Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 9, Tiết 17: Một số giun đốt khác - Trần Thị Hoàng Oanh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt khác: giun đỏ, đỉa, rươi , từ đó thấy được tính đa dạng của ngành Giun đốt.

- Củng cố kiến thức chương I, II, III

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu đặc điểm một số loài giun đốt.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm

III. Phương pháp:

- Dạy học nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi.

- Trực quan – tìm tòi.

IV. Phương tiện:

- Tranh và tài liệu nói về giun đỏ, đỉa, rươi

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 9, Tiết 17: Một số giun đốt khác - Trần Thị Hoàng Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn: 21/10/2012 Tiết 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt khác: giun đỏ, đỉa, rươi, từ đó thấy được tính đa dạng của ngành Giun đốt. - Củng cố kiến thức chương I, II, III 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu đặc điểm một số loài giun đốt. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm III. Phương pháp: - Dạy học nhóm. - Vấn đáp – tìm tòi. - Trực quan – tìm tòi. IV. Phương tiện: - Tranh và tài liệu nói về giun đỏ, đỉa, rươi V. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt khác (15’) Mục tiêu: - Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun đốt - Yêu cầu H nghiên cứu nội dung SGK kết hợp quan sát hình, trả lời câu hỏi. - Kể tên một số Giun đốt. - Các loài này thường sống ở đâu? - H nghiên cứu thông tin và quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - Giun đỏ, đỉa, rươi - cống rãnh, ruộng I. Một số Giun tròn khác: - Giun đỏ sống ở cống rãnh - Đỉa sống kí sinh ngoài - Rươi sống ở nước lợ Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức chương I, II, III (10’) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức chương I, II, III Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: 1/ Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực? 2/ Động vật nước ta có đa dạng và phong phú không? Vì sao? 3/ Khái niệm về động vật nguyên sinh. 4/ Trùng kiết lị giống trùng biến hình ở đặc điểm nào? 5/ Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở đặc điểm nào? 6/ Nêu các biểu hiện khi bị nhiễm trùng kiết lị? Các bp phòng tránh? 7/Vai trò của Ruột khoang trong tự nhiên? 8/ Tác hại của Ruột khoang? 9/ Để phòng bệnh giun chúng ta cần làm gì? 10/ Trình bày vòng đời của giun đũa 11/ Nêu đặc điểm hình dạng của giun đất 12/ Nêu đặc điểm cấu tạo trong của giun đất 13/ Nêu đặc điểm dinh dưỡng của giun đất 14/ Nêu đặc điểm sinh sản của giun đất - H thảo luận nhóm trả lời 1/ Môi trường sống thuận lợi: nhiệt độ, thức ăn, nơi ở,... 2/ ĐV nước ta vô cùng phong phú vì ta là nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa 3/ ĐVNS là ĐV cơ thể chỉ có một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống 4/ Có chân giả, là ĐVNS 5/ Sống kí sinh 6/ Đi ngoài liên tục, người xanh xao vàng vọt, mất nước. Bp phòng tránh: ăn uống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh thân thể, dụng cụ và vật dụng trong nhà 7,8/ Nêu ích lợi và tác hại 9/ Vệ sinh thức ăn, vệ sinh thân thể, tẩy giun định kì 10-14/ Trình bày II/ Ôn tập kiến thức chương I, II, III: Một số kiến thức cần chú ý: - Khái niệm ĐVNS - Đặc điểm cấu tạo của các đại diện ĐVNS - Các biện pháp phòng tránh tác hại của ĐVNS (trùng kiết lị, trùng sốt rét) - Đặc điểm chung của Ruột khoang - Vai trò của Ruột khoang - Đặc điểm cấu tạo và vòng đời của các đại diện ngành giun dẹp, giun tròn - Tác hại và cách phòng chống giun dẹp, giun tròn gây hại - Cấu tạo, đặc điểm sinh sản của giun đất 4. Củng cố: (4’) - Đọc ghi nhớ. 5. HDVN: (2’) - Học bài, ôn tập kiểm tra 1 tiết Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_9_tiet_17_mot_so_giun_dot_khac_t.doc