Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú (Bản hay)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống .

- Thấy được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng

phong phú .

2.Kỹ năng : Nhận biết được các động vật qua hình vẽ và liên hệ trong thực tế .

3.Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường .

II/ CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên :Tranh vẽ: Tranh phóng to hình 1.1 trang 5, hình 1.2 trang 6, hình 1.3 , 1.4 trang 7. Tập tranh về động vật có xương sống và động vật không xương sống .

2.Chuẩn bị của học sinh : Tài liệu học tập, sách vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Mở bài :Nước ta ở vùng nhiệt đới nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới động vật rất đa dạng và phong phú .

2. Phát triển bài :

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể :

v .Mục tiêu :Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thế giới động vật xung quanh chúng ta .

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngáy soạn : Ngày dạy : Tiết 01 Tuần 01 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống . - Thấy được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú . 2.Kỹ năng : Nhận biết được các động vật qua hình vẽ và liên hệ trong thực tế . 3.Thái độ: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường . II/ CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên :Tranh vẽ: Tranh phóng to hình 1.1 trang 5, hình 1.2 trang 6, hình 1.3 , 1.4 trang 7. Tập tranh về động vật có xương sống và động vật không xương sống . 2.Chuẩn bị của học sinh : Tài liệu học tập, sách vở III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Mở bài :Nước ta ở vùng nhiệt đới nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới động vật rất đa dạng và phong phú . 2. Phát triển bài : Hoạt động 1: Tìm hiểu Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể : .Mục tiêu :Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thế giới động vật xung quanh chúng ta . .Cách tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho học sinh nghiên cứu kĩ hình 1.1 và 1.2 và đọc thông tin trang 5 SGK => HS thấy được chỉ trong một giọt nước biển số loại động vật rất phong phú . - GV chia nhóm cho học sinh thảo luận về sự đa dạng phong phú của loài và trả lời các câu hỏi : + Hãy nêu một vài ví dụ ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng phong phú của thế giới động vật . + Hãy kể tên các loại động vật được thu thập khi : * Kéo một mẻ lưới trên biển . * Tát một ao cá . * Đơm đó qua đêm ở một đầm hồ. - Hãy kể tên các động vật tham gia vào ‘’bản giao hưởng’’thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta . - GV giải thích, nhận xét bổ sung câu trả lời của các nhóm . Cho một học sinh đọc thông tin ở trang 6 SGK. - GV giải thích ở một số nhóm động vật còn phong phú về dố lượng cá thể : đàn châu chấu bay như những đám mây , đàn bướm dài hàng trăm mét . -GV giải thích nguồn gốc vật nuôi . - HS quan sát hình 1.1 và 1.2, đọc thông tin trong SGK trang 5 để biết được : có 1,5 triệu loài động vật trên thế giới .Bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiển vi , còn có các động vật lớn . -Ví dụ : + Riêng về loài chim vẹt có tới 316 loài, chim cánh cụt : 17 loài + Vi khuẩn có kích thước vài phần nghìn mm, trai tượng dài 1,4m nặng 250kg, voi châu Phi nặng 4 tấn cao 3 tấn, cá voi xanh nặng 150 tấn , dài 33m - HS hoạt động theo nhóm và đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi , nhóm khác bổ sung . * Thành phần loài trong một mẻ lưới trên biển hay tát một ao cá hoặc đơm đó qua đêm ở đầm hồ rất đa dạng về phương diện loài .*Aâm thanh tham gia vào’’bản giao hưởng đêm hè ‘’ếch, nhái, ngoé, nhái bầu, cóc nước, các sâu bọ có cơ quan phát thanh như : dế càocào , châu chấu. Âm thanh chúng phát ra coi như một tín hiệu để đực cái tìm gặp nhau ở thời kì sinh sản . HS đọc thông tin . Tiểu kết : Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú . chúng đa dạng về số loài , kích thước cơ thể, số lượng cá thểå . Hoạt động 2:Đa dạng về môi trường sống . a.Mục tiêu : Các loài khác nhau thích ứng với các môi trường sống khác nhau . b.Cách tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho học sinh nghiên cứu hình 1.3 về động vật ở vùng nam cực – cho nhận xét. * Để thích nghi với khí hậu lạnh giá ở vùng băc cực chim cánh cụt có đặc điểm gì ? GV treo bảng phụ hình 1.4 về 3 môi trường lớn ở vùng nhiệt đới .Cho HS lên bảng và liệt kê các động vật có trong hình 1.4 : + Dưới nước có : Trên cạn có: Trên không có: + Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và nam cực ? GV nhận xét bổ sung . HS quan sát hình 1.1 1.3 để thấy được ở Nam Cực chỉ toàn băng tuyết nhưng vẫn có nhiều loài chim cánh cụt – 17 loài, nặng 30-40kg. - Chim cánh cụt nhờ mỡ tích luỹ dày , lông rậm và tập tính chăm sóc trứng , con non rất chu đáo . - HS liệt kê và bổ sung trên bảng . - Các HS còn lại làm bài vào vở bài tập trao đổi chấm chéo . - Nhiệt độ ấm áp , thức ăn phong phú , môi trường sống đa dạng. Tiểu kết : Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống , động vật phân bố ở khắp các môi trường như : nước mặn , nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm . 3. Kết luận : Yêu cầu một HS đọc phần đóng khung ở cuối bài trong SGK. 4. Kiểm tra đánh giá : - Động vật ở nước ta có đa dạng và phong phú không? tại sao ? - Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em ? Chúng có đa dạng phong phú không ? - Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng phong phú ? 5. Hướng dẫn hoạt động về nhà : - Xem bài ‘’ phân biệt động vật với thực vật và đặc điểm chung của động vật “ - Kẻ bảng 1 trang 9 bảng 2 trang 11 vào vở bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_1_the_gioi_dong_vat_da_dang_phon.doc