I. MỤC TIÊU :
- Thấy được động vật và thực vật có những điểm chung của sinh vật nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
- Phân biệt ĐVKXS và ĐVCXS và vai trò của chúng trong thiên nhiên và con người.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp giảng giải, phân tích, thảo luận theo nhóm,
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, mô hình về tế bào thực vật và động vật nếu có.
HS : Xem lại kiến thức đã học ở lớp 6, một số tranh ảnh có liên quan.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1,2 SGK trang 8
B. Mở bài : TV, ĐV xuất hiện rất sớm trên hành tinh chúng ta. Do quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhánh sinh vật khác nhau. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào bài học mới.
126 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hồng Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/8/2012
MỞ ĐẦU
TIẾT: 1
BÀI 1 : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU:
- Qua bài học hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú về loài, số lượng, môi trường sống.
- Xác định được động vật nước ta đa dạng phong phú như thế nào ?
- Qua bài học có thể nhận biết một số loài động vật qua tranh ảnh, báo đài.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Sử dụng phương pháp quan sát tranh, giảng giải, phân tích, vấn đáp,
III. CHUẨN BỊ:
GV : Tranh vẽ hình 1.1, 1.2,
HS : Xem nội dung bài trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG:
A. Mở bài : Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiều rừng, biển, đồng bằng rất thuận lợi cho nhiều loài động vật sinh sống. Vậy mức độ đa dạng phong phú như thế nào chúng ta sẽ đi vào bài học.
B. Bài mới:
Hoạt động 1 : Động vật đa dạng về loài
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Cung cấp thông tin cho HS biết được động vật phân bố khắp nơi.
GV: Cho HS nghiên cứu SGK phần thông tin, sau đó GV có thể treo tranh lên cho HS quan sát.
GV: Vẹt là loài chi như thế nào?
GV: Có thể lấy một vài ví dụ khác.
GV : Cho HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi sau :
1/ Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi : Kéo một mẻ lưới trên biển, tát một ao cá đơm đó qua một đêm ở đầm hồ,..
2/ Hãy kể tên các động vật tham gia vào “ Bản giao hưởng” thường cất lên trên cánh đồng quê hương ta ?
GV: Nhận xét thảo luận nhóm. Sau đó liên hệ thực tế nước ta.
Học sinh nghe.
Học sinh nghiên cứu SGK.
HS trả lời (đẹp và quí nhưng cả thế giới 316 loài khác nhau trong đó có 27 loài vẹt có tên trong danh sách đỏ)
HS tiến hành thảo luận nhóm. Sau đó GV gọi đại diện nhóm trả lời.
1/ Rất đa dạng về phương diện loài. Tùy vị trí nơi học GV chọn một nôi dung thích hợp để đánh giá.
2/ Chủ yếu là những loài động vật có cơ quan phát âm thanh như: Dế, ếch, nhái,..có thể tìm gặp nhau trong mùa sinh sản.
I. ĐA DẠNG VỀ LOÀI VÀ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ.
Thế giới đv xung quanh chúng ta vô cùng đadạng, phong phú. Chúng đa dạng về loài, kích thước cơ thể, lối sống, môi trường sống.
Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể.
Hoạt động 2 : Động vật đa dạng về môi trường sống.
HĐGV
HĐHS
ND
GV: ở vùng khô hạn, lạnh giá, ở đáy biển có động vật sinh sống không ?
GV: Có thể treo tranh hình 1.3,1.4 SGK cho HS quan sát và ghi tên môi trường sống vào các ô trống.
GV: Tiếp tục cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi trong SGK.
GV: Gọi HS trả lời sau đó GV nhận xét bổ sung.
GV có thể liên hệ thực tế tình hình động vật ở nước ta hiện nay. Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ động
vật.
HS trả lời sau đó giáo viên có thể cho HS đem những mẫu sưu tầm được cho biết về môi trường sống.
HS quan sát và ghi vào hình.
HS thảo luận.
HS đại diện nhóm trả lời.
1/ Chim cánh cụt nhờ tích lũy lớp mỡ dày lông rậm và tập tính chăm sóc trứng, con chu đáo.
2/ Nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng.
3/ Rất đa dạng phong phú vì tài nguyên rừng và biển ở nước ta chiếm một tỉ lệ rất lớn.
II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG.
Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố khắp các môi trường như
+Nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
+Trên cạn, trên không.
+ Ở vùng cực băng giá quanh năm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK
- Chuẩn bị bài 2 trang 9 SGK.
Ngày dạy: 25/8/2012
TIẾT : 2
BÀI 2 : PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU :
- Thấy được động vật và thực vật có những điểm chung của sinh vật nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
- Phân biệt ĐVKXS và ĐVCXS và vai trò của chúng trong thiên nhiên và con người.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp giảng giải, phân tích, thảo luận theo nhóm,
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, mô hình về tế bào thực vật và động vật nếu có.
HS : Xem lại kiến thức đã học ở lớp 6, một số tranh ảnh có liên quan.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A. Kiểm tra bài cũû: Câu hỏi 1,2 SGK trang 8
B. Mở bài : TV, ĐV xuất hiện rất sớm trên hành tinh chúng ta. Do quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhánh sinh vật khác nhau. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào bài học mới.
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Phân biệt động vật với thực vật
HĐGV
HĐHS
ND
GV có thể treo tranh 2.1 cho HS quan sát.
GV cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 1 trang 9 SGK và trả lời 2 câu hỏi phía dưới, sau khi đã hòan thành bảng.
GV: Gọi HS trả lời.
GV : Cho nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
HS quan sát tranh.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời
I. PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT.
-Động vật giống thực vật ở đặc điểm: Cùng cấu tạo tế bào, có khả năng sinh trưởng và phát triển,
- ĐV khác TV ở đặc điểm : Cấu tạo tế bào thành xenlulôzơ, chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh và giác quan.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật.
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Cho HS đọc nội dung trong SGK tiến hành thảo luận.
GV: Gọi HS trả lời.
(Đáp án : 1,3,4)
GV giảng giải cho HS nghe về sự phân chia giới thực vật
HS đọc thông tin và nghiên cứu 5 đặc điểm trong SGK để chọn ra 3 đặc điểm theo yêu cầu.
HS đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS nghe và xem thông tin SGK.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT.
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Dị dưỡng: khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
III. SƠ LƯỢC PHÂN CHIA GIỚI THỰC VẬT.
SGK.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vai trò của động vật.
HĐGV
HĐHS
ND
Sau khi GV cho HS biết được ĐVCXS và ĐVKXS. Cho HS dựa vào bảng 2 để tìm hiểu vai trò của động vật.
GV gọi đại diện nhóm trả lời.
Sau khi HS trả lời GV nhận xét đưa đáp án đúng SGV trang 28.
GV có thể liên hệ thực tế về động vật ở nước ta.
HS xem bảng 2 SGK sau đó tiến hành thảo luận nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS có thể liên hệ thực tế và kể một số động vật có lợi ở địa phương em.
IV. VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT.
- Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho con người như lông da,
- Động vật dùng làm thí nghiệm, làm thuốc, nghiên cứu khoa học.
- Động vật cung cấp sức kéo, giải trí, làm cảnh,
- Ngoài ra động vật còn truyền bệnh sang người.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK ở phần cuối bài học
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo: váng nước xanh, váng nước cống rãnh và xem nội dung bài học trước ở nhà.
______________________________________________________________
Ngày dạy: 27/8/2012
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TIẾT : 3
BÀI 3: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh cụ thể là trùng roi và trùng giày và cách thu thập chúng.
- Biết cách quan sát trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo, cách di chuyển của chúng.
- Củng cố kỹ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
II. PHƯƠNG PHÁP : Sử dụng phương pháp giảng giải, phân tích, thảo luận theo nhóm,
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ về trùng roi và trùng giày, kính hiển vi, tiêu bản, bình nuôi cấy từ bèo nhật bản.
HS : Váng nước xanh, váng nước cống rãnh, rơm khô.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK trang 12
B. Mở bài : GV giới thiệu bài thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Quan sát trùng giày.
HĐGV
HĐHS
ND
GV treo hình lên 3.1 cho hs quan sát và nhận biết được trên tranh về hình dạng ngoài của trùng giày.
GV làm một tiêu bản cho HS quan sát.
GV gọi HS trả lời.
HS quan sát tranh và ghi nhớ.
HS quan sát tiêu bản do GV làm, sau đó trả lời 2 câu hỏi SGK.
HS trả lời
1/ Quan sát trùng giày.
a/ Hình dạng:
-Không đối xứng.
- Có hình khối như chiếc giày.
b/ Di chuyển:
Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay.
Hoạt động 2 : Quan sát trùng roi.
HĐGV
HĐHS
ND
GV cho HS quan sát hình SGK
GV làm một tiêu bản về trùng roi ở giọt nước xanh ngoài thiên nhiên hoặc nuôi cấy nhân tạo.
GV cho HS làm bài tập SGK trang 16.
HS quan sát tranh.
HS quan sát tiêu bản do GV làm, ở độ phóng đại nhỏ đến lớn.
HS đại diện nhóm trả lời.
2/ Quan sát trùng roi.
a/ Ở độ phóng đại nhỏ : Có dạng tròn hoặc hình thoi, di động và có màu xanh.
b/ Ở độ phóng đại lớn.
Trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn. Di chuyển vừa tiến vừa xoay.
D. Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị cho bài tiếp theo: váng nước xanh, váng nước cống rãnh và xem nội dung bài học trước ở nhà.
_________________________________________________________________
Ngày dạy: 30/8/2012
TIẾT : 4
BÀI 4: TRÙNG ROI
I. MỤC TIÊU :
- Mô tả được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi .
- Trên cơ sở cấu tạo, nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm, giảng giải, phân tích
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ về cấu tạo của trùng roi, hình 4.2, 4.3 SGK, ống nghiệm.
HS : Váng nước xanh, xem nội dung bài trước ở nhà.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 : Cho biết về hình dạng và cách di chuyển của trùng roi.
Câu 2 : Cho biết về hình dạng và cách di chuyển của trùng giày.
B. Mở bài : Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu qua về trùng roi và trùng giày là những động vật nguyên sinh dễ gặp nhất ngoài thiên nhiên nước ta, lại có cấu tạo đơn giản và điển hình cho ĐV nguyên sinh.
C. Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu về trùng roi xanh
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Cho biết môi trường sống của trùng roi ?
GV: Tại sao ở trùng roi có khả năng dinh dưỡng theo lối tự dưỡng và dị dưỡng ?
GV có thể giải thích rõ cho HS nghe.
GV: Có thể cung cấp thông tin về hình thức hô hấp và các sản phẩm bài tiết.
GV treo tranh hình 4.2 SGK.
GV: Hãy diễn đạt bằng lời về kiểu sinh sản phân đôi ở trùng roi xanh ?
(GV có thể diễn đạt : Cơ thể trưởng thành đến xuất hiện thêm roi, nhân xđ, nhân phân đôi trước đến chất nguyên sinh đến phân đôi cơ thể)
HS trả lời : Ao, hồ, đầm, ruộng,
HS trả lời sau đó gọi HS khác bổ sung cuối cùng GV nx.
HS có thể xem qua thông tin SGK hoặc thông tin do GV cung cấp.
HS quan sát tranh.
HS diễn đạt bằng lời dựa vào tranh vẽ(gồm 6 bước).
I. TRÙNG ROI XANH.
1.Cấu tạo và di chuyển
(sgk)
2/ Dinh dưỡng
-Ngoài ánh sáng trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Trong tối dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
- Hô hấp qua màng cơ thể.
- Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.
3/ Sinh sản.
Trùng roi xanh sinh sản vô tính theo cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.
4/ Tính hướng sáng (sgk)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tập đoàn trùng roi .
HĐGV
HĐHS
ND
GV treo tranh về cấu tạo tập đoàn trùng roi và giới thiệu khái quát .
GV cho HS biết được ý nghĩa của tập đoàn này,(là mối quan hệ giữa động vật đơn bào và động vật đa bào) .
GV so với trùng roi xanh thì có gì khác .
GV cho HS làm bài tập SGK trang 19.
HS quan sát tranh nghe GV giới thiệu khái quát kết hợp với thông tin SGK.
HS trả lời: Là một tập đoàn với hàng nghìn tb
HS thảo luận nhómvà làm BT.
II. TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI .
Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào. Vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào.
D. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
- Đọc phần em có biết .
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo: bài 5
______________________________________________________________
Ngày dạy: 3/9/2012
TIẾT : 5 BÀI 5
TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I. MỤC TIÊU :
- Phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày. Qua đó so sánh lại với trùng roi.
- Tìm hiểu về cách di chuyển, dinh dưỡng, phần nào về sinh sản.
- Có ý thức trong môi trường sống.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp giảng giải, phân tích, thảo luận theo nhóm,
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ về trùng giày, trùng biến hình.
HS : Xem nội dung bài trước ở nhà.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A. Kiểm tra bài cũû:
Câu 1 : Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ?
Câu 2 : Cho biết về cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh ?
B. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trùng biến hình .
HĐGV
HĐHS
ND
GV có thể cung cấp thông tin về môi trường sống của trùng biến hình.
GV treo tranh hình 5.1 cho HS quan sát và trả lời câu hỏi về cấu tạo và di chuyển
(GV giải thích về chân giả ở trùng biến hình cho HS nghe).
GV cho HS đọc thông tin và lựa chọn câu trả lời.
GV giảng giải về chất thừa được thải ra ngoài nhờ không bào co bóp.
GV cho biết hình thức sinh sản của trùng biến hình ?
HS dựa vào thông tin và biết được môi trừơng sống.
HS quan sát tranh và trả lời.
HS lựa chọn câu trả lời.(Đáp án : 2,1,3,4).
HS nghe.
HS trả lời.
I .TRÙNG BIẾN HÌNH.
Sống ở mặt bùn trong các ao tù.
1/ Cấu tạo và di chuyển.
-Là động vật đơn bào có cấu tạo rất đơn giản gồm: Nhân, chất nguyên sinh, không bào co bóp và không bào tiêu hóa.
- Di chuyển nhờ chân giả do chất nguyên sinh dồn về.
2/ Dinh dưỡng: Nhờ không bào tiêu hóa. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
3/ Sinh sản: Sinh sản theo
hình thức phân đôi khi gặp điều kiện thuận lợi.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trùng giày.
HĐGV
HĐHS
ND
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK tiến hành thảo luận nhóm để trả lời 3 câu hỏi phần tam giác trang 22.
GV : Gọi đại diện nhóm trả lời.
GV : Về hình thức sinh sản của trùng giày như thế nào ? Có giống với trùng biến hình không?
HS đọc thông tin và tiến hành thảo luận nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời.
HS xem thông tin và trả lời.
II .TRÙNG GIÀY.
1/ Cấu tạo(sgk)
2/ Dinh dưỡng:
Thức ăn qua miệng và hầu vào không bào tiêu hóa vận chuyển theo đường đi nhất định. Chất cặn bã thải ra ngoài ra lỗ thoát.
3/ Sinh sản:
Trùng giày ss theo hình thức phân đôi và SSHT bằng cách tiếp hợp.
D. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo: bài 6 .
_________________________________________________________________
Ngày dạy: 6/9/2012
TIẾT : 6 BÀI 6:
TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm.
- Nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống.
- Phân biệt muỗi Anôphen và muỗi thông thừơng, góp phần vào công tác phòng chống bệnh ở nước ta.
II . PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp giảng giải, thảo luận theo nhóm, phân tích
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ về cấu tạo , vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
HS : Xem nội dung bài trước ở nhà.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A.Kiểm tra bài cũ : Câu 1,2,3 SGK trang 22.
B.Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trùng kiết lị .
HĐGV
HĐHS
ND
GV cung cấp thông tin về tác hại gây ra đối với động vật và con người.
GV treo tranh hình 6.1 và 6.2 giảng giải cho HS nghe.
GV cho HS làm bài tập phần tam giác trang 23.
GV gọi HS trả lời.
GV giảng cho HS về hình thức sinh sản là sinh sản rất nhanh theo hình thức phân đôi.
HS nghe (bệnh sốt rét, bệnh ngủ châu phi, bệnh tằm gai,)
HS nghe và ghi nhó.
HS thảo luận nhóm để làm bài tập.
HS trả lời
HS nghe và ghi nhớ.
I. TRÙNG KIẾT LỊ .
-Trùng kiết lị sống kí sinh trong ruột người.
- Cấu tạo : Giống trùng biến hình, chỉ khác có chân giả ngắn.
- Khi bào xác theo thức ăn, nước uống vào đến ruột, chui ra khỏi bào xác gây các vết lóet rồi nuốt hồng cầu ở đó. Sinh sản rất nhanh . Gây triệu chứng phân có lẫn máu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trùng sốt rét.
HĐGV
HĐHS
ND
GV: Các em biết gì về muỗi Anôphen ?
GV treo tranh về muỗi Anôphen cho HS quan sát.
GV: Ở người trùng sốt rét kí sinh ở đâu ?
GV : Giảng giải về cấu tạo và dinh dưỡng cho HS nghe .
GV có thể treo tranh 6.3 , 6.4 cho HS quan sát.
GV : Vòng đời của muỗi Anôphen như thế nào ?
GV: Trước cách mạng tháng tám bệnh sốt rét ở nước ta như thế nào ?
GV có thể liên hệ thực tế và giáo dục trong việc phòng chống bệnh sốt rét , Bệnh sốt xuất huyết.
HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
HS quan sát tranh.
HS trả lời
HS nghe và ghi nhớ.
HS quan sát tranh.
HS trả lời .GV nhận xét .
HS trả lời
HS có thể liên hệ thực tế.
HS nghe.
II . TRÙNG SỐT RÉT.
1/ Cấu tạo và dinh dưỡng.
-Sống kí sinh trong máu người, thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
- Cấu tạo : Có kích thước nhỏ, không có không bào và bộ phận di chuyển.
- Dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào
2/ Vòng đời.
Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu, vào hồng cầu kí sinh và sinh sản sau đó phá vỡ hồng cầu lại chui vào nhiều hồng cầu khác tiếp tục chu trình .
3/ Bệnh sốt rét ở nước ta.
SGK
C.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK ở phần cuối bài học
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo: bài 7 .
Ngày dạy: 10/9/2012
TIẾT : 7 BÀI 7:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC
TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỤC TIÊU :
- Qua các loài ĐVNS vừa học nêu được đặc điểm chung của chúng.
- Nhận biết được vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
-GD ý thức trong việc phòng chống các bệnh do động vật nguyên sinh gây ra như các bệnh kiết lị, bệnh sốt rét,...
II. PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp phân tích, vấn đáp, thảo luận theo nhóm,
III. CHUẨN BỊ :
GV : Tranh vẽ về động vật nguyên sinh.
HS : Xem nội dung bài trước ở nhà
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A.Kiểm tra bài cũ: Câu 1,2,3 SGK trang 25.
B.Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đặc điểm chung của động vật nguyên sinh .
HĐGV
HĐHS
ND
GV qua các bài học trước chúng ta đã biết được một số ĐVNS và môi trường sống .
GV hãy kể tên một số loài ĐVNS mà em đã học ?
GV : Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 SGK và phần tam giac trang 62.
GV gọi đại diện nhóm trả lời
HS nghe.
HS kể.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
HS đại diện trả lời.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Có kích thước hiển vi.
- Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Phần lớn dị dưỡng.
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò thực tiễn .
HĐGV
HĐHS
ND
GV có thể treo tranh về ĐVNS nếu có hình 7.2.
GV: Ở những bài học trước hãy nhắc lại về vai trò thực tiễn của ĐVNS?
GV: Cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 2 SGK trang 28.
GV có thể liên hệ thực tế để giáo dục phòng chống bệnh do động vật nguyên sinh gây ra đối với con người.
HS quan sát tranh nếu có tranh.
HS trả lời.
HS tiến hành thảo luận nhóm.
II . VAI TRÒ THỰC TIỄN .
-Là thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình,
- Gây bệnh cho động vật và người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, cầu trùng.
- Có ý nghĩa về địa chất như trùng lỗ.
C.Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 22 .
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo: bài 8.
_________________________________________________________________
Ngày dạy: 13/9/2012
CHƯƠNG II : NGÀNH RUỘT KHOANG
TIẾT : 8 BÀI 8 : THỦY TỨC
I . MỤC TIÊU :
- Tìm hiểu hình dạng ngoài, cách di chuyển của thủy tức.
- Phân biệt được cấu tạo, chức năng, một số tế bào của thành cơ thể thủy tức, giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng.
- Qua bài học này tạo sự hứng thú học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Sử dụng phương pháp phân tích, thảo luận theo nhóm, giảng giải,
III. CHUẨN BỊ :
1/ GV : Tranh vẽ cấu tạo thủy tức, thủy tức bắt mồi, thủy tức di chuyển, sinh sản, cấu tạo tế bào.
2/ HS : Xem nội dung bài trước ở nhà.
IV. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
A.Kiểm tra bài cũ: Câu 1,2,3 SGK trang 28.
B.Mở bài : Đa số ruột khoang sống ở biển. Thủy tức là một trong số ít đại diện sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng cho ruột khoang.
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về hình dạng ngoài và di chuyển .
HĐGV
HĐHS
ND
GV giảng giải cho HS về môi trường sống và các thông tin khác.
GV treo tranh hình 8.1 cho HS quan sát và cho biết hình dạng ngoài như thế nào ?
GV: Dựa vào hình 8.2 hãy mô tả về cách di chuyển ?
Lưu ý ngành ruột khoang cơ thể có đối xứng.
HS nghe về môi trường sống và ghi nhớ.
HS trả lời .
HS dựa vào hình mô tả ( có 2 cách di chuyển).
I. HÌNH DẠNG NGOÀI VÀ DI CHUYỂN .
- Cơ thể hình trụ dài, sống bám, đối xứng tỏa tròn.
- Di chuyển theo kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cấu tạo trong.
HĐGV
HĐHS
ND
GV có thể treo tranh cho HS quan sát sau đó tiến hành thảo luận nhóm, cho biết tên của tế bào ?
GV gọi đại diện nhóm trả lời..
Đáp án :
1/ TB gai bảo vệ.
2/ TBTK phối hợp mọi họat động của mọi tế bào.
3/ TBSS SS.
4/ TBMC THtiêu hóa.
5/Tbmô bì cơ che chở cơ thể.
HS quan sát tranh tiến hành thảo luận nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời.
GV nhận xét bổ sung.
II. CẤU TẠO TRONG
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong.
-TB gai tập trung nhiều ở tua miệng có chức năng tự vệ và bắt mồi.
- TB thần kinh hình sao có gai nhỏ nhô ra ngoài phía trong tỏa nhánh tạo nên mạng lưới thần kinh hình lưới.
- TB trứng, tinh trùng làm nhiệm vụ sinh sản.
- TB mô cơ tiêu hóa làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn.
- TB mô bì – cơ chiếm phần lớn ở lớp ngoài làm nhiệm vụ che chở cơ thể.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hình thức dinh dưỡng và sinh sản .
HĐGV
HĐHS
ND
GV : Thủy tức bắt mồi bằng cơ quan nào ?
GV: Thảo luận nhóm trả lời phần tam giác SGK
GV gọi HS trả lời.
GV : Thủy tức có những hình thức sinh sản nào ?
GV giảng giải các hình thức sinh sản cho HS nghe.
GV : Yêu cầu HS so sánh với các ngành trước ?
HS trả lời : Tua miệng.
HS thảo luận nhóm.
HS đại diện nhóm trả lời.
HS trả lời : (Mọc chồi, hữu tính, tái sinh)
HS nghe.
HS trả lời.
III. DINH DƯỠNG .
-Bắt mồi bằng tua miệng làm cho con mồi bị ngộ độc bởi các tế bào gai, nuốt chửng con mồi vào khoang tiêu hóa, chất thải qua đường miệng.
- Trao đổi khí qua thành cơ thể.
IV. SINH SẢN
Thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi, tái sinh, hữu tính.
D.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo: bài 9.
______________________________________________________________
Ngày dạy: 17/9/2012
TIẾT : 9 BÀI 9:
ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được Ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.
- Nhận biết đươ
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_bui_thi_hong_nga.doc