Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Phạm Thị Hoa

1. Mục tiêu:

 a. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt ĐV với TV và đặc điểm chung của ĐV.

- HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.

- Biết được vai trò của ĐV trong thiên nhiên và đời sống.

 b. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát,so sánh,phân tích,tổng hợp.

- Kỹ năng hoạt đông nhóm.

 c.Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh hình 2.1 và 2.2 + Tranh tế bào ĐV và TV

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1/9 và 2/11 sgk

 b. Chuẩn bị của học sinh:

- Kẻ bảng 1 và bảng 2 vào vở + Sưu tầm tranh về TV và ĐV.

3. Hoạt động dạy và học:

 a. Ổn định tổ chức lớp(1’)

 b.Kiểm tra bài cũ: (4’)

1- Thế giới ĐV đa dạng và phong phú ntn? Tại sao ĐV vùng nhiệt đới lại đa dạng và phong phú hơn ĐV vùng cực ? Cho ví dụ.

2- Nêu ví dụ ĐV phân bố khắp các môi trường khác nhau.

 c.Bài mới : Hầu hết ĐVNS không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng bằng kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồ

 

doc83 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Phạm Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:12/8/2013 Tiết 1 Ngày dạy: 16/8/2013 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế giới động vật đa dạng, phong phú: về loài, kích thước, số lượng cá thể, môi trường sống. b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh qua hình vẽ và liên hệ thực tế. c. Thái độ: Xác định nước ta được thiên nhiên ưu đãi, có một thế giới động vật đa dạng, phong phú, cần có ý thức giữ gìn và yêu thích bộ môn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên(GV): Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. b. Chuẩn bị của học sinh(HS): Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. 3. Hoạt động dạy học a.Ổn định tổ chức lớp. (2’) b.Bài mới: Giới thiệu bài:Thế giới ĐV đa dạng phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới ĐV rất đa dạng và phong phú. Vậy chúng đa dạng va phong phú như thế nào? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu sự đa dạng về loài và sự phong phú về số lượng cá thể (20’) - Cho HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 1.1 và 1.2 /5,6 SGKà Nêu câu hỏi: ? Sự phong phú về loài được thể hiện ntn - GV ghi tóm tắt ý kiến HS - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy kể tên các loài ĐV thu thập được khi: Kéo một mẻ lưới trên biển. Tát một ao ca. Đơm đó và một đêm. ?Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài ĐV nào phát ra tiếng kêu ? Có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến - Gv chốt lại kiến thức và thông báo: 1 số động vật được con người thuần hóa trở thành vật nuôi vì có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu con người HĐ2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống(16’) - Cho HS nghiên cứu SGK, quan sát H 1.3 và 1.4 về ĐV vùng cực và vùng nhiệt đớià Nam Cực chỉ toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn có số loài đông ( 17 loài) - Cho HS thảo luận và nêu câu hỏi: ? Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ? Nguyên nhân nào khiến ĐV vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn ĐV vùng ôn đới và Nam Cực ? ĐV nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao? ?Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật - Gv nhận xét, sửa chữa - Thực hiện YC của GV: cá nhân tự đọc thông tin + qs hình à Trả lời câu hỏi: + Sống khăp nơi trên hành tinh. + Số lượng loài hiện nay. + Kích thước khác nhau. - Một vài HS trình bày à HS khác bổ sung - Các nhóm thảo luậnà Ghi nháp. - Cử đại diện trình bàyàCác nhóm khác bổ sung + Những ĐV có cơ quan phát âm thanh: Lưỡng cư : ếch, nhái, ngóe, chẫu chàng, ễnh ương, cóc nước, nhái bén.. Sâu bọ: dế, cào cào, châu chấu, sẻ sành à Tín hiệu đực cái gặp nhau vào thời kì sinh sản. + số lượng đông - Nghe, tự liên hệ kiến thức - Thực hiện YC của GV: các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập H 1.4: + Dưới nước: các loài cá, tôm, mực, sứa. + Trên cạn: hươu, nai, thỏ, vượn, báo. + Trên không: ngỗng, quạ, kên kền, bướm - Vận dụng kiến thức trao đổi nhómànêu được: + Nhờ có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày chống rét, cách nhiệt, tập tính chăm sóc trứng và con. + Vùng nhiệt đới ấm áp, ẩm, mưa nhiều à TV phát triển quanh năm à Thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng. + Phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Có rừng và biển chiếm diện tích lớn của lãnh thổ + Lấy vd - Đại diện nhóm trình bày à các nhóm khác nhận xét, bổ sung. I. Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể - Thế giới ĐV vô cùng đa dạng, phong phú về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. II. Đa dạng về môi trường sống - Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với môi trường sống c. Củng cố, luyện tập: ( 6’) -Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/8 1. Hãy kể tên những Đv thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng phong phú không? 2. Chúng ta phải làm gì để thế giới ĐV mãi mãi đa dạng phong phú? -Làm BT: Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng: 1-ĐV có ở khắp nơi do: a. Sự phân bố đã có sẵn từ xưa b. Chúng có khả năng thích nghi cao c. Do con người tác động. 2-ĐV đa dạng, phong phú do: a. Số cá thể nhiều d. ĐV sống khắp nơi trên Trái Đất. b. Sinh sản nhanh e. Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới. c. Số loài nhiều. g. ĐV di cư từ những nơi xa đến. Trả lời: 1b. 2a,c,d,e, g d.Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài và lên hệ thực tế. - Kẻ bảng 1/9 và 2/11 vào vở + xem trước bài 2. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 1 Ngày soạn:15/8/2013 Tiết 2 gày dạy: 20/8/2013 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt ĐV với TV và đặc điểm chung của ĐV. - HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật. - Biết được vai trò của ĐV trong thiên nhiên và đời sống. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát,so sánh,phân tích,tổng hợp. - Kỹ năng hoạt đông nhóm. c.Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh hình 2.1 và 2.2 + Tranh tế bào ĐV và TV - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 1/9 và 2/11 sgk b. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng 1 và bảng 2 vào vở + Sưu tầm tranh về TV và ĐV. 3. Hoạt động dạy và học: a. Ổn định tổ chức lớp(1’) b.Kiểm tra bài cũ: (4’) Thế giới ĐV đa dạng và phong phú ntn? Tại sao ĐV vùng nhiệt đới lại đa dạng và phong phú hơn ĐV vùng cực ? Cho ví dụ. Nêu ví dụ ĐV phân bố khắp các môi trường khác nhau. c.Bài mới : Hầu hết ĐVNS không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng bằng kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa động vật với thực vật (15’) - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1à hoàn thành bảng 1/9 sgk. - GV treo bảng 2.1à Hướng dẫn HS lên làm. - Cho các nhóm khác sửa chữa, bổ sung. - GV ghi chú ý kiến bổ sung vào cạnh bảngà GV nhận xét bổ sung và thông báo kết quả đúng. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm à Nêu câu hỏi: ? ĐV giống TV ở những đặc điểm nào? ? ĐV khác TV ở những đặc điểm nào ? ? Nêu đặc điểm chung của động vật HĐ2: Tìm hiểu sơ lược phân chia giới động vật (5’) - GV giới thiệu: giới ĐV được chia làm 20 ngành thể hiện ở H 2.2 sgk. + Chương trình Sinh 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. III. Tìm hiểu vai trò của động vật (13’) -Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng 2/11 à Yêu cầu HS hoàn thành bảng. ? ĐV có vai trò gì trong đời sống con người - Liên hệ: ĐV có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người. Tuy nhiên một số loài có hại à HS hiểu được mối liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống à Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học của ĐV. - Cá nhân HS quan sát hìnhà Đọc chú thích, ghi nhớ kiến thức -Trao đổi nhóm để thống thất ý kiến. - Đại diện nhóm lên trình bày đáp án à Nhóm khác bổ sung. -Trả lời câu hỏi: Cơ thể có cấu tạo từ TB. Có khả năng sinh trưởng và phát triển. Cấu tạo tế bào thành xenlulôzơ. + Sử dụng chất hữu cơ có sẵn. +Di chuyển, hệ thần khinh và giác quan. - Hs rút ra đặc điểm chung - Nghe và ghi nhớ kiến thức. - HS nhắc lại. - Các nhóm đọc kĩ nội dung à hoàn thành bảng 2. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả à các nhom skhác lên bổ sung. - Hoạt động độc lập à Trả lời câu hỏi à Kết luận. - Nghe, liên hệ bản thân I. Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật - Động vật có những đặc điểm phân biệt với thực vật: + Có khả năng di chuyển + Có hệ thần kinh, giác quan + Chủ yếu dị dưỡng II. Sơ lược phân chia giới động vật * Sinh học 7 có 8 ngành ĐV: - ĐV không xương sống: 7 ngành - ĐV có xương sống : 1 ngành à 5 lớp. III. Vai trò của động vật - ĐV mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại. c.Củng cố, luyện tập: (5’) 1.Động vật có những đặc điểm nào giống nhau? 2.Kể tên động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và chỉ rõ nơi cư trú của chúng, nêu lợi ích và tác hại 3.Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người? 4. Tham khảo phần “em có biết” à bộ nào đông nhất? d. Hướng dẫn hoạt động về nhà:(2’) - Kẻ sẵn phiếu học tập: tìm hiểu trùng roi xanh vào vở. - Chuẩn bị: Nước ao hồ, rễ bèo nhật bản. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 2 Ngày soạn:18/8/2013 Tiết 3 Ngày dạy: 23/8/2013 CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH 1. Mục tiêu: a. Kiến thức : - Nhận biết nơi sống của ĐVNS( trùng giày và trùng roi), cách thu thập và gây nuôi chúng. - Quan sát, nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được hình dạng và cách di chuyển của chúng. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi. - Kỹ năng hoạt đông nhóm. c.Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh trùng roi và trùng giày - Kính hiển vi, phiến kính ( lam ), lá kính ( lamen)à Làm tiêu bản. - Váng nước xanh + váng nước cống rãnh. b. Chuẩn bị của học sinh: - Váng nước xanh + ngâm rơm khô vào nước trước 3-4 ngày. 3. Hoạt động dạy và học: a.Ổn định tổ chức lớp(1’) b. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu đặc điểm chung của động vật? - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh c. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Tiến hành quan sát trùng giày(17’) - GV hướng dẫn thao tác: Dùng ống hút lấy một giọt nước nhỏ ở nước ngâm rơm khô. Nhỏ nước lên lam kính, đậy lamenàsoi dưới KHV Điều chỉnh thị trường x100 à x300 à nhìn cho rõ. Đối chiếu với hình 3.1 sgk. - GV kiểm tra các nhóm - Hướng dẫn HS quan sát hình dạng trùng giày. - Yêu cầu HS quan sát trùng giày di chuyển. - Cho HS làm bài tập q/15 sgk. - GV thông báo đáp án đúng à HS tự sửa chữa. HĐ 2: Tiến hành quan sát trùng roi(16’) - Yêu cầu các nhóm lấy mẫu + quan sát tương tự như quan sát trùng giày. - Kiểm tra trên KHV của từng nhóm. - Lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn thấy rõ. - Cho HS đối chiếu với H3.2 và H3.3 sgk/13. - Yêu cầu HS làm bài tập ‚/16 sgk - GV thông báo đáp án đúng à HS tự sửa chữa. - HS làm việc theo nhóm đã phân công - Các nhóm ghi nhớ thao tác của GV. - Lần lượt HS trong nhóm quan sát. - Vẽ sơ lược hình dạng trùng giày Theo dõi hướng di chuyển . - Dựa vào kết quả quan sátà Làm bài tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả: + Trùng giày có hình dạng: Không đối xứng, có hình khối như chiếc giày. - Làm theo yêu cầu của GV Đáp án: - Trùng roi di chuyển: + Đầu đi trước. + Vừa tiến vừa xoay. - Trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ: + Màu sắc của các hạt diệp lục. + Sự trong suốt của màng cơ thể. I. Quan sát trùng giày a) Hình dạng: Không đối xứng, có hình khối như chiếc giày. b) Cách di chuyển: Nhờ lông bơi, vừa tiến vừa xoay. II. Quan sát trùng roi - Hình dạng: Hình lá dài, đầu tù đuôi nhọn, màu xanh lá cây. - Di chuyển: Nhờ roi bơi, đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay. d.Củng cố, luyện tập: (4’) - GV đánh giá hoạt động của tiết thực hành - Làm bài tập + vẽ hình + ghi chú thích. e. Hướng dẫn hoạt động về nhà: (2’) - Hoàn thành hình vẽ. - Kẻ bảng trang 30 sgk vào vở. - Viết báo cáo thu hoạch Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 2 Ngày soạn:20/8/2013 Tiết 4 Ngày dạy: 27/8/2013 TRÙNG ROI 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh - Thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát. - Kỹ năng hoạt động nhóm. c.Thái độ: GD ý thức học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh trùng roi và tập đoàn trùng roi. b. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài 3. Hoạt động dạy và học: a. Ổn định tổ chức lớp(1’) b. Kiểm tra bài cũ: (5’) 1- Nêu đặc điểm chung của ĐV? 2- Vai trò của ĐV đối với đời sống con người? Cho ví dụ minh hoạ.? c. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu trùng roi xanh(18’) - Gv giới thiệu môi trường sống của trùng roi xanh - Gv yêu cầu hs đọc sgk, quan sát hình 4.1 và trả lời câu hỏi ? Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng cách nào ? Nêu điểm giống và khác nhau giữa dinh dưỡng của trùng roi xanh và thực vật ?Hô hấp của trùng roi ntn ? Không bào co bóp có chức năng gì - Gv giải thích khả năng dinh dưỡng của trùng roi xanh qua hình vẽ - Gv yêu cầu hs làm bài tập sgk/17 ? Diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh - Gv giải thích các bước phân đôi của trùng roi xanh HĐ 2: Tìm hiểu tập doàn trùng roi (14’) - GV treo tranh tập đoàn trùng roià Yêu cầu: +Nghiên cứu SGK /18, quan sát H4.3 + Hoàn thành BT q./18 -GV giải thích thêm: Một số cá thể bên ngoài làm nhiệm vụ di chuyển và bắt mồi. Khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia hình thành tập đoàn mới. ?Tập đoàn Vôn- vốc cho ta suy nghĩ gì - Nghe, tự liên hệ kiến thức - Hs hoạt động cá nhân - Hs trả lời, lớp bổ sung - Tự thu nhận kiến thức - Quan sát hình 4.2-> trả lời - Hs diễn đạt -Nghe và quan sát hình 4.2 - HS: Đọc thông tin và quan sát tranh. + Thảo luận nhóm và làm bài tập. - Nghe và ghi nhớ kiến thức. - Hs trả lời: Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho một số tế bào I. Trùng roi xanh 1. Dinh dưỡng - Dinh dưỡng bằng tự dưỡng và dị dưỡng - Hô hấp: TĐK qua màng tế bào - Bài tiết: Nhờ không bào co bóp 2. Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể II. Tập đoàn trùng roi - Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành bắt đầu có sự phân chia chức năng cho một số tế bào d.Củng cố, luyện tập: (5’) - Cho HS trả lời các câu hỏi sgk / 19 - Có thể gặp trùng roi ở đâu? Cách nhận biết. - Trùng roi giống và khác TV ở điểm nào? e. Hướng dẫn hoạt động về nhà: (2’) - Kẻ sẵn phiếu học tập: tìm hiểu trùng biến hình và trùng giày vào vở. - Học bài, đọc thêm “ Em có biết”/19 sgk - Làm bài trong VBT Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:01/9/2013 Tiết 5 Ngày dạy: 6/9/2013 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của trùng biến hình và đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày - Thấy được sự phân hóa chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát,so sánh, phân tích và tổng hợp - Kỹ năng hoạt đông nhóm. c.Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích khoa học bộ môn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh 5.1, 5.2 và 5.3 + Kẻ phiếu học tập vào bảng phụ. b. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài 3. Hoạt động dạy và học: a. Ổn định tổ chức lớp (1’) b. Kiểm tra bài cũ: (4’) Nêu đặc điểm dinh dưỡng và cách sinh sản của trùng roi? c.Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu trùng biến hình(17’) - Gv giới thiệu: Trùng biến hình là đại diện tiêu biểu của lớp trùng chân giả ? Nêu đặc điểm cấu tạo của trùng biến hình ?Trùng biến hình di chuyển ntn - Giải thích: Khả năng thay đổi hình dạng cơ thể là nhờ có chân giả - Gv yêu cầu hs làm bài tập sgk/20 ? Nêu cách dinh dưỡng của trùng biến hình ? Trùng biến hình sinh sản bằng cách nào - Gv giải thích cách sinh sản của trùng biến hình HĐ 2: Tìm hiểu trùng giày(19’) - Gv giới thiệu: Trùng giày là đại diện của lớp trùng cỏ và nói về hình dạng của trùng giày ? Trình bày cách dinh dưỡng của trùng giày ? Nhân của trùng giày khác với nhân trùng biến hình ở đặc điểm nào ? Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau ntn ? Tiêu hóa ở trùng giày khác với tiêu hóa ở trùng biến hình ntn - Gv sửa chữa, đưa ra đáp án đúng ? Trùng giày sinh sản bằng cách nào - Nghe, ghi nhớ - Quan sát hình 5.1 và nêu đặc điểm cấu tạo - Hs trả lời - Tự thu nhận kiến thức - Quan sát ình 5.2, làm bài tập (2, 1, 3, 4) - Hs trả lời - Nghe, ghi nhớ - Ghi nhận thông tin - Đọc sgk, quan sát hình 5.1, 5.3 trả lời. Yêu cầu: + Nêu được cách dinh dưỡng của trùng giày + Đếm số lượng, hình dạng + có 2 không bào co bóp nhưng ở vị trí cố định, có túi hình cầu ở giữa và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh + Đã có enzim để biến đổi thức ăn - Hs trả lời I. Trùng biến hình 1. Cấu tạo - gồm 1 TB có: chất nguyên sinh lỏng, nhân, không bào co bóp, không bào tiêu hóa - Di chuyển: Nhờ chân giả 2. Dinh dưỡng - Tiêu hóa nội bào - Bài tiết: Chất thừa dồn đến không bào co bóp để thải ra ngoài ở mọi nơi 3. Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể II. Trùng giày 1. Dinh dưỡng - Thức ăn vào miệng -> hầu -> không bào tiêu hóa và được biến đổi nhờ enzim - Chất thải được đưa đến lỗ thoát để thải ra ngoài 2. Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang - Hữu tính bằng cách tiếp hợp d. Củng cố, luyện tập (3’) - Gv gọi hs đọc kết luận sgk - Gv tổng kết lại bài học e. Hướng dẫn tự học(1’) - Học bài, đọc mục: Em có biết - Làm bài trong VBT - Đọc trước bài 6 Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn:04/9/2013 Tiết 6 Ngày dạy: 09/9/2013 TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - HS hiểu được trong số các loài ĐVNS có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm: trùng kiết lị và trùng sốt rét. - Biết dược nơi kí sinh, cách gây hại à BIện pháp phòng chống. - Tình hình bệnh sốt rét, phân biệt muỗi Anôphen và muỗi thường à Biện pháp phòng chống bệnh ở nước ta. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát hình + phân tích, tổng hợp. - Kỹ năng hoạt đông nhóm. c. Thái độ:Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cơ thể, bảo vệ môi trường.. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh 6.1, 6.2 và 6.3/23-24. b. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ sẵn phiếu học tập: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét.. 3. Hoạt động dạy và học: a.Ổn định tổ chức lớp(1’) b. Kiểm tra bài cũ: (4’) 1- Trùng biến hình sống ở đâu? Di chuyển, bắt mồi, tiêu hoá mồi ntn? 2- Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã ntn? c. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu trùng kiết lị( 16‘) ? Nêu đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị - Thông báo: Trùng kiết lị có hiện tượng kết bào xác ? Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở đặc điểm nào ? Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở đặc điểm nào ? Nêu đặc điểm dinh dưỡng của trùng kiết lị - Gv nhận xét, bổ sung ? Quá trình phát triển của trùng kiết lị - Gv nêu biểu hiện của người mắc bệnh kiết lị HĐ 2: Tìm hiểu trùng sốt rét( 20‘) ? Nêu đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét ? Với đặc điểm cấu tạo đó, trùng sốt rét thường kí sinh ở đâu và dinh dưỡng bằng cách nào - Gv nhấn mạnh: Động vật trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen - Yêu cầu hs làm bài tập: bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét - Gv thông báo đáp án đúng - Lưu ý: Trùng sốt rét không kết bào xác giống như trùng kiết lị ? Tại sao người bị bệnh sốt rét da lại tái xanh ? Bệnh sốt rét ngày nay đã bị đẩy lùi nhưng vì sao vẫn xảy ra ở miền núi - Đọc sgk, quan sát hình 6.1, 6.2 và trả lời - Lắng nghe biết được tác hại “kết bào xác” - Hs làm bài tập sgk - Hs rút ra kết luận - Hs trả lời - Nghe, liên hệ kiến thức - Đọc sgk, nêu đặc điểm cấu tạo - Hs nêu: Trong máu người, thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anoophen - Liên hệ các biện pháp phòng chống - Nghiên cứu sgk, quan sát hình 6.4, thảo luận nhóm làm bài tập - Nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung - Hs trả lời: + Mất hồng cầu + Do môi trường, vệ sinh nhà ở chưa sạch, đi ngủ không mắc màn I. Trùng kiết lị 1. Cấu tạo - Chân giả ngắn - Không có không bào 2. Dinh dưỡng - Thực hiện qua màng tế bào - Nuốt hồng cầu 3. Phát triển Trong môi trường -> kết bào xác -> ruột ->chui ra khỏi bào xác, bám vào thành ruột II. Trùng sốt rét 1. Cấu tạo, dinh dưỡng - Không có cơ quan di chuyển - Không có các không bào * Dinh dưỡng: Thực hiện qua màng tế bào, lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu 2. Vòng đời Trong tuyến nước bọt của muỗi -> máu người -> chui vào hồng cầu sống, sinh sản, phá hủy * Phòng chống: - Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi d.Củng cố, luyện tập: (4’) BT1: Khoanh tròn các chữ cái có câu trả lời đúng:Bào xác trùng kiết lị khi gặp nhiệt độ cao ( 48oC-60oC). Vậy có thể phòng bệnh kiết lị bằng cách: A. Ăn thức ăn không ôi thiu. B. Uống nước đun sôi để nguội. C. Ăn thức ăn nấu chín. D. Câu B, C đúng. BT2: Hãy sắp xếp các ý ở cột A sao cho tương ứng với cột B: A) ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH B) CƠ QUAN DI CHUYỂN 1. Trùng biến hình a. Bằng roi bơi 2. Trùng roi b. Bằng lông bơi 3. Trùng giày c. Chân giả dài 4. Trùng kiết lị d. Không có cơ quan di chuyển 5. Trùng sốt rét e. Chân giả rất ngắn Trả lời: 1-c 2-a 3-b 4-e 5-d e. Hướng dẫn tự học (1’) - Đọc phần “Em có biết”. - Học bài, làm bài trong VBT, đọc trước bài 7 Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn:07/9/2013 Tiết 7 Ngày dạy: 13/9/2013 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH 1. Mục tiêu: a. Kiến thức : Qua các loài ĐVNS vừa học: - Nêu được đặc điểm chung của ĐVNS. - Nhận biết vai trò thực tiễn của chúng. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp. - Kỹ năng hoạt động nhóm. c.Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh một số ĐVNS + kẻ sẵn bảng phụ 1/16 và 2/18 sgk. b. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ sẵn phiếu học tập vào vở + xem lại các bài ĐVNS đã học. 3. Hoạt động dạy và học: a. Ổn định tổ chức lớp (1’) b.Kiểm tra bài cũ: (5') 1- Dinh dưỡng và lối sống kí sinh ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau ntn ? 2- Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại ntn với sức khoẻ con người? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? Cách phòng chống bệnh c. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ĐVNS ( 20‘) - GV yêu cầu HS: Quan sát hình 7.1 sgk 1 số trùng đã học. Trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 1 - Treo bảng phụ 1 à Hướng dẫn HS làm bài. - Ghi thêm phần bổ sung. - GV hoàn chỉnh à Thành bảng kiến thức chuẩn. ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_1_pham_thi_hoa.doc