Giáo án Sinh học Lớp 7 - Lớp thú - Nguyễn Dũng

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS nắm được:

 + Đặc điểm cấu tạo của bộ xương và hệ cơ quan liên quan đến sự di chuyển của thỏ

 + Nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng

 + Chứng minh được sự tiến hoá của bộ não thỏ so với các lớp động vật khác

2. Kĩ năng: quan sát, thu thập thông tin, hoạt động nhóm

3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ động vật

II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp

III. Chuẩn bị :

 + Tranh phóng to các hình trong SGK

 + HS Kẻ bảng tr 153 vào vở, ôn lại kiến thức về bộ xương và bộ não bò sát, cá

IV. Lên lớp:

1, ổn định tổ chức ( 1ph):

2, Kiểm tra bài cũ( 4ph):

 - Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

3, Bài mới(35ph):

* Hoạt động I: Tìm hiểu về bộ xương và hệ cơ của thỏ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Lớp thú - Nguyễn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Ngày soạn: LỚP THÚ Bài 46: THỎ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ + Thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù 2. Kĩ năng: quan sát, nhận biết kiến thức, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn, bảo vệ động vật II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III. Chuẩn bị của Gv và HS: 1. Giáo viên: tranh hình 46.2; 46.3 SGK 2. Học sinh: Kẻ bảng tr 150 vào vở IV. Lên lớp : 1, Ổn định tổ chức (1ph): 2, Kiểm tra bài cũ: ( 4ph) - Nêu đặc điểm chung của chim. - Chim có đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn như thế nào ? 3, Bài mới (35ph) Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống, đặc điểm sinh sản của thỏ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK - Yêu cầu HS thảo luận nhóm về tập tính của thỏ ( Cách nuôi, nhốt, ăn gì, ăn lúc nào ,ăn ra sao....) thông qua hiểu biết thực tế của mỗi em. - Yêu cầu đại diện nhóm mô tả tập tính sống của thỏ, nhóm khác nhận xét, bổ sung. ==> Gv tiểu kết - Yêu cầu HS quan sát hình 46.1 thaỏ luận, Nêu đặc điểm sinh sản của thỏ? cho biết cách sinh sản của thỏ khác với chim như thế nào ?( trước khi đẻ, sau khi đẻ,nuôi con...) - Gọi 1-2 học sinh trả lời ==> GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện khái niệm" Hiện tượng thai sinh"ở thú +Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận: - Sự đẻ con (thai sinh) tiến hoá hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào? - Gv nhận xét ==> Kết luận: + Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức - Hs thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý qua hiểu biết thực tế của các em. - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét- bổ sung. + Quan sát hình ® trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét- bổ sung. + Tiếp tục thảo luận các câu hỏi về vấn đề sinh sản của thỏ: - Đẻ con, có nhau thai gọi là thai sinh. - Giải thích sự tiến bộ của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh + Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác nhận xét, bổ sung 1) Đời sống: - Thỏ có đời sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách chạy trốn. - Thỏ ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều và ban đêm - Là động vật hằng nhiệt - Thỏ đẻ con, thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ, có nhau thai . Hiện tượng đẻ con có nhau thai như vậy gọi là hiện tượng thai sinh. * Hoạt động II: Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ. + Cấu tạo ngoài: +Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 46.2 + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ® hoàn thành bảng trang 150 SGK + Kẻ phiếu học tập lên bảng, yêu cầu học sinh lên điền vào + Nhận xét ý kiến đúng, để học sinh thảo luận tiếp những ý kiến chưa thống nhất + Chốt lại đáp án đúng + Hỏi: Thỏ có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù như thế nào? + Đọc thông tin, quan sát hình + Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng + Đại diện nhóm lên điền vào bảng® các nhóm nhận xét, bổ sung + Tiếp tục thảo luận trước lớp những ý kiến chưa thống nhất + Đọc toàn bộ nội dung bảng 2) Cấu tạo ngoài và di chuyển: a) Cấu tạo ngoài: Bộ phận cơ thể Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù Bộ lông Bộ lông mao dày và xốp Giữ nhiệt, bảo vệ cơ thểkhi trốn trong bụi rậm Chi (có vuốt) Chi trước ngắn Đào hang Chi sau dài và khoẻ Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi Giác quan Mũi tinh, lông xúc giác nhạy bén Thăm dò thức ăn và môi trường, phát hiện kẻ thù Tai thính, có vành tai lớn, cử động được Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù Mắt có mí cử động được Giữ mắt không bị khô, bảo vệ mắt khi trốn trong bụi rậm + Di chuyển: + Yêu cầu học sinh quan sát hình 46.4, 46.5 SGK ® thảo luận nhóm các câu hỏi: - Thỏ di chuyển bằng cách nào? Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? - Vì sao vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt? + Gọi đại diện nhóm trả lời + GV kết luận + Nghiên cứu thông tin, quan sát hình ® thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi: - Nhảy đồng thời 2 chân sau - Thỏ chạy theo đường chữ Z còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà - Do thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt + Đại diện nhóm báo cáo + Rút ra kết luận b) Di chuyển : Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau 4) Củng cố ( 4ph) - Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống như thế nào? - Vì sao khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh sáng ở chuồng thỏ? - Thế nào là hiện tượng thai sinh? - Cần làm gì để bảo vệ thỏ, các động vật và môi trường sống của chúng? 5) Tổng kết (1ph): - Nhận xét tiết học. - Dặn đọc bài em có biết và chuẩn bị cho bài tiếp theo. Tiết 48 Ngày Soạn: Bài 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nắm được: + Đặc điểm cấu tạo của bộ xương và hệ cơ quan liên quan đến sự di chuyển của thỏ + Nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng + Chứng minh được sự tiến hoá của bộ não thỏ so với các lớp động vật khác 2. Kĩ năng: quan sát, thu thập thông tin, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ động vật II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III. Chuẩn bị : + Tranh phóng to các hình trong SGK + HS Kẻ bảng tr 153 vào vở, ôn lại kiến thức về bộ xương và bộ não bò sát, cá IV. Lên lớp: 1, ổn định tổ chức ( 1ph): 2, Kiểm tra bài cũ( 4ph): - Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? 3, Bài mới(35ph): * Hoạt động I: Tìm hiểu về bộ xương và hệ cơ của thỏ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bộ xương: Giới thiệu hình vẽ bộ xương thỏ + Yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm ® Tìm điểm khác nhau giữa bộ xương thỏ và bò sát về: - Các phần của bộ xương - Xương lồng ngực - Vị trí của chi so với cơ thể + Gọi đại diện nhóm trình bày ® bổ sung + Hỏi: tại sao có sự khác nhau đó? + Yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận 2. Hệ cơ: + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK ® trả lời câu hỏi: - Hệ cơ của thỏ có đặc điểm nào liên quan đến sự vận động? - Hệ cơ của thỏ tiến hoá hơn các lớp trước ở những đặc điểm nào? + Yêu cầu học sinh phát biểu + GV Nhận xét, kết luận: + Quan sát hình 47.1 SGK ® thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi + Yêu cầu nêu được: - Các bộ phận tương đồng - Lồng ngực: 7 đốt sống, có xương mỏ ác - Chi nằm dưới cơ thể + Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung + Tự rút ra kết luận + Đọc thông tin ® trả lời: - Cơ vận động cột sống, cơ chi sau liên quan đến sự vận động của cơ thể - Cơ hoành, cơ liên sườn giúp thông khí ở phổi I/ Bộ xương và hệ cơ: 1. Bộ xương: gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động 2. Hệ cơ: Cơ vận động cột sống phát triển, cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hấp * Hoạt động II: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động các cơ quan dinh dưỡng a) Hệ tiêu hoá: * Giới thiệu tranh cấu tạo trong của thỏ, yêu cầu HS: - xác định các cơ quan của hệ tiêu hoá gồm nhãng cơ quan nào ? - Sự tiêu hoá của thỏ xảy ra như thế nào? - So với bò sát, hệ tiêu hoá thỏ có những đặc điểm nào khác biệt? ==> GV Nhận xét, kết luận: - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm theo yêu cầu. - HS đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung II/ Các cơ quan dinh dưỡng: 1) Hệ tiêu hoá: - Ống tiêu hoá gồm : Miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Tuyến tiêu hoá Gồm : Tuyến vị, tuyến ruột, tuyến tuỵ và gan. b) Hệ tuần hoàn: * Giới thiệu tranh hệ tuần hoàn,yêu cầu HS: - Xác định vị trí của tim. - Mô tả sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn của thỏ. - Nêu nhận xét giữa HTH thỏ và chim - Yêu cầu HS phát biểu - GV nhận xét, kết luận: - HS quan sát tranh cấu tạo trong và tranh hệ tuần hoàn để thảo luận và trả lời. - Đại diện nhoam phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2) Hệ tuần hoàn: - Tim có 2 nữa riêng biệt,có 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn. - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, Thỏ là động vật hằng nhiệt. c) Hệ hô hấp và bài tiết: * Yêu cầu HS xác định vị trí phổi, thận của thỏ. - Phổi thỏ có cấu tạo như thế nào ? - Cấu tạo phổi như vậy có ưu điểm gì ? - Thận nằm ở đâu? có cấu tạo như thế nào ? - Yêu cầu HS phát biểu, GV NHận xét, kết luận - HS Quan sát tranh xác định vị trí của phổi, đọc thông tin để trả lời. - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3) Hệ hô hấp: - Gồm khí quản, thanh quản , phế quản và phổi. - Phổi có nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp cho sự trao đổi khí dễ dàng. 4) Hệ bài tiết: Là thận sau có cấu tạo hoàn thiện nhất * Hoạt động III: TÌm hiểu về thần kinh và giác quan. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK. + Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Bộ não thỏ có những phần nào ? - Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn nãobò sát & Chim? - Sự phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ? - Nêu đặc điểm giác quan của thỏ? + Yêu cầu học sinh rút ra kết luận + Đọc thông tin. + Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi: - Đại não phát triển - Thỏ có tập tính phong phú - Giác quan phát triển: mũi, tai + Rút ra kết luận III/ Thần kinh và giác quan: * Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác: + Đại não phát triển che lấp các phần khác + Tiểu não lớn, nhiều nếp gấp ® liên quan tới các cử động phức tạp * Các giác quan: Mắt tinh, tai thính, khứu giác phát triển 4) Củng cố ( 4ph): - Nêu cấu tạo hệ tiêu hoá và bài tiết của thỏ? - Trình bày cấu tạo và hoạt động hệ tuần hoàn của thỏ. - Theo các em, môi trường ngaỳ nay có tác động gì đến dời sống của thỏ không? Nếu có thì chúng ta phải làm gì ? 5) Tổng kết (1ph): - Nhận xét tiết học. - Dặn dò trả lời câu hỏi dưới bài và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. ---------------------------------------------------- Tiết 49 Ngày soạn: Bài 48 ĐA DẠNG CỦA THÚ : BỘ THÚ HUYỆT, BỌ THÚ TÚI I. Mục tiêu bài học: + Nêu được đặc điểm phân biệt bộ thú huyệt, bộ thú túi với các bộ thú nhau. + Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau + Giải thích sự sinh sản của thú túi tiến bộ hơn thú huyệt . II. Chuẩn bị của Gv và Hs + Tranh phóng to hình 48.1, 48.2 SGK, bảng phụ kẻ bài tập + HS Kẻ bảng tr 157 vào vở bài tập III. Lên lớp: 1, Ổn định tổ chức ( 1ph): 2, Kiểm tra bài cũ ( 4ph): - Nêu cấu tạo chức năng của các hệ cơ quan: Tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh? 3, Bài mới ( 30ph): * Hoạt động 1: ( 15ph) Tìm hiểu những Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ Thú huyệt, bộ Thú túi và bộ Thú nhau Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK phần thông báo mở đầu, phân tích sơ đồ phân loại thú + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau: - Nêu những đặc điểm cơ bản để phân biệt các bộ thú với nhau? + Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung + Giáo viên giới thiệu: ngoài những đặc điểm trên người ta còn phân chia dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng + Yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận + Nghiên cứu thông tin, phân tích kỹ sơ đồ phân loại ® rút ra được các đặc điểm cơ bản để phân biệt các bộ thú + Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi: - Phân biệt bộ Thú đẻ trứng với nhóm Thú đẻ con : dựa vào đặc điểm đẻ trứng và đẻ con - Phân biệt bộ Thú túi và bộ Thú nhau : dựa vào đặc điểm con sơ sinh + Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung + Tự rút ra kết luận Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài . + Dựa vào đặc điểm sinh sản người ta phân biệt được bộ Thú huyệt với nhóm Thú đẻ con + Dựa vào đặc điểm của con sơ sinhăngời ta phân biệt được bộ Thú túi và bộ Thú nhau * Hoạt động 2: (15ph) Tìm hiểu đặc điểm Bộ Thú huyệt- thích nghi với đời sống. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 48.1 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình ® Thảo luận nhóm các câu hỏi sau: - Mô tả hình dáng , lối sống của thú mõ vịt. - Tại sao Thú mỏ vịt đẻ trứng mà lại được xếp vào lớp Thú? - Thú mỏ vịt có cấu tạo phù hợp với đời sống bơi lội như thế nào? + Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu + GV Nhận xét, kết luận: + Đọc thông tin, quan sát hình 48.1 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình ® Thảo luận nhóm : - Vì thú mỏ vịt mang các đặc điểm của lớp thú: có lông mao, có tuyến sữa, con sơ sinh có răng sữa mọc trên hàm - Lông không thấm nước, chân có màng bơi - Mõ giống mõ vịt để kiếm ăn ở nước. + Đại diện nhóm trình bày® nhóm khác bổ sung + Tự rút ra kết luận 1) Bộ thú huyệt : Thú mỏ vịt: - Sống ở nước ngọt vừa ở cạn - Có lông mao dày, chân có màng bơi, mõ giống mõ vịt. - Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa, con liếm sữa do thú mẹ tiết ra * Hoạt động III: Tìm hiểu đặc điểm thú túi và so sánh thú túi với thú mõ vịt + Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 48.2 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình ® Thảo luận nhóm các câu hỏi sau: - Mô tả hình dáng , lối sống của thú túi ( Kanguru). - Kanguru đẻ và nuôi con như thế nào ? - Kanguru có cấu tạo phù hợp với đời sống như thế nào? + Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu + GV Nhận xét, kết luận: - HS nghiên cứu thông tin , thảo luận . - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung 2) Bộ thú túi: Đại diện là Kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương - Chi sau dài, khỏe, đuôi dài - Con sơ sinh rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, sống trong túi da của mẹ - Thú mẹ có núm vú, nuôi con bằng sữa, thú con bú mẹ thụ động. 4) Củng cố (9ph): - Hoàn thành bảng phụ- Bài tập bảng so sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mõ vịt và thú túi. - Thú mõ vịt, thú túi khác với thú nhau ở những đặc điểm nào ? ( Đặc điểm đẻ trứng - đẻ con ; đặc điểm con sơ sinh) - Theo em để bảo vệ các loài thú có cấu tạo còn chưa tiến hoá nầy ta cần làm gì ? 5) Tổng kết ( 1ph): - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : Chuẩn bị cho bài học tiếp theo, đọc bài em có biết. ------------------------------------------------------ Tiết 51 Ngày soạn: 6 -3 -2009 Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt): BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống. + Thấy được một số tập tính của dơi và cá voi. 2. Kĩ năng: quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn- Lồng ghép GD mơi trường II. Chuẩn bị của Gv và Hs: 1. Giáo viên: + Tranh ảnh về cá voi, dơi. + Tranh phóng to hình 49.1, 49.2 SGK 2. Học sinh: Kẻ bảng tr 161 vào vở bài tập III. Lên lớp: 1/ Ổn định tổ chức( 1ph) 2/ Kiểm tra bài cũ (4ph): - Nêu đặc điểm của thú mỏ vịt và Kanguru thích nghi với đời sống ? 3/ Bài mới ( 35ph): * Hoạt động I ( 17ph) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin o, quan sát hình 49.1, nghiên cứu thông tin kênh hình + Hỏi: - Dơi có đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay như thế nào? - Dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì? - Cách bay của dơi có giống như chim không? Vì sao? + Gọi đại diện nhóm trình bày. + Yêu cầu học sinh điền vào bảng tr.161 ở cột về dơi. + Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. ==> GV Kết luận: + Đọc thông tin o,quan sát hình 49.1, nghiên cứu thông tin kênh hình + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời: - Chi trước biến đổi thành cánh da mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón tay với mình, chi sau và đuôi. - Dơi ăn sâu bọ có bộ răng nhọn® phá vỏ kitin của sâu bọ. - Không. Vì chân dơi yếu, khi bay chúng thả mình rời vật bám. + Đại diện nhóm trình bày®các nhóm khác bổ sung. + Điền bảng trang 161. + Rút ra kết luận. 1) Bộ Dơi: là thú duy nhất biết bay + Dơi có cấu tạo thích nghi với sự bay: - Cơ thể ngắn, thon nhỏ chi trước biến thành Cánh da rộng, chân yếu. - Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa. + Tập tính: Kiếm ăn bào ban đêm, ăn sâu bọ hoặc ăn quả * Hoạt động II ( 18ph) Tìm hiểu về đặc điểm và tập tính của bộ cá voi. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin , quan sát hình 49.2® thảo luận nhóm các câu hỏi: - Cá voi có đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống bơi lặn như thế nào? - Cá voi ăn mồi bằng cách nào? - Nêu đặc điểm sinh sản của cá voi? - Tại sao cá voi có cơ thể nặng nề, vây ngực rất nhỏ nhưng nó vẫn di chuyển được dễ dàng trong nước? - Tại sao cá voi được xếp vào lớp thú mà không xếp vào lớp cá? + Gọi đại diện nhóm trình bày® giáo viên nhận xét bổ sung. + Giáo viên đưa thêm thông tin về cá voi, cá heo. + Yêu cầu học sinh điền vào bảng 161. Gọi 1®2 học sinh đọc kết quả ==> GV Kết luận: + Đọc thông tin , quan sát hình 49.2® thảo luận nhóm, để trả lời các câu hỏi: - Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo. Vây ngực được nâng đỡ bởi các xương chi: xương cánh tay, ống tay, bàn tay, ngón tay - Há miệng, bơi theo dòng nước®ngậm miệng, giữ thức ăn trong miệng, nước ra ngoài qua khe các tấm sừng. - Sinh sản trong nước: đẻ con, nuôi con bằng sữa. - Vì vây được nâng đỡ bởi các xương chi + Đại diện nhóm trình bày® các nhóm nhận xét bổ sung. + Điền bảng. 1®2 học sinh đọc kết quả, lớp nhận xét, sửa chữa 2) Bộ Cá voi: * Cá voi có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lặn: + Chi trước biến thành vây bơi, chi sau tiêu biến, có vây đuôi + Bơi uốn mình theo chiều dọc * Tập tính + Thức ăn: tôm, cá, động vật nhỏ. Cá voi không có răng, lọc mồi bằng tấm sừng ở miệng + Cá voi sống thành đàn chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh. 4) Củng cố ( 4ph) - Trình bày đặc điểm của Dơi thícha nghi với sự bay. - Trình bày những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước . - Cá voi là ĐV quý cần bảo vệ vì sao? và phải làm gì để bảo vệ chúng? 5) Tổng kết ( 1ph) - Nhận xét tiết học - Dặn dò : Đọc bài " Em có biết ", chuẩn bị cho bài tiếp theo. -------------------------------------------------- Tiết 52 Ngày Soạn : 10 -3 - 2009 Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt): BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt + Phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng 2. Kĩ năng: quan sát, thu thập thông tin, so sánh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn, Lồng ghép GD Môi trường II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: + Tranh ảnh như SGK. 2. Học sinh: Kẻ bảng tr 164 vào vở bài tập IV. Lên lớp: 1/ Ổn định tổ chức ( 1ph) : 2/ Kiểm tra bài cũ ( 4ph) : - Trình bày đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống bay? - Trình bày đặc điểm của Cá Voi thích nghi với đời sống ở nước? 3/ Bài mới:( 35ph) : * Hoạt động I: (10ph) Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và tập tính của bộ ăn sâu bọ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc o, quan sát hình và đọc thông tin kênh hình + Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành bảng tr. 164 phần bộ ăn sâu bọ + Yêu cầu thảo luận nhóm: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ thích nghi với đời sống ăn sâu bọ của chúng? + Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu. ==>GV nhận xét , kết luận: + Đọc thông tin mục o, quan sát hình và đọc thông tin kênh hình® thu thập kiến thức ® hoàn thành bảng tr. 164 phần bộ ăn sâu bọ + Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: - Mõm kéo dài thành vòi ngắn - Bộ răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn - Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe ® đào hang tìm sâu bọ - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1) Bộ ăn sâu bọ: Đại diện là chuột chù, chuột chũi. Bộ ăn sâu bọ có cấu tạo thích nghi với đời sống ăn và tập tính ăn sâu bọ: - Mõm kéo dài thành vòi ngắn, Thị giác kém nhưng khứu giác rất phát triển - Bộ răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn - Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe để đào hang tìm sâu bọ * Hoạt động II: ( 12ph) Tìm hiểu về đăqcj điểm cấu tạo và tập tính của bộ gặm nhấm. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin o mục 2, quan sát hình 50.2 SGk và thông tin kênh hình + Treo tranh về bộ răng của gặm nhấm ® yêu cầu học sinh quan sát + Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành bảng tr. 164 phần bộ gặm nhấm + Hỏi: - Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với chế độ gặm nhấm thức ăn? + Đại diện nhóm phát biểu ® Giáo viên chốt lại kiến thức + Đọc thông tin o mục 2, quan sát hình 50.2 SGk và thông tin kênh hình + Quan sát tranh bộ răng gặm nhấm + Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng + Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Tiếp tục thảo luận nhóm ® thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: răng cửa lớn, sắc luôn mọc dài, thiếu răng nanh, có khoảng trống trên hàm + Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung 2) Bộ Gặm nhấm: Đại diện là chuột đồng , sóc Bộ gặm nhấm có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa lớn và sắc, có khoảng trống hàm * Hoạt động III: (13ph) Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và tập tính của bộ ăn thịt. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 50.3 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình + Treo tranh bộ răng của thú ăn thịt, yêu cầu học sinh quan sát , nêu nhận xét. + Cho học sinh hoàn thành bảng tr. 164 SGK phần bộ thú ăn thịt + Gọi học sinh đọc kết quả ® Nhận xét + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt - Nhận xét sự khác nhau về cấu tạo chân, cách săn mồi của mèo và chó. + Gọi đại diện nhóm trình bày ® giáo viên chốt lại kiến thức + Đọc thông tin, quan sát hình 50.3 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình + Quan sát bộ răng thú ăn thịt: Có mấy loại răng, làm nhiệm vụ gì ? + Hoàn thành bảng + Một học sinh đọc kết quả ® học sinh nhận xét, bổ sung + Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi: Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. - Ngón chân có vuốt cong, dưới chân có đệm thịt êm 3) Bộ ăn thịt: Đại diện là Mèo, hổ, chó Bộ ăn thịt có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_lop_thu_nguyen_dung.doc