I.Mục đích kiểm tra:
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Sinh học lớp 7 sau khi học sinh học xong các lớp động vật: Lớp lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú.
Cụ thể:
1.Kiến thức:
- Chỉ ra được đặc điểm hô hấp của ếch.Xác định đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước. Chỉ ra được đặc điểm cấu tạo bộ da của ếch giúp chúng hô hấp qua da. Giải thích tập tính sống nửa nước nửa cạn và bắt mồi của ếch.
- Phân biệt hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
- Chỉ ra đặc điểm chung của lớp bò sát.Phân loại đại diện bò sát thuộc bộ có vảy.
- Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Liên hệ thực tế vai trò của chim.
- Xác định đặc điểm bộ răng của: Thú ăn sâu bọ, Thú gặm nhấm, Thú ăn thịt
- Vận dụng kiến thức đã học về lớp thú rút ra kết luận về sự hình thành các tập tính.Lấy ví dụ minh họa vai trò của thú.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày, mô tả, phân tích, giải thích các đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của các lớp động vật đã học.
3. Thái độ:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tế cuộc sống.
- Thấy được sự vai trò của các động vật đã học để có ý thức gữi gìn và bảo vệ chúng.
13 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 54-59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2013
Ngày giảng: 7A:7B:7C:
Tiết 54 - ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn sinh học lớp 7 sau khi học sinh học xong chương 6: Ngành ĐVCXS.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm và vận dung lý thuyết giải thích những hiện tượng thực tế xung quanh, nhận biết.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức đã học ở các lớp ĐVCXS
2. Học sinh: Ôn tâp lại kiến thức đã học ở các lớp ĐVCXS
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Hoạt động dạy học: (40’)
Các bài học ở phần động vật có xương sống đã giúp chúng ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành thích nghi cao với môi trường sống
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học thuộc ngành ĐVCXS
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
- Nêu những ngành động vật có xương sống đã học?
- Trình bày môi trường sống của những ngành đó?
- Nhận xét về những đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của từng lớp?
- GV nhận xét và khái quát lại
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời
- HS nhớ kiến thức đã học và trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở bảng 1, 2 sau:
+ Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A
- HS thảo luận nhóm nhớ kiến thức đã và đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Bảng 1
Đặc điểm của bò sát
ý nghĩa thích nghi
1. Da có vảy sừng khô bao bọc.
2. Đầu có cổ dài
3. Mắt có mi cử động
4. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ trên đầu.
5. Có phổi và lồng ngực như ở thỏ.
6. Đuôi dài, chân ngắn yếu, nằm ngang có vuốt
sắc chưa nâng nổi cơ thể lên khỏi mặt đất.
7. Trứng có vỏ dai (của thằn lằn), vỏ đá vôi (ở cá
sấu) vầ giàu nõan hòang.
8. Có cơ quan giao phối ở cơ thể đực.
a. Thích nghi với sự hô hấp trong điều kiện có khí O2 và CO2 tự do trong khơng khí.
b. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh về màng nhĩ.
c. Phát huy được các giác quan nằm trên đầu tạo điều kiện cho việc quan sát kẻ thù và bắt mồi dễ dàng.
d. Đuôi dài tạo lực ma sát và giá thể, có vuốt sắc giúp thằn lằn cố định thân và giá thể tạo điều kiện để thằn lằn chuyền vận được trên cạn.
e. Bảo vệ mắt khỏi các tác động cơ học, giữ cho màng mắt không bị khô.
f. Tăng cường sự bảo vệ chống lại các tác động cơ học của môi trường cạn, giúp phôi phát triển trực tiếp ở trong trứng, nên không phải qua giai đoạn nòng nọc.
Bài tập 2: Điền nội dung kiến thức đã học theo bảng sau:
Các lớp
Đặc điềm
Lớp cá
Lớp lưỡng cư
Lớp bò sát
Lớp chim
Lớp thú
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết
Hệ tiêu hóa
Bộ não
Môi trường sống
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thảo luận
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thào luận nhóm
- GV ghi những đáp án của mỗi nhóm lên bảng
- GV nhận xét và sữa những câu sai của HS
- Các nhóm cử đại diện lên trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS sữa bài và ghi bài vào vở
4. Cũng cố (3’)
- Tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Giáo viên nhận xét tiết học, đánh giá kết quả học tập của nhóm.
5. Hướng dẫn (1’)
- Dặn các em về nhà ôn tập theo đề cương để tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. Rút kinh nghiệm:
**************
Ngày soạn 17/03/2013
Ngày giảng: 7A:7B:7C:.
TIẾT 55
KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục đích kiểm tra:
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Sinh học lớp 7 sau khi học sinh học xong các lớp động vật: Lớp lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú.
Cụ thể:
1.Kiến thức:
- Chỉ ra được đặc điểm hô hấp của ếch.Xác định đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước. Chỉ ra được đặc điểm cấu tạo bộ da của ếch giúp chúng hô hấp qua da. Giải thích tập tính sống nửa nước nửa cạn và bắt mồi của ếch.
- Phân biệt hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
- Chỉ ra đặc điểm chung của lớp bò sát.Phân loại đại diện bò sát thuộc bộ có vảy.
- Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Liên hệ thực tế vai trò của chim.
- Xác định đặc điểm bộ răng của: Thú ăn sâu bọ, Thú gặm nhấm, Thú ăn thịt
- Vận dụng kiến thức đã học về lớp thú rút ra kết luận về sự hình thành các tập tính.Lấy ví dụ minh họa vai trò của thú.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày, mô tả, phân tích, giải thích các đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của các lớp động vật đã học.
3. Thái độ:
- Biết vận dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tế cuộc sống.
- Thấy được sự vai trò của các động vật đã học để có ý thức gữi gìn và bảo vệ chúng.
II. Hình thức ra đề kiểm tra:
Hình thức : TNKQ + Tự luận.
Học sinh làm bài trên lớp.
III. Ma trận:
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I. Lưỡng cư
Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở trên cạn.
Giải thích tập tính sống nửa nước nửa cạn và bắt mồi của ếch.
2 câu
30% = 3đ
1
33,3%
(1đ)
1
66,7%
(2đ)
II. Bò sát
Khủng long là thời phồn thịnh nhất của bò sát
Phân loại đại diện bò sát thuộc bộ có vảy.
2 câu
5% = 0,5đ
1
50%
(0,25đ)
1
50%
(0,25đ)
III. Chim
Tính đa dạng của lớp Chim.
Đặc điểm chung của lớp chim.
Vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người.
3 câu
27,5%=2,75đ
1
9,1%
(0,25đ)
1
54,5%
(1,5đ)
1
36,4%
(1đ)
IV. Thú
Cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp Thú. Nêu được hoạt động tập tính của thỏ
Tính đa dạng của lớp Thú
Thông qua quan sát thực tế các bộ thú khác nhau
3 câu
37,5%=3,75đ
1
6,7%
(0,25đ)
1
53,3%
(2đ)
1
40%
(1,5đ)
TS câu: 10
TS điểm:10đ
TN %= 20%
TL %= 80%
3
1,75đ
(17,5%)
2
1,5đ
(15%)
1
0,25đ
(2,5%)
2
3đ
(30%)
1
2đ
(20%)
1
1,5đ
(15%)
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
1. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất: (1điểm).
Câu 1: Thời đại phồn thịnh nhất của bò sát là:
A. thời đại Khủng long. B. thời đại Thằn lằn.
C. thời đại Cá sấu. D. thời đại Rùa.
Câu 2: Lớp chim được phân chia thành các nhóm là:
A. chim ở cạn, chim trên không. B. chim bơi và chim ở cạn.
C. chim chạy, chim bơi và chim bay. D. chim chạy, chim bay.
Câu 3: Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là:
B. Thằn lằn bóng, cá sấu. B. Thằn lằn bóng, rắn ráo.
C. Rùa núi vàng, rắn ráo. D. Ba ba, thằn lằn bóng.
Câu 4: Câu phát biểu Sai là:
A. mắt thỏ không tinh lắm. B. mắt thỏ rất tinh.
C. mắt có lông mi. D. mi mắt cử động được.
2. Nối các đặc điểm ở cột A sao cho phù hợp với ý nghĩa ở cột B:(1điểm).
A - Đặc điểm cấu tạo của ếch
B -Ý nghĩa
C - Trả lời
1. Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối
2. Mắt và lỗ mũi nằm cao ở trên đầu, mũi thông với khoang miệng và phổi
3. Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt
4. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón
A. khi bơi vừa thở vừa quan sát
B. để đẩy nước
C. thuận lợi việc di chuyển
D. giảm sức cản của nước khi bơi
E. giúp hô hấp trong nước
1+
2+
3+ ...
4+
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm):
a. Trình bày đặc điểm chung của lớp chim.
b. Nêu vai trò của chim trong tự nhiên.
Câu 2. (2 điểm): Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Câu 3. (2 điểm): Tại sao dơi, cá voi được xếp vào lớp thú? Trình bày đặc điểm cấu tạo của Cá voi thích nghi với đời sống trong nước?
Câu 4. (1,5 điểm): Dựa vào bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
1. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất: (1điểm).
Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm
1
2
3
4
A
C
B
B
2. Ghép thông tin ở cột A và B sao cho phù hợp (1 điểm).
Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm
1 + D 2 + A 3 + C 4 + B
II. Tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Câu 1
(2,5 điểm)
- Đặc điểm chung của lớp chim
+ Mình có lông vũ bao phủ, có mỏ sừng.(0.25đ)
+ Chi trươc biến đổi thành cánh.(0.25đ)
+ Phổi có mạng ống khí, Có túi khí tham gia vào hô hấp.(0.25đ)
+ Tim có bốn ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.(0.25đ)
+ Là động vật hằng nhiệt.(0.25đ)
+Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.(0.25đ)
- Vai trò của chim trong tự nhiên
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. (0.5đ)
+ Phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn cây. (0.5đ)
Câu 2
(2 điểm)
Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. (1 đ)
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi. (1 đ)
Câu 3
(2 điểm)
- Dơi, cá voi được xếp vào lớp thú vì : (1 đ)
+ Có lông mao, răng phân hóa, đẻ con, nuôi con bằng sữa (0.5 đ)
+ Xương chi trước phân hóa: cánh tay, ống tay, bàn, ngón (0.5 đ)
- Bộ cá voi (1 đ):
+ Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn( 0.25 đ)
+ Lớp mỡ dưới da rất dày(0.25 đ)
+ Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo (0.25 đ)
+ Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc (0.25 đ)
Câu 4
(1,5 điểm)
- Bộ ăn sâu bọ: Răng nhọn, răng hàm có 3- 4 mấu nhọn (0.5 đ)
- Bộ găm nhấm thiếu răng nanh, răng của sắc, có khoản trống hàm (0.5 đ)
- Bộ ăn thịt răng của ngắn sắc, răng nanh dài nhọn, răng hàm có nhiều mấu sắc dẹp (0.5 đ)
3. Cñng cè
- GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ giê.
4. Híng dÉn häc bµi ë nhµ
- HS «n bµi
- §äc tríc bµi: H¹t trÇn - c©y th«ng
IV. Rút kinh nghiệm:
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày soạn: 20/3/2013
Ngày giảng: 7A:7B:7C:
Tiết 56: TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục.
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát. Kĩ năng phân tích, tư duy.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Bảng phụ: So sánh 1 số hệ cơ quan của ĐV ( như SGK tr- 176)
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới (40’)
Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc cá câu trả lời và hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- GV treo bảng phụ để HS chữa bài.
- GV lưu ý nên gọi nhiều nhóm để biết được ý kiến của HS.
- GV ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để HS tiếp tục theo dõi và trao đổi.
- GV nên kiểm tra số lượng các nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.
- Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn.
- Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, lựa chọn câu trả lời.
- Hoàn thành bảng
- Yêu cầu:
+ Xác định được các ngành
+ Nêu cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, bổ sung nếu cần.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
Tên động vật
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
Động vật nguyên sinh
Chưa phân hoá
Chưa có
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Thuỷ tức
Ruột khoang
Chưa phân hoá
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến sinh dục không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Tôm sông
Chân khớp
Mang đơn giản
Tin đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tin đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch, hạch não lớn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Cá chép
Động vật có xương sống
Mang
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Ếch đồng trưởng thành
Động vật có xương sống
Da và phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thằn lằn bóng
Động vật có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn hụt, hệ tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Chim bồ câu
Động vật có xương sống
Phổi và túi khí
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thỏ
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe, rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
Hoạt động của GV -HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng và trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học?
- Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng, ghi nhớ kiến thức (lưu ý: theo hàng dọc từng hệ cơ quan).
- Trao đổi nhóm
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm và phần bổ sung lên bảng.
- GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể.
- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp, yêu cầu nêu được:
.
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da " mang đơn giản " mang " da và phổi " phổi chưa hoàn chỉnh" hình thành hệ thống ống khí " phổi hoàn chỉnh
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn " tim có 2 ngăn " 3 ngăn " tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá " đến thần kinh mạng lưới " chuỗi hạch đơn giản " chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng) " hình ống phân hoá não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá " tuyến sinh dục không có ống dẫn " tuyến sinh dục có ống dẫn.
+ Các cơ quan hoạt động cơ hiệu quả hơn.
+ Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
* Kết luận
- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da " mang đơn giản " mang " da và phổi " phổi chưa hoàn chỉnh" hình thành hệ thống ống khí " phổi hoàn chỉnh
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn " tim có 2 ngăn " 3 ngăn " tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá " đến thần kinh mạng lưới " chuỗi hạch đơn giản " chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng) " hình ống phân hoá não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá " tuyến sinh dục không có ống dẫn " tuyến sinh dục có ống dẫn.
4. Củng cố (3’)
- GV củng cố nội dung bài
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung như bảng SGK.
- Đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’ )
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: Tiến hóa về sinh sản
IV. Rút kinh nghiệm:
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
*****************
Ngày soạn: 15/02/2013
Ngày giảng: 7A:7B:7C:
Tiết 57: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp (sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính). HS thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính. Thấy được các tập tính chăm sóc con ở động vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi, thuỷ tức.
Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan?
2. Bài mới
VB: Sinh sản là đặc điểm đặc trưng của sinh vật để duy trì nòi giống, động vật có những hình thức sinh sản nào? Sự tiến hoá các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào?
Hoạt động 1: Hình thức sinh sản vô tính
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Thế nào là sinh sản vô tính?
- Có những hình thức sinh sản vô tính nào?
- GV treo tranh một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật không xương sống.
- Hãy phân tích các cách sinh sản ở thuỷ tức và trùng roi?
- Tìm một số động vật khác có kiểu sinh sản giống như trùng roi?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân HS tự đọc tóm tắt trong SGK trang 179 trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu:
+ Không có sự kết hợp đực, cái
+ Phân đôi, mọc chồi
- Một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lưu ý: chỉ có một cá thể tự phân đôi hay mọc thêm một cơ thể mới.
- HS có thể kể thêm: trùng amip, trùng giày
Kết luận:
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh.
Hoạt động 2: Hình thức sinh sản hữu tính
Hoạt động của GV _ HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 179 và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là sinh sản hữu tính?
- So sánh sinh sản vô tính với hữu tính? (bằng cách hoàn thành bảng 1)
- GV kẻ bảng để HS so sánh.
- Cá nhân HS tự đọc tóm tắt SGK trang 143, trao đổi nhóm.
- Yêu cầu:
+ Có sự kết hợp đực và cái.
+ Tìm đặc điểm giống nhau và khác nhau.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
a. Sinh sản hữu tính
Hình thức sinh sản
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm
Của 1 cá thể
Của 2 cá thể
Vô tính
Hữu tính
- Từ nội dung bảng so sánh này yêu cầu HS rút ra nhận xét.
- HS phải nêu được:
+ Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.
- Kết hợp đặc tính của cả bố và mẹ.
- Em hãy kể tên một số động vật không xương sống và động vật có xương sống sinh sản hữu tính mà em biết?
- HS nêu: thuỷ tức, giun đất, châu chấu, sứa gà, mèo, chó
- GV phân tích: một số động vật không xương sống có cơ quan sinh dục đực và cái trên một cơ thể được gọi là lưỡng tính.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ thể nào lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận: sinh sản hữu tính và các hình thức sinh sản hữu tính.
- GV giảng giải: trong quá trình phát triển của sinh vật tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
- Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật được thể hiện như thế nào?
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm thông báo đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng ở SGK trang 180.
- GV kẻ sẵn bảng này trên bảng phụ.
- GV lưu ý nếu có ý kiến nào chưa thống nhất thì cho các nhóm tiếp tục trao đổi.
- GV cho HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn.
- HS nhớ lại cách sinh sản của loài động vật cụ thể như giun, cá, thằn lằn, chim, thú.
- Trao đổi nhóm, nêu được:
+ Loài đẻ trứng, đẻ con.
+ Thụ tinh ngoài, trong.
+ Chăm sóc con.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Trong mỗi nhóm:
+ Cá nhân đọc những câu lựa chọn, nội dung trong bảng.
+ Thống nhất ý kiến của nhóm để hoàn thành nội dung.
- Đại diện nhóm ghi ý kiến của nhóm mình vào bảng của GV.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS theo dõi tự sửa chữa nếu cần
b. Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính
.
Bảng 2: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật
Tên loài
Thụ tinh
Sinh sản
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang làm tổ
Con non (ấu trùng) tự kiếm mồi
Châu chấu
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Trứng trong hốc đất
Con non tự kiếm ăn
Cá chép
Ngoài
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Không làm tổ
Con non tự kiếm mồi
Ếch đồng
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang, làm tổ
Ấu trùng tự kiếm mồi
Thằn lằn bóng đuôi dài
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Đào hang
Con non tự kiếm mồi
Chim bồ câu
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (không nhau thai)
Làm tổ, ấp trứng
Bằng sữa diều, mớm mồi
Thỏ
Trong
Đẻ con
Trực tiếp (có nhau thai)
Lót ổ
Bằng sữa mẹ
- Dựa vào bảng trên, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
- Thụ tinh trong ưu việt hơn so với thụ tinh ngoài như thế nào?
- Sự đẻ con tiến hoá hơn so với đẻ trứng như thế nào?
- Tại sao sự phát triển trực tiếp lại tiến bộ hơn so với phát triển gián tiếp?
- Tại sao hình thức thai sinh là tiến hoá nhất trong giới động vật?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm để các nhóm khác theo dõi.
- GV thông báo ý kiến đúng, từ đó yêu cầu HS tự rút ra kết luận; sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản.
? Trong mùa sinh sản của Đv có lên đánh bắt và khai thác không? Vì sao?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ ĐV, đặc biệt trong mùa sinh sản?
- Các nhóm tiếp tục trao đổi, trả lời câu hỏi
- Yêu cầu nêu được:
+ Thụ tinh trong, số lượng trứng được thụ tinh nhiều.
+ Phôi phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn.
+ Phát triển trực tiếp tỉ lệ con non sống cao hơn.
+ Con non được nuôi dưỡng tốt, tập tính của thú đa dạng, thích nghi cao.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ trả lời
* Kết luận:
a. Sinh sản hữu tính
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Sinh sản hữu tính trên cá thể đơn tính hay lưỡng tính.
b. Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:
+ Từ thụ tinh ngoài " thụ tinh trong.
+ Đẻ nhiều trứng " đẻ ít trứng " đẻ con.
+ Phôi phát triển có biến thái " phát triển trực tiếp không có nhau thai " phát triển trực tiếp có nhau thai.
+ Con non không được nuôi dưỡng " được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ " được học tập thích nghi với cuộc sống.
4. Củng cố (3’)
Đánh dấu X vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào sinh sản vô tính:
a. Giun đất, sứa, san hô
b. Thuỷ tức, đỉa, trai sông
c. Trùng roi, trùng amip, trùng giày.
Câu 2: Nhom đv nào thụ tinh trong?
a. Cá, cá voi, ếch
b. Trai sông, thằn lằn, rắn
c. Chim, thạch sùng, gà
Câu 3: Con non của loài động vật nào phát triển trực tiếp?
a.Châu chấu, chim bồ câu, tắc kè
b. ếch, cá, mèo
c. Thỏ, bò, vịt
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn tập đặc điểm chung các ngành động vật đã học.
IV. Rút kinh nghiệm:
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
****************
Ngày soạn: 25/03/2013
Ngày giảng: 7A:7B:7C:
Tiết 59: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
- Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật – cây phát sinh giới động vật. Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch. HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.
- Kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ đa dạng sinh học.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_54_59.doc