A) Mục tiêu bài học:
- HS nêu được các hình thức di chuyển của động vật. Thấy được sự phức tập và phân hóa của cơ quan di chuyển. ý nghĩa của sự phân hóa trong đời sống động vật
- Rèn kxi năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức bảo vệ môi trường và động vật
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh H53.1 SGK
2- Học sinh
- Đọc trước bài
3- Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hạot động nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
42 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Trường THCS Giao An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MôI trường sống và sự vận động - di chuyển
A) Mục tiêu bài học:
- HS nêu được các hình thức di chuyển của động vật. Thấy được sự phức tập và phân hóa của cơ quan di chuyển. ý nghĩa của sự phân hóa trong đời sống động vật
- Rèn kxi năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức bảo vệ môi trường và động vật
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh H53.1 SGK
2- Học sinh
- Đọc trước bài
3- Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hạot động nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Yêu cầu nghiên cứu SGK và H53.1 → làm bài tập
+ Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp.
- GV troe tranh H53.1 để HS chữa bài
- GV hỏi:
+ ĐV có những hình thức di chuyển nào?
+ Ngoài những ĐV ở đây em còn biết những ĐV nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?
- GV yêu cầu rút ra kết luận
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát H53.1 tr.172
- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời
- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhìn sơ đồ HS nhắc lại hình thức di chuyển của 1 số ĐV
- HS có thể kể thêm
0
1) các hình thức di chuyển của động vật
- ĐV có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, đi, bayphù hợp với môi trường sống và tập tính của chúng.
Hoạt động 2: Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các
bộ phận di chuyển ở động vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK quan sát H52.2 tr.173
+ Hoàn thành phiếu học tâp. nội dung SGK tr.173
- GV ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1,2,3
- GV hỏi thêm:
+ Tại sao lựa chọn loài ĐV với đặc điểm tương ứng ?
- Khi nhóm nào chọn sai GV giảng giải
- GV yêu cầu HS theo dõi phiếu kiến thức chuânr
- GV yêu cầu theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập trả lời câu hỏi:
+ Sự phức tạp và phân hóa bộ phận di chuyển của động vật thể hiện như thế nào ?
+ Sự phức tạp và phân hóa này cu\ó ý nghĩa gì ?
- GV tổng kết lại ý kiến của HS thành 2 vấn đề:
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận
- Cá nhân tự nghiên cứu tóm tắt SGK quan sát H52.2
- Thảo luận nhóm hoàn thành nộ dung phiếu học tập
- Đại diện 1 vài nhóm trả lời đáp án nhóm khác bổ sung
- HS tiếp tục trao đổi nhóm theo 2 câu hỏi
- Đại diện một vài nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung
2) Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các bộ phận di chuyển ở động vật
- Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống.
D) Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung của bài
E) Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Kẻ bảng 176 SGK vào vở bài tập
- Ôn lại nhóm động đã học
- Đọc mục " Em có biết"
Ngày ......Tháng......Năm 2010
Ký duyệt của BGH
Tuần 30 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 57 Ngày dạy: ././ 2010
Tiến hóa về tổ chức cơ thể
A) Mục tiêu bài học:
- HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể cảu các lớp ĐV thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng phân tích tư duy.
- GD ý thức học tập yêu thích bộ môn
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh hình 54.1 SGK phóng to
2- Học sinh
- Kẻ bảng SGK tr.176
3- Phương pháp
- Vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm, quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu quan sát tranh đọc các câu trả lời hoàn thành bảng trong vở bài tập
- GV kẻ bảng để HS chữa bài
- GV yêu cầu HS quan sát bảng kiến thức chuẩn
- Cá nhân đọc nội bảng ghi nhận kiến thức
- Trao đổi nhóm lựa chọn câu trả lời
- Hoàn thành bảng
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1
- Nhóm khác theo dõi bổ sung
- HS theo dõi và tự sửa chữa
1) So sánh một số hệ cơ quan của động vật
- Nội dung trong bảng 1
* Hoạt động 2: Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng trả lời câu hỏi:
+ Sự phức tạp hóa của các hệ hô hấp, tuân fhoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học?
- GV ghi tóm tắt kiến thức của các nhóm và phần bổ sung lên bảng
- GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể
- GV hỏi thêm:
+ Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì?
- Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm
- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung
- HS dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp
2) Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể
- Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa vè chức năng
D) Củng cố:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh sự phân hóa và chuyên hóa cảu hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của động vật?
E) Dặn dò:
-Học bài trả lời câu hỏi SGK
- HS kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập.
Tuần 30 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 58 Ngày dạy: ././ 2010
Tiến hóa về sinh sản
A) Mục tiêu bài học:
- HS nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi, thủy tức
- Tranh về sự chăm sóc trứng và con
2- Học sinh
- Đọc trước bài và kẻ bảng 1,2 SGK vào vở bài tập
3- Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là sinh sản vô tính?
+ Có những hình thức sinh sản vô tính?
- GV treo tranh 1 số hình thức sinh sản vô tính ở động vật không xương sống
+ Hãy phân tích các cách sinh sản ở thủy tức và trùng roi?
+ Tìm một số động vật khác có kiểu sinh sản giống như trùng roi?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- cá nhân tự đọc tóm tăt trong SGKtr.179 trả lời câu hỏi:
- Một vài HS trả lời HS khác bổ sung
- HS lưu ý chỉ có một cá thể tự phân đôi mọc thêm một cơ thể mới
- Trung amít, trùng giày
1) hình thức sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp TB sinh dục đực và cái
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi và tái sinh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK tr.179 trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là sinh sản hữu tính?
+ So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính ( bằng cách hoàn thành bảng 1)
- GV kẻ bảng để HS so sánh
- Từ nội dung bảng so sánh này hãy rút ra nhận xét gì?
+ Em hãy kể tên một số động vật KXS và ĐVCXS sinh sản hữu tính mà em biết?
- GV phân tích
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi
+ Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong ?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận hình thức sinh sản hữu tính và sinh sản hữu tính.
+ Hình thức sinh sản hữu tính hoàn thiện dần qua các lớp ĐV được thể hiện như thế nào?
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm thông báo đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn thiện hình thức sinh sản hữu tính
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng SGKtr.80
- GV kẻ sẵn bảng này treo để HS chữa
- GV cho HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn
- Dựa vào bảng trên trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ thụ tinh trong ưu việt hơn thụ tinh ngoài như thế nào?
+ Sự đẻ con ưu việt hơn so với đẻ trứng như thế nào?
+ Tại sao sự phát triển trực tiếp lại tiến hóa hơn so với sự phát triển gián tiếp?
+ Tại sao hình thức thai sinh lại tiến bộ nhất trong giới động vật?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm để các nhóm khác theo dõi
- GV thông báo đáp án đúng yêu cầu HS rút ra kết luận: sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản
-Cá nhân tự đọc thông tin SGK tr143 trao đổi nhóm
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính
- Kêt hợp đặc tính của cả bộ mẹ
* HS nhớ lại cách sinh sản của các loài ĐV như giun cá thằn lằn chim thú
- Trao đổi nhóm nêu được
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm khác nhận xét bổ sung
- Trong mỗi nhóm:
+ Cá nhân đọc những câu lựa chọn nội dung trong bảng
+ Thống nhất ý kiến của nhóm để hoàn thành nội dung
- Các nhóm tiếp tục trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm khác bổ sung
2) hình thức sinh sản hữu tính
a) sinh sản hữu tính
- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa TB sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử
b) sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản thể hiện :
+ Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng→ đẻ ít trứng→đẻ con.
+ Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai→phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non không được nuôi dưỡng→được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ→được học tập thích nghi với cuộc sống.
D) Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung chính của bài
E) Dặn dò:
- Học baìo trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục " Em có biết"
- Ôn tập đặc điểm chung các ngành động vật đã học
Ngày ......Tháng......Năm 2010
Ký duyệt của BGH
Tuần 31 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 59 Ngày dạy: ././ 2010
Cây phát sinh giới động vật
A) Mục tiêu bài học:
- HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức yêu thích môn học
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh sơ đồ H56.1 SGK
- Tranh cây phát sinh giới động vật
2- Học sinh
- Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật
3- Phương pháp
- Vấn đáp quan sát và làm việc với SGK kết hợp làm việc theo nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình182 SGK trả lời câu hỏi
+ Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau?
+ Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ với cá vây chân cổ và đậc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay?
+ Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay.
+ Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật ?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của nhóm lên bảng
- GV nhận xét và thông báo ý kiến đúng của nhóm
- GV cho HS rút ra kết luận
- Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng quan sát các hình 56.1-2 SGK
- thảo luận nhóm theo các câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Thảo luận toàn lớp thống nhất ý kiến
1) bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật
- Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật hiện nay
- Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng
* Hoạt động 2: Cây phát sinh giới động vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV giảng: những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng gần nhau
- GV yêu cầu quan sát hình đọc SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+ Cây phát sinh giới động vật biểu thị gì?
+ Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh giới động vật
+ Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó?
+ Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
+ Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?
- GV ghi tóm tắt phần trả lời của nhóm lên bảng
- GV hỏi: Vì sao lựa chọn các đặc điểm đó ?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK và quan sát H56.3 tr.183
- thảo luận nhóm yêu cầu nêu được
- Đại diện nhóm trình bày đáp án của nhóm mình
- HS nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung
2) Cây phát sinh giới động vật
- Cây phát sinh giới động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
D) Củng cố:
- GV dùng tranh cây phát sinh động vật → yêu cầu HS trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật
E) Dặn dò:
- Học baìo trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục " Em có biết"
- HS kẻ phiếu học " Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vào vở bài tập
Tuần 31 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 60 Ngày dạy: ././ 2010
đa dạng sinh học
A) Mục tiêu bài học:
- HS hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh kĩ năng hoạt động nhóm
- GD lòng yêu thích môn học, khám phá tự nhiên
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh phóng to H58.1-2 SGK
- Tư liệu về ĐV ở môi trường đới lạnh và nóng.
2- Học sinh
- HS kẻ phiếu học " Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vào vở bài tập
3- Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, kết hợp quan sát và hoạt động nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: tìm hiểu sự đa dạng sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Yêu cầu nghiên cứu SGK tr.185 trả lời câu hỏi:
+ sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao có sự đa dạng về loài?
- Gv nhận xét ý kiến đúng sai các nhóm
- yêu cầu HS tự rút ra kết luận
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK
- Trao đổi nhóm
+ đa dạng biểu thị bằng số loài
+ ĐV thích nghi cao với điều kiện sống
- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.
1) sự đa dạng sinh học
- sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài
- sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.
Hoạt động 2: Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường
đới lạnh và hoang mạc đới nóng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập
- GV kẻ phiếu học tập này nên bảng
- Yêu cầu các nhóm chữa phiếu học tập
- GV ghi ý kiến bổ sung vào bên cạnh
- GV hỏi các nhóm :
+ Tại sao lựa chọn câu trả lời ?
+ Dựa vào đâu để lựa chọn câu trả lời ?
- Gv nhận xét nội dung đúng sai của các nhóm yêu cầu quan sát phiếu chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tiếp tục trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
+ Vì sao ở 2 vùng này số loài ĐV lại ít?
+ Nhận xét mức độ đa dạng của ĐV ở 2 môi trường này
- Từ kiến thức các nhóm GV tổng kết lại cho HS tự rút ra kết luận
- cá nhân tự đọc thông tin SGK tr.185-6 ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm theo các nội dung trong phiếu học tập
- Thống nhất ý kiến trả lời yêu cầu
- đại diện nhóm lên bảng ghi câu trả lời của nhóm mình
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung
- HS dựa vào nội dung trong phiếu học tập để trao đổi nhóm
- đại diện nhóm trình bày kết quẩ nhóm khác nhận xét bổ sung
2) Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.
- Sự đa dạng của động vật ở môi trờng đặc biệt rất thấp
- Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được
D) Củng cố:
- GV cho HS làm bài tập
E) Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
Ngày ......Tháng......Năm 2010
Ký duyệt của BGH
Tuần 32 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 61 Ngày dạy: ././ 2010
ĐA dạng sinh học (tiếp theo)
A) Mục tiêu bài học:
- HS thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. HS chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống..
- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp suy luận, kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức bảo vệ đa dạng sinh học bảo vệ tài nguyên đất nước
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tư liệu về đa dạng sinh học
2- Học sinh
- Đọc trước bài
3- Phương pháp
- Vấn đáp kết hợp quan sát ,làm việc với SGK và hoạt động nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu
+ Đọc thông tin SGK nội dung bảng tr189
+ Theo dõi VD trong một ao thả cá
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện thế nào?
+ Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau?
+ Vì sao nhiều loài cá sống được trong cùng 1 ao?
+ Tại sao số lượng loài phân bố ở một nơI lại có thể rất nhiều ?
- GV đánh giá ý kiến của nhóm
- GV hỏi tiếp:
+ Vì sao ĐV ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với đới nóng và đới lạnh?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận
-Cá nhân tự đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức về các loài rắn
+ Chú ý tới tầng nước khác nhau trong ao hồ
- Thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung
- Một vài HS trả lời, HS khác bổ sung
1) Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú
- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống
* Hoạt động 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu nghiên cứu SGK trả lời cầu hỏi
+ đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm,
- GV cho các nhóm trả lời và bổ sung cho nhau
- GV hỏi thêm:
+ Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá trì gì đối với sự tăng trưởng kinh tế đất nước ?
- GV thông báo thêm:
+ đa dạng sinh học là ĐK đảm bảo phát triển ổn định tính bền vững của môi trường , hình thành khu du lịch
+ Cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển ôxi giảm xói mòn.
+ Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu
- Cá nhân tựđọc thông tin SGK tr.190 ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được giá trị từng mặt củađa dạng sinh học
- Đại diện nhóm trình babỳ đáp án nhóm khác bổ sung.
- HS nêu được giá trị xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao và uy tín trên thị trờng thế giới
VD Cá Basa, tôm hùm, tôm càng xanh
2) Những lợi ích của đa dạng sinh học
- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
Hoạt động 3: Nguy cơ suy giảmđa dạng sinh học và
việc bảo vệ đa dạng sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu nghiên cứu SGK kết hợ hiểu biết thực tế trao đổi nhóm →trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dãn đến suy giảm đa dạng sinh học ở VN và thế giới ?
+ Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học ?
+ Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào?
- GV cho các nhóm trao đổi đáp án hoàn thành câu trả lời
- GV yêu cầu liên hê thực tế
+ Hiện nay chúng ta đã làm gì để bảo đa dạng sinh học?
- GV cho HS tự rút ra kết luận
- Cá nhân tự đọc tt trong SGKtr.190 ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được
- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung
3) Nguy cơ suy giảmđa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học
- Để bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
+ thuần hóa, lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài
D) Củng cố:
- GV sử dụng câu hỏi 1,2 SGK
E) Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học trên đài báo
- Kẻ phiếu học tập vào vở" Các biện pháp đấu tranh sinh học "
Tuần 32 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 62 Ngày dạy: ././ 2010
Biện pháp đấu tranh sinh học
A) Mục tiêu bài học:
- HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch. Nêu được nhưng ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh tư duy tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức bảo vệ môi trường, động vật
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh H59.1 SGK
- Tư liệu về đấu tranh sinh học
2- Học sinh
- Kẻ phiếu học tập vào vở" Các biện pháp đấu tranh sinh học "
3- Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào đấu tranh sinh học?
Cho VD về đấu tranh sinh học
- GV giải thích SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch
- GV thông báo các biện pháp đấu tranh sinh học
- Cá nhân tự đọc thông tin GK tr.192 trả lời câu hỏi:
- Yêu nêu được: Dùng sinh vật tiêu diệt SV gây hại
VD mèo diệt chuột
1) biện pháp đấu tranh sinh học
- đấu tranh sinh học là sư dụng thiên địch sinh vật hoặc sản phâm rcủa chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây ra.
* Hoạt động 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H59.1 và hoần thành phiếu học tập
- Gv kẻ phiếu học tập lên bảng
- GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng
- GV thông báo kết quả đúng của các nhóm và yêu cầu theo dõi kiến thức chuẩn
- GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm HS tư rút ra kết luận
- GV yêu cầu
+ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt SV gây hại
- GV thông báo thêm một số thông tin
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK tr.192-3 ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm
- Nhóm khác bổ sung ý kiến
- Các nhóm tự sửa chữa nếu cần
- Một vài HS trả lời HS khác bổ sung
2) Những biện pháp đấu tranh sinh học
- Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học: Tiêu diệt những SV có hại, tránh ô nhiễm môi trường
- Nhược điểm:
+ đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơI có khí hậu ổn định
+ Thiên địch không diệt được triệt để SV có hại
- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học
* Hoạt động 3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi?
+ đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?
+ Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của nhóm
- GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm cho HS rút ra kết luận
- Mỗi cá nhân tự thu thập kiến thức kiến thức ở thông tin trong SGK tr.194
- Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được
- Đại diện nhóm trình bày kềt quả nhóm khác bổ sung
3) Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học
- Ưu điểm: của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều SV gây hại, tránh ô nhiễm môi trường
- Nhược điểm
+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơI có khí hậu ổn định
+ thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
D) Củng cố:
- GV sử dụng câu hỏi 1,2 cuối bài
E) Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục " Em có biết"
Kẻ bảng " Một số động vật quí hiếm ở VN"
Ngày ......Tháng......Năm 2010
Ký duyệt của BGH
Tuần 33 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 63 Ngày dạy: ././ 2010
động vật quí hiếm
A) Mục tiêu bài học:
- HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm. Thấy được mức độ tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm
- Quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm
- GD ý thức bảo vệ động vật qúi hiếm
B) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh một số động vật quí hiếm
- Một số tư liệu về động vật qúi hiếm
2- Học sinh
- Kẻ bảng " Một số động vật quí hiếm ở VN"
3- Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Thế nào là động vật quí hiếm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào gọi là động vật quí hiếm?
+ Kể tên một số động vật quí hiếm mà em biềt?
- GV thông báo thêm cho HS về động vật quí hiếm như : Sói đỏ, phượng hoàng đất
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
- HS đọc thông tin SGK tr.196 thu nhận kiến thức
Yêu cầu nêu được:
- động vật quí hiếm có giá trị kinh tế.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến học sinh nhận xét và bổ sung.
1) động vật quí hiếm
- động vật quí hiếm là nững động vật có giá trị nhiều mặt và số lượng giảm sút
Hoạt động 2: Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng
của động vật quí hiếm VN
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Đọc các câu trả lời lựa chọn quan sát hình SGK tr.197 hoàn thành bảng 1 " Một số động vật quí hiếm ở VN"
- GV kẻ bảng 1 cho HS chữa bài
- GV gọi nhiều HS lên ghi để phát huy tính tích cực của HS
- GV thông báo ý kiến đúng
- GV hỏi: Qua bảng này cho biết:
+ động vật quí hiếm có giá trị gì?
+ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa truyệt chủng của động vật quí hiếm?
+ Hãy kể thêm động vật quí hiếm mà em biết?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
* Hoạt động 3:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
D) Củng cố:
- Thế nào là động vật quí hiếm ?
- Phải bảo vệ động vật quí hiếm như thế nào?
E) Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục " Em có biết"
- Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
Tuần 33 Ngày soạn: ././ 2010
Tiết 64 Ngày dạy: ././ 2010
tìm hiểu một số động vật có tầm quan
trọng kinh tế ở địa phương
A.Mục tiêu
Tập dượt cho HS cách
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_truong_thcs_gia.doc