yêu cầu: Tiểu kết:
Lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống trôi nổi, chìm trong nước, chứa không khí giúp cây nổi.
Hoạt động 2: Các cây sống trên cạn
Mục tiêu: Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/120 và cho biết:
? Cây sống trên cạn phụ thuộc vào những yếu tố nào.
? Khi cây mọc nơi khô hạn, nắng gió thường có đặc điểm gì?
? Vì sao cây mọc trong rừng rậm hoặc thung lũng thân thường vươn cao, các cành thường tập trung ở ngọn.
B2:GV lấy ví dụ khác để chúng minh đặc điểm của cây thích nghi với môi trường.
+ Cây rau dừa mọc trong nước có rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng cây mọc trên cạn thì không có.
HS nghiên cứu thông tin, kết hợp với kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV :
HS nêu được :
- Phụ thuộc vào nguồn nước,nhiệt độ, khí hậu,các loại đất.
- Rễ ăn sâu tìm nguồn nước hoặc rễ lan rộng để hút xương đêm.
- Để lấy đủ ánh sáng cho lá quang hợp.
- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3: Cây sống trong những môi trường đặc biệt.
Mục tiêu: Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1:GV: yêu cầu HS quan sát hình 36.4 và 36.5 sgk/ 120 kết hợp nghiên cứu thông tin SGK/120 và cho biết:
? Thế nào là môi trường đặc biệt.
? Kể tên các loại cây sống trong môi trường này?
? Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này.
B2:GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi của lệnh tam giác:
B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường
HS quan sát hình nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV :
-Yêu cầu HS nêu được: dự trữ nước, chế tạo tinh bột ,...
- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
Kết luận: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài,cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
* Ghi nhớ :SGK trang 121
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- HS làm bài tập: chọn đáp án đúng.
1. Cây xanh có hoa có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất vì:
A. Cây có rễ, thân, lá.
B. Cây có hoa, quả và hạt.
C. Cây đã hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. Cây có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau.
2. Nhờ đặc điểm nào mà cây đước có thể sống được trên bãi lầy ngập thuỷ triều ở vùng ven biển.
A. Cây có rễ, thân và lá.
B.Cây có hoa quả và hạt.
C. Cây có rễ chống.
D. Cây có rễ ăn sâu xuống đất
D. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ trang 108 SGK Sinh học 6
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục “ Em có biết”
- Đọc trước Bài 37.
* Rút kinh nghiệm bài học:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_36_tong_ket_ve_cay_co_hoa_tiet_2.docx