I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giải thích được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước.
- Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình cấu tạo ngoài của tôm
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.
- Mẫu vật: Tôm sông
- Học sinh: Mỗi nhóm mang tôm sống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Mở bài:
- GV giới thiệu đặc điểm chung của ngành Chân khớp và 3 lớp của ngành. Với mỗi lớp của ngành đưa 1 hình đại diện.
- Hỏi: Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa lớp Giáp xác và 2 lớp còn lại.
- Trả lời: + Môi trường sống: nước, đất ẩm.
+ Cấu tạo: hô hấp bằng mang.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 22: Tôm sông (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
Bài 22: TÔM SÔNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giải thích được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.
- Giải thích được cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước.
- Trình bày được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình cấu tạo ngoài của tôm
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1.
- Mẫu vật: Tôm sông
- Học sinh: Mỗi nhóm mang tôm sống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Mở bài:
- GV giới thiệu đặc điểm chung của ngành Chân khớp và 3 lớp của ngành. Với mỗi lớp của ngành đưa 1 hình đại diện.
- Hỏi: Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa lớp Giáp xác và 2 lớp còn lại.
- Trả lời: + Môi trường sống: nước, đất ẩm.
+ Cấu tạo: hô hấp bằng mang.
Hoạt động 1:
CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN CỦA TÔM
Mục tiêu: + Giải thích được cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước.
+ Xác định được vị trí, chức năng các phần phụ
a. Vỏ cơ thể
- GV yêu cầu học sinh quan sát mẫu tôm và trả lời các câu hỏi:
+ Cơ thể tôm gồm mấy phần?
+ Vị trí, độ cứng, màu sắc của thành phần được xem là bộ xương của tôm?
+ Với đặc điểm như trên hãy cho biết vai trò của lớp vỏ tôm?
- Hỏi: Tham khảo phần 1. Vỏ cơ thể tr.74 SGK và cho biết lớp vỏ tôm có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của nó như thế nào?
- Hỏi: Sự khác nhau của lớp vỏ ở phần đầu - ngực và phần bụng có ý nghĩa gì?
a. Vỏ cơ thể
- HS quan sát mẫu tôm để trả lời:
+ Cơ thể tôm gồm 2 phần: phần đầu - ngực và phần bụng.
+ Bao bên ngoài cơ thể (Vỏ cơ thể), cứng và có màu sắc giống với màu môi trường.
+ Bảo vệ cơ thể, là chỗ bám cho hệ cơ, giúp tôm dễ dàng ẩn nấp để bắt mồi hoặc trốn tránh kẻ thù.
-Trả lời: + Vỏ cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi nên cứng làm nhiệm vụ che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ.
+ Trong thành phần của vỏ có chứa các sắc tố làm cho tôm có màu giống với môi trường.
- Trả lời: + Phần đầu - ngực vỏ là một tấm giáp liền bảo vệ cho các cơ quan tập trung tại đó.
+ Phần bụng vỏ gồm nhiều tấm khớp động với nhau giúp tôm linh hoạt trong cách di chuyển.
b. Các phần phụ và chức năng
- GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:
+ Quan sát mẫu vật đối chiếu với hình 22.1 SGK xác định tên và vị trí các phần phụ trên tôm.
+ Quan sát tôm hoạt động xác định chức năng của các phần phụ.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK tr.75 sau đó gọi đại diện HS điền bảng
b. Các phần phụ và chức năng
- HS quan sát mẫu theo hướng dẫn và ghi kết quả
- HS hoàn thành bảng 1
- Đại diện lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét và bổ sung.
c. Di chuyển
- Hỏi: Thông qua bảng trên hãy cho biết tôm có thể di chuyển theo những cách nào?
- Hỏi: Ngoài tự vệ bằng màu sắc cơ thể tôm còn thể hiện bản năng tự vệ bằng cách nào?
c. Di chuyển
-Trả lời:Tôm di chuyển bằng cách: bò, bơi (tiến, lùi), nhảy.
- Trả lời: Nhảy
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA TÔM
Mục tiêu: phát biểu được đặc điểm dinh dưỡng của tôm và vận dụng giải thích được một số các hiện tượng trong thực tiễn.
- GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận để trả lời câu hỏi:
+ Căn cứ vào đâu mà người ta lại dùng thính để câu hoặc cất vó tôm và thường vào ban đêm?
- Hỏi: Nêu các đặc điểm về tiêu hoá, hô hấp, bài tiết của tôm?
- Trả lời: do tôm có các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển có thể nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa, do tập tính hoạt động của tôm là vào lúc đêm tối.
- Trả lời:
+ Tiêu hoá: Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm, thức ăn tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.
+ Hô hấp: Thở bằng mang.
+ Bài tiết: Qua tuyến bài tiết
Hoạt động 3:
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA TÔM
- Hỏi: Đọc SGK phần III thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Mô tả vòng đời của tôm?
+ Vì sao phải qua lột xác nhiều lần tôm mới lớn lên được?
+ Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?
- Trả lời:
+ Từ trứng nở thành ấu trùng qua nhiều lần lột xác thành tôm trưởng thành.
+ Do đặc điểm cấu tạo của vỏ nên lớp vỏ không lớn lên được khi đã cứng Vì vậy trong giai đoạn vừa lột xác xong tôm lớn lên.
+ Bảo vệ trứng.
- Hỏi:
+ Kể tên một số loài tôm có giá trị kinh tế ?
+ Làm gì để bảo vệ nguồn lợi đó?
- Hỏi: Qua mẩu thông tin đã biết từ bài 21 hãy cho biết khi nuôi tôm, ngoài những biện pháp kỹ thuật ta cần phải chú ý điều gì để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm?
- Trả lời:
+ Tôm hùm, tôm sú, tôm he, tôm càng xanh, tôm lưng sọc đỏ
+ Đánh bắt hợp lí, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản
- Trả lời: Kết hợp nuôi các động vật thân mềm 2 mảnh vỏ để làm sạch môi trường.
* Kết luận chung: HS đọc SGK
IV/ CỦNG CỐ
1. Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì:
A. cơ thể chia 2 phần: đầu - ngực và bụng.
* B. có phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
C. thở bằng mang
D. A, B và C.
2. Tôm thuộc lớp giáp xác vì:
A. Vỏ cơ thể cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi nên cứng như áo giáp.
* B. là chân khớp sống ở nước thở bằng mang.
C. vỏ cơ thể có màu sắc giống màu môi trường.
D. phần đầu ngực có giáp đầu ngực.
/ VỀ NHÀ
- Học bài theo câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: 2 tôm còn sống.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_22_tom_song_ban_hay.doc