Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 6+7

I. Mục tiêu: Qua bài này GV làm cho HS:

- Nêu được cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sông kí sinh, chỉ rõ những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét

- Rèn luyện kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng phân tích tổng hợp.

- Có ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh phóng to hình 6.1 6.4 SGK.

 Bảng phụ kẻ theo mẫu SGK trang 24.

- Học sinh: Xem bài 3. Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 24.

III. Hoạt động dạy - học:

1.Mở bài: Trên thực tế có nhiều loại bệnh nguy hiểm ở người và động vật do động vật nguyên sinh gây nên Tìm hiểu hai đối tượng gây bệnh nguy hiểm ở nước ta là trùng sốt rét, trùng kiết lị.(2)2.Phát triển bài:

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 6+7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 1 - 9 - 2008 Tiết: 6 Ngày dạy: 8 - 9 - 2008 Bài 6. TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT Mục tiêu: Qua bài này GV làm cho HS: Nêu được cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét phù hợp với lối sông kí sinh, chỉ rõ những tác hại do hai loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét Rèn luyện kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình, kĩ năng phân tích tổng hợp. Có ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh phóng to hình 6.1 ® 6.4 SGK. Bảng phụ kẻ theo mẫu SGK trang 24. Học sinh: Xem bài 3. Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 24. Hoạt động dạy - học: 1.Mở bài: Trên thực tế có nhiều loại bệnh nguy hiểm ở người và động vật do động vật nguyên sinh gây nên ® Tìm hiểu hai đối tượng gây bệnh nguy hiểm ở nước ta là trùng sốt rét, trùng kiết lị.(2’)2.Phát triển bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Hoạt động 1. Tìm hiểu trùng kiết lị GV: Cho HS quan sát tranh phóng to hình 6.1 và 6.2, yêu cầu cá nhân tự đọc thông tin mục 1. Cho các nhóm thảo luận làm bài tập trang 23 Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. Cho HS tìm hiểu hoạt động sống của trùng kiết lị, sau đó nêu câu hỏi: ? Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có hại như thế nào đến sức khỏe con người? ? Cách phòng và trị bệnh kiết lị? I. Trùng kiết lị HS, quan sát hình vẽ, đọc thông tin ở mục 1 tự ghi nhận kiến thức. HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập trang 23: Đánh dấu ü vào ô trống ứng với ý trả lời đúng. Yêu cầu nêu được: Trùng kiết lị giống với trùng biếân hình ở chỗ: có chân giả, có hình thành bào xác. Trùng kiết lị khác trùng biếân hình ở chỗ: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn. HS rút ra kết luận về cấu tạo của trùng sốt rét: Bộ phận di chuyển tiêu giảm. HS tìm hiểu hoạt động sống, tác hại của trùng kiết lị gây ra đối với con người: HS rút ra kết luận về đặc điểm dinh dưỡng và phát triển của trùng sốt rét. Dinh dưỡng: ăn hồng cầu. Phát triển nhanh, phá hủy cơ quan kí sinh. HS thảo luận: cách phòng và trị bệnh kiết lị: ăn uống vệ sinh. Hoạt động 2. Tìm hiểu trùng sốt rét và bệnh sốt rét ở nước ta Yêu cầu HS thảo luận dựa theo những thông tin mục 1 tìm những đặc điểm lối sống thích nghi của trùng sốt rét. ? Trùng sốt rét có lối dinh dưỡng như thế nào? Cho HS đọc phần thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi: ? Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? ? Thời gian người bệnh lên cơn sốt ứng với giai đoạn nào trong vòng đời của trùng sốt rét? Lưu ý HS: không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian. Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành bảng so sánh hai loại trùng kí sinh này. Yêu cầu HS liên hệ thực tế ® nhận xét thực trạng bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay. Cho HS đọc thông tin ở mục 3, bổ sung kiến thức. Yêu cầu HS nêu cách phòng phòng bệnh sốt rét. II. Trùng sốt rét HS đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm ® điểm thích nghi lối sống kí sinh: Cấu tạo: Kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào. HS đọc phần chú thích ở hình vẽ 6.4 SGK trang 24 trả lời: Trùng sốt rét ăn chất nguyên sinh của hồng cầu. HS thảo luận dựa vào những thông tin ở mục 2 kết hợp với những hiểu biết thực tế: .Trùng sốt rét hủy hoại hồng cầu ® người bị sốt rét da tái xanh. .Ứng với giai đoạn trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu chui ra và chui vào hồng cầu khác. HS ghi kết luận về vòng đời của trùng sốt rét: Sinh sản nhanh, phá vỡ hồng cầu. HS thảo luận, hoàn thành bảng so sánh hai loại trùng kí sinh trên. Yêu cầu nêu được: Trùng kiết lị kích thước to, truyền bệnh qua đường tiêu hóa của người, tác hại viêm loét ruột, mất hồng cầu. Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, sống ở ruột và tuyến nước bọt của muỗi ® vào máu người, gây tác hại phá hủy hồng cầu người. HS nhận xét về thực trạng bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay, Cá nhân tự đọc thông tin, bổ sung kiến thức. HS thảo luận về cách phòng bệnh sốt rét: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân 3.Củng cố - Đánh giá: (6’) - Cho HS làm bài tập: Đánh dấu x vào phương án đúng: 1. Bệnh kiết lị do loại trùng nào gây nên: a. Trùng biến hình b. Trùng kiết lị c. Tất cả các loại trùng 2. Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu: a. Bạch cầu b. Hồng cầu c. Tiểu cầu 3. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào: a. Qua ăn uống b. Qua hô hấp c. Qua máu 4.Dặn dò (2’) Học bài. Đọc mục Em có biết. Xem bài 7. Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 26 và 28. Ôn lại kiến thức bài 4, 5, 6. ²²² Tuần: 4 Ngày soạn: 30 -8 - 2008 Tiết: 7 Ngày dạy: 9 - 9 - 2008 Bài 7. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Mục tiêu: Qua bài này GV làm cho HS: Nêu được đặc điểm chung của ĐVNS, thấy được vai trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do chúng gây ra. Rèn kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh. Giáo dục học sinh ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh một số động vật nguyên sinh. Bảng phụ kẻ theo mẫu. Học sinh: Kẻ bảng 1 và 2 theo mẫu SGK. Hoạt động dạy - học: 1.Kiểm bài cũ: ? Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào? ? Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? 2.Mở bài: GV yêu cầu học sinh kể tên những đại diện động vật nguyên sinh đã học ® đặc điểm chung và vai trò của chúng ra sao ® bài mới. 2.Phát triển bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ cấu tạo một số loài động vật nguyên sinh đã học, sau đó thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1. Treo bảng phụ ® gọi đại diện nhóm ghi kết quả. Nhận xét, sửa chữa, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi: ? Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì? ? Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì? ? Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung gì? Cho HS ghi kết luận ® đặc điểm chung của động vật nguyên sinh. 1.Đặc điểm chung HS quan sát hình vẽ, nhớ lại kiến thức đã học: đời sống và cấu tạo một số ĐVNS ® trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 1. HS lên ghi kết quả vào bảng phụ. HS tiếp tục thảo luận, tìm ra những đặc điểm cơ bản của động vật nguyên sinh tự do và kí sinh. HS rút ra những đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh. Cơ thể có kích thước hiển vi chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. Dinh dưỡng chủ yếu theo lối dị dưỡng. Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hoặc tiêu giảm bộ phận di chuyển. Sinh sản vô tính, hữu tính. Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của Động vật nguyên sinh GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nghiên cứu thông tin mục 2 trang 26, sau đó thảo luận nêu vai trò của những động vật nguyên sinh sống trong ao nuôi cá. Cho HS trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2. Gọi đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ. Khuyến khích các nhóm kể thêm vài loài khác gây bệnh ở người và động vật. Cho HS xem bảng kiến thức chuẩn. 2. Vai trò của Động vật nguyên sinh HS quan sát hình vẽ, đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức ® thảo luận nhóm về vai trò của những động vật nguyên sinh sống trong ao nuôi cá: làm thức ăn cho cá HS trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2. HS kể thêm vài loài khác gây bệnh ở người và động vật. HS xem bảng kiến thức chuẩn ® sửa chữa (nếu sai) ® kết luận Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị độ sạch môi trường nước Một số loài gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật. 3.Củng cố - Đánh giá: ? Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh? ? Vai trò của Động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người? Nêu ví dụ cụ thể. 4.Dặn dò Học theo bài ghi + SGK. Xem bài 8: Thủy tức. Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 30 (cột 3 và 4). Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh STT Đại diện Kích thước Cấu tạo từ Thức ăn Bộ phận di chuyển Hình thức sinh sản Hiển vi Lớn 1 TB nhiều TB 1 Trùng roi P P Vụn hữu cơ Roi Phân đôi 2 Trùng biến hình P P VK, VHC Chân giả Phân đôi 3 Trùng giày P P VK, VHC Lông bơi Phân đôi, tiếp hợp 4 Trùng kiết lị P P Hồng cầu Tiêu giảm Phân đôi 5 Trùng sốt rét P P Hồng cầu Không có Phân nhiều Bảng 2. Vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh Vai trò thực tiễn Tên các đại diện Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp Gây bệnh ở động vật Trùng cầu, trùng bào tử Gây bệnh ở người Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét Có ý nghĩa về địa chất Trùng lỗ

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_67.doc
Giáo án liên quan