I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Mô tả được tính đa dạng của lớp Lưỡng cư .Nêu được đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.
- Nêu được vai trò của lớp Lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quý hiếm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm.
- Biết sưu tầm tư liệu về một số đại diện khác của lớp Lưỡng cư như: cóc, ễnh ương, ếch giun, .
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Lưỡng cư nói riêng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 37.1 37.5 SGK, bảng phụ .
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Tại sao nói : Cấu tạo trong của ếch- đại diện cho lớp Lưỡng cư thích nghi hoàn toàn với đời sống vưà ở nước, vừa ở cạn?
3. Hoạt động dạy – học
* Bên cạnh ếch đồng, lớp Lưỡng cư còn rất đa dạng về số loài, môi trường sống và tập tính. Vai trò của chúng đối với tự nhiên và đối với con người? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 39, Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn : 12/01/2013.
Tiết 39 Ngày giảng : 14/01/2013.
Baøi 37 Ña Daïng Vaø ÑAËC ÑIEÅM CHUNG CUÛA LÔÙP LÖÔÕNG CÖ.
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Mô tả được tính đa dạng của lớp Lưỡng cư .Nêu được đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.
- Nêu được vai trò của lớp Lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quý hiếm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm.
- Biết sưu tầm tư liệu về một số đại diện khác của lớp Lưỡng cư như: cóc, ễnh ương, ếch giun,.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Lưỡng cư nói riêng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 37.1à 37.5 SGK, bảng phụ .
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Tại sao nói : Cấu tạo trong của ếch- đại diện cho lớp Lưỡng cư thích nghi hoàn toàn với đời sống vưà ở nước, vừa ở cạn?
3. Hoạt động dạy – học
* Bên cạnh ếch đồng, lớp Lưỡng cư còn rất đa dạng về số loài, môi trường sống và tập tính. Vai trò của chúng đối với tự nhiên và đối với con người? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài ,môi trường sống và tập tính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 37.1à 37,5 yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau:
+ Chứng minh sự đa dạng của lớp Lưỡng cư thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống?
+ Hoàn thành phiếu học tập phân biệt 3 bộ Lưỡng cư.
Tên bộ
Lưỡng cư.
Đặc điểm phân biệt
Hình dạng
Đuôi
Kích thước chi sau
Có đuôi
Không đuôi
Không chân
-GV treo bảng phụ, yêu cầu HS hoàn thành bảng phụ và chốt lại sự đa dạng của lớp Lưỡng cư.
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi:
+Lớp Lưỡng cư rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về:
Số lượng: khoảng 4000 loài.
Thành phần loài: Chia làm 3 bộ: Bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không đuôi và bộ Lưỡng cư không chân.
-HS hoàn thành bảng phụ và rút ra sự đa dạng của lớp Lưỡng cư.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết: Lớp Lưỡng cư rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về:
- Số lượng: khoảng 4000 loài.
- Thành phần loài: Chia 3 bộ.
Tên bộ
Lưỡng cư.
Đặc điểm phân biệt
Hình dạng
Đuôi
Kích thước chi sau
Có đuôi
Thân dài
Đuôi dẹp bên
Hai chi trước và sau dài tương đương nhau.
Không đuôi
Thân ngắn
Không có đuôi
Hai chi sau dài hơn hai chi trước
Không chân
Thân dài giống giun nhưng lớn hơn, miệng có răng, có mắt.
Có đuôi
Thiếu chi
- Môi trường sống: đa dạng: ở nước, ở cạn, trên cây,
=> Kết luận: Những đại diện của lớp Lưỡng cư sống trong những môi trường và những điều kiện sống khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức về đặc điểm các đại diện của lớp Lưỡng cư đã học và rút ra đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư?
- Nhận xét và chốt.
- HS tái hiện kiến thức và rút ra đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư:
Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn
Da trần và ẩm. di chuyển bằng 4 chi.
Hô hấp bằng da và phổi.
Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể.
Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
Là động vật biến nhiệt.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết: Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn:
- Da trần và ẩm. di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng da và phổi.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể.
- Thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn của lớp Lưỡng cư.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, và cho biết:
+ Vai trò của lớp Lưỡng cư đối với đời sống con người?
+ Vai trò của lớp Lưỡng cư đối với sinh giới?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động vật thuộc lớp Lưỡng cư?
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.
- Nhận xét và hoàn thiện.
- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, và cho biết:
Có lợi:
Cung cấp nguồn thực phẩm. VD: ếch đồng,..
Cung cấp nguồn dược liêu. VD: bột cóc,..
Vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học. VD: ếch đồng,
Giúp tiêu diệt các loài sâu bọ phá hại mùa màng và các vật chủ trung gian truyền bệnh.
Có hại: Một số loài Lưỡng cư có thể gây ngộ độc cho con người.VD: cóc nhà,
+ Bảo vệ các loài sinh vật có ích. Ngăn cấm các hình thức săn bắt các loài động vật thuộc lớp Lưỡng cư.
- HS lấy thêm ví dụ.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết: Vai trò của lớp Lưỡng cư:
- Có lợi:
Đối với đời sống con người:
+ Cung cấp nguồn thực phẩm. VD: ếch đồng,..
+ Cung cấp nguồn dược liêu. VD: bột cóc,..
+ Vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học. VD: ếch đồng,
Đối với sinh giới:
+ Giúp tiêu diệt các loài sâu bọ phá hại mùa màng và các vật chủ trung gian truyền bệnh.
Có hại: Một số loài Lưỡng cư có thể gây ngộ độc cho con người.VD: cóc nhà,
4. Củng cố - Dặn dò:
a. Củng cố
* Chứng minh sự đa dạng của lớp Lưỡng cư thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống? Phân biệt đặc điểm 3 bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.
* Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với tự nhiên và đối với con người?
b. Dặn dò:
Nhận xét tình hình học tập của lớp.
Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”..
- Chuẩn bị bài mới: “Lớp Bò sát - Thằn lằn bóng đuôi dài”.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_39_bai_37_da_dang_va_dac_diem_ch.doc