Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 57-70

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - HS nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp.

- Thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.

1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

2. Thái độ : GD ý thức bảo vệ ĐV trong mùa sinh sản.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi và thuỷ tức.

 - Tranh về sự chăm sóc trứng và con non.

 III. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. 1. Nêu sự phân hoá và chuyên hoá một số cơ quan hô hấp, tuần hoàn trong quá trình tiến hoá của 1 số ngành ĐV?

3. Bài giảng. a. Mở bài: Sinh sản là đặc trưng của sinh vật để duy trì nòi giống, vậy ĐV có những hình thức sinh sản nào? Sự tiến hoá các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào?

 b. Các hoạt động dạy – học.

Hoạt động 1. Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính.

 Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sinh sản vô tính--> các hình thức sinh sản ở ĐV.

 (1) (2)

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :

 + Thế nào là sinh sản vô tính?

 + Có những hình thức sinh sản vô tính nào?

- HS: Cá nhân tự tóm tắt SGK trả lời câu hỏi, nêu được: - Không có sự kết hợp đực, cái.

- Phân đôi, mọc chồi.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh sinh sản vô tính ở động vật không xương sống và hỏi:

 + Hãy phân tích hình thức sinh sản hữu tính ở thuỷ tức và trùng roi?

 + Tìm 1 số ĐV khác có kiểu sinh sản như vậy?

- HS: - Chỉ có 1 cá thể tự phân đôi hay mọc thêm 1 cơ thể mới

- Trùng giày, trùng amíp.

- GV:Yêu cầu HS rút ra kết luận. I. Sinh sản vô tính.

+ Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

Hình thức:

- Phân đôi cơ thể.

- SS sinh dưỡng: mọc chồi, tái sinh.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 57-70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 54. Tiết 57. Tiến hoá về tổ chức cơ thể I. Mục tiêu bài học Kiến thức: HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp ĐV thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, quan sát. Kĩ năng phân tích tư duy Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môm. II. Phương tiện dạy học. Tranh vẽ H54.1 SGK Bảng phụ SGK Tr 176 III. Tiến trình bài giảng ổn định Kiểm tra Bài giảng. a. Mở bài: Trong quá trình tiến hoá của ĐV các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hoá, nghĩa là ở các hệ cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp thích nghi được với các điều kiện sống đặc trưng của từng nhóm ĐV. b. Các hoạt động dạy- học Hoạt động 1. So sánh một số hệ cơ quan động vật (1) (2) - GV yêu cầu HS quan sát tranh đọc các câu trả lời, hoàn thành bảng trong vở bài tập. - GV kẻ bảng cho HS chữa bài - HS: Cá nhân đọc nội dung bảng ghi nhận kiến thức, trao đổi nhóm, hoàn thành câu trả lời - Yêu cầu: + Xác định được các ngành. + Nêu cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp - GV: Gọi nhiều nhóm lên chữa bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV đưa bảng kiến thức chuẩn. Nội dung bảng so sánh Tên ĐV Ngành Hô hấp Tuần hoàn Thần kinh Sinh dục Trùng biến hình ĐV nguyên sinh Chưa phân hoá Chưa có Chưa phân hoá Chưa phân hoá Thuỷ tức Ruột khoang Chưa phân hoá Chưa có Hình mạng lưới Tuyến SD chưa có ống dẫn Giun đất Giun đốt Da Tim đơn giản, tuần hoàn kín Hình chuỗi hạch Tuyến SD có ống dẫn Tôm sông Chân khớp Mang đơn giản Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở Chuỗi hạch có hạch não Tuyến SD có ống dẫn Châu chấu Chân khớp hệ ống khí Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở Chuỗi hạch có hạch não lớn Tuyến SD có ống dẫn Cá chép ĐVCXS Mang Tim có 1 TN, 1 TT, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn Tuyến SD có ống dẫn ếch đồng ĐVCXS Da và phổi Tim có 2 TN, 1TT, tuần hoàn kín, máu pha đi nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ dẹp Tuyến SD có ống dẫn Thằn lằn bóng ĐVCXS Phổi Tim có 2 TN, 1TT, có vách hụt tuần hoàn kín, máu pha đi nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn não ếch Tuyến SD có ống dẫn Chim bồ câu ĐVCXS Phổi và túi khí Tim có 2 TN, 2TT, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não có 2 mấu bên nhỏ Tuyến SD có ống dẫn Thỏ ĐVCXS Phổi Tim có 2 TN, 2TT tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe rãnh,tiểu não có 2 mấu bên lớn Tuyến SD có ống dẫn Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể - GV yêu cầu HS quan sát bảng kiến thức bảng trả lời câu hỏi: + Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn. thần kinh, sinh dục được thể hiện ntn qua các lớp ĐV đã học? HS quan sát bảng kiến thức, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, nêu được: Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung - GV kết luận: - GV hỏi: + Sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể của ĐV có ý nghĩa gì? Hô hấp từ chưa phân hoá trao đổi qua toàn bộ da --> mang đơn giản--> mang ---> da và phổi--> phổi. Hệ tuần hoàn từ chưa có tim --> tim chưa có ngăn --> tim có 2 ngăn--> 3 ngăn--> 4 ngăn. Hệ thần kinh từ chưa phân hoá--> thần kinh mạng lưới--> chuỗi hạch đơn giản --> chuỗi hạch phân hoá( não, hầu, )--> phân hoá bộ não, tuỷ sống. Hệ sinh dục: chưa phân hoá--> tuyến SD không có ống dẫn --> tuyến SD có ống dẫn KL: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp ĐV thể hịên ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. - Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn giúp ĐV thích nghi với môi trường sống IV. Củng cố – Hoàn thiện. GV gọi HS đọc tóm tắt cuối bài Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK. V. Dặn dò. Học bài và trả lời câu hỏi SGK Kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập. ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 55. Tiết 58. Tiến hoá về sinh sản I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. Thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ : GD ý thức bảo vệ ĐV trong mùa sinh sản. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi và thuỷ tức. - Tranh về sự chăm sóc trứng và con non. III. Tiến trình bài giảng. ổn định. Kiểm tra. 1. Nêu sự phân hoá và chuyên hoá một số cơ quan hô hấp, tuần hoàn trong quá trình tiến hoá của 1 số ngành ĐV? Bài giảng. a. Mở bài: Sinh sản là đặc trưng của sinh vật để duy trì nòi giống, vậy ĐV có những hình thức sinh sản nào? Sự tiến hoá các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào? b. Các hoạt động dạy – học. Hoạt động 1. Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sinh sản vô tính--> các hình thức sinh sản ở ĐV. (1) (2) - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi : + Thế nào là sinh sản vô tính? + Có những hình thức sinh sản vô tính nào? - HS: Cá nhân tự tóm tắt SGK trả lời câu hỏi, nêu được: - Không có sự kết hợp đực, cái. Phân đôi, mọc chồi. - GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh sinh sản vô tính ở động vật không xương sống và hỏi: + Hãy phân tích hình thức sinh sản hữu tính ở thuỷ tức và trùng roi? + Tìm 1 số ĐV khác có kiểu sinh sản như vậy? - HS: - Chỉ có 1 cá thể tự phân đôi hay mọc thêm 1 cơ thể mới Trùng giày, trùng amíp. - GV:Yêu cầu HS rút ra kết luận. I. Sinh sản vô tính. + Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. Hình thức: Phân đôi cơ thể. SS sinh dưỡng: mọc chồi, tái sinh. Hoạt động 2. Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sinh sản hữu tính và sự hoàn thiện các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp ĐV - GV: Yêu cầu HS đọc SGK Tr 179 trả lời câu hỏi: + Thế nào là sinh sản hữu tính? + So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính? HS: Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời: - Sinh sản có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái. - Giống nhau:đều tạo ra tế bào mới. Khác nhau: SS hữu tính có ưu thế hơn SS vô tính, kết hợp được đặc tính của cả bố và mẹ. GV hỏi: + Hãy kể tên một số ĐVKXS và ĐVCXS có lối SS hữu tính mà em biết? HS: Thuỷ tức, giun đất, châu chấu, sứa, mèo, gà, chó GV phân tích: Một số ĐVKXS có cơ quan SD đục và cái trên cùng một cơ thể gọi là lưỡng tính. GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Giun đất, giun đũa cơ thể nào là lưỡng tính, cơ thể nào là đơn tính ? + Em hãy rút ra kết luận về SS hữu tính và các hình thức SS hữu tính? II. Sinh sản hữu tính - SS hữu tính là hình thức SS có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử. - SS hữu tính trên cơ thể đơn tính hay lưỡng tính. Hoạt động 3. Tìm hiểu sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính. GV: Trong quá trình phát triển của sinh vật tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp. + Hình thức SS hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp ĐV đã học như thế nào? - HS: Trao đổi nhóm nêu được: Loài đẻ trứng, loài đẻ con Loài thụ tinh ngoài, trong. Chăm sóc con. - GV: Đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn chỉnh về hình thức SS hữu tính. - GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng Tr180, treo bảng phụ yêu cầu HS lên điền bảng. - HS: Cá nhân đọc câu lựa chon, nội dung trong bảng, thống nhất ý kiến với nhóm, cử đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. III. Sự tiến hoá các hình thức sinh sản. Bảng. Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở ĐV Tên loài Thụ tinh Sinh sản Phát triển phội Tập tính bảo vệ trứng Tập tính nuôi con Trai sông Ngoài Đẻ trứng Biến thái Không đào hang làm tổ Con non(ấu trùng) tự kiếm mồi Châu chấu Ngoài Đẻ trứng Biến thái Trứng trong hốc đất Con non tự kiếm mồi Cá chép Ngoài Đẻ trứng Trực tiếp (không nhau thai) Không làm tổ Con non tự kiếm mồi ếch đồng Ngoài Đẻ trứng Biến thái Không đào hang làm tổ ấu trùng tự kiếm mồi Thằn lặn bóng đuôi dài Trong Đẻ trứng Trực tiếp (không nhau thai) Đào hang Con non tự kiếm mồi Chim bồ câu Trong Đẻ trứng Trực tiếp (không nhau thai) Làm tổ ấp trứng Bằng sữa diều, mớm mồi Thỏ Trong Đẻ con Trực tiếp (có nhau thai) Lót ổ Bằng sữa mẹ - GV: Dựa vào bảng trên hãy thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Thụ tinh trong ưu thế hơn thụ tinh ngoài ntn? + Sự đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng ntn? + Tại sao sự phát triển trực tiếp lại tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp? + Tại sao hình thức thai sinh thực hiện trò chơi học tập là tiến bộ nhất trong giới ĐV? - HS: Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, nêu được: Thụ tinh trong số lượng trứng được thụ tinh nhiều. Phôi phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn. Phát triển trục tiếp tỉ lệ con non sống cao hơn. Con non được nuôi dưỡng tốt việc học tập rút kinh nghiệm từ trò chơi-->tập tính đa dạng của thú--> thích nghi cao. - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận: - Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện: từ thụ tinh ngoài --> thụ tinh trong. - Đẻ nhiều trứng--> đẻ ít trứng --> để con. - Phôi phát triển có biến thái--> phôi phát triển trực tiếp không có nhau thai--> phôi phát triển trực tiếp có nhau thai. - Con non không được nuôi dưỡng--> được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ--> được học tập thích nghi với đời sống. IV. Củng cố – hoàn thiện. HS đọc tóm tắt cuối bài Làm bài tập sau: Trong các nhóm ĐV sau nhóm nào SS vô tính: Giun đất, sưa, san hô. Thuỷ tức, đỉa, trai sông. Trùng roi, trùng amíp, trùng giày. Nhóm ĐV nào thụ tinh trong? Cá, vơi, ếch. Trai sông, thằn lằn, rắn. Chim thạch sùng. gà. Con non của loài ĐV nào phát triển trực tiếp? Châu chấu, chim bồ câu, tắc kè. ếch, cá, mèo Thỏ, bò, vịt. V. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi SGK, ôn tập đặc điểm chung các ngành đã học. ---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng Bài 56. Tiết 59. Cây phát sinh giới động vật I. Mục tiêu bài học: Kiến thức: HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm ĐV là các di tích hoá thạch. - HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm ĐV trên cây phát sinh động vật. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh. kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học. II. Phương tiện dạy học. – Tranh vẽ sơ đồ H56.1 SGK - Tranh cây phát sinh động vật. III. Tiến trình bài giảng. ổn định Kiểm tra. 1. Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở ĐV và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó? Bài giảng.a .Mở bài. Chúng ta đã học qua ĐVKXS và ĐVCXS, thấy được sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Giữa các ngành ĐV có mối quan hệ như thế nào? b. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1. Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các loài ĐV. Mục tiêu: HS thấy được di tích hoá thạch là mối quan hệ giữa các nhóm ĐV (1) (2) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh, H182 SGK , trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: + Làm thế nào để biết các nhóm ĐV có mối quan hệ với nhau? ( Di tích hoá thạch cho biết quan hệ giữa các nhóm ĐV.) + Trên hình 56.2A đánh dấu những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ và đặc điểm lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay? ( Lưỡng cư cổ – cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang. - Lưỡng cư cổ – lưỡng cư ngày nay có 4 chi.) + Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay?( có răng, có vuốt, đuôi dài,có nhiều đốt.) - Chim cổ giống bò sát : có răng, có vuốt, đuôi dài + Những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ học hàng giữa các nhóm ĐV? ( Nói lên nguồn gốc ĐV.) HS: Quan sát tranh, đọc SGK. thảo luận trả lời. GV cho HS rút ra kết luận I. Bằng chứng về mối qua hệ giữa các nhóm ĐV. - Di tích hoá thạch của các động vật có nhiều điểm giống động vật ngày nay. - Những loài ĐV mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng. Hoạt động 2. Tìm hiểu về cây phát sinh động vật. Mục tiêu: Nêu được vị trí các ngành ĐV và mối quan hệ họ hàng giữa chúng. GV: Những cơ thể có tổ chức càng gần nhau phản ánh mối quan hệ nguồn gốc càng giống nhau. GV: Yêu cầu HS quan sát H56.3, đọc SGK trả lời câu hỏi: + Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?( Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các động vật) + Múc độ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh ntn?( Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc họ hàng hơn nhóm ở xa) + Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm ĐV nào đó?( Kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài đông.) + Ngành chân khớp có mối quan hệ họ hàng với ngành nào?( Gần với thân mềm.) + Chim và thú có quan hệ với nhóm nào? (bò sát) - HS: Quan sát hình, đọc SGK, trao đổi thống nhất câu trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV: Khi một nhóm ĐV mới xuất hiện, chúng phát sinh biến dị cho phù hợp với môi trường và dần thích nghi. Ngày nay do khí hậu ổn định, mỗi loài đều có cấu tạo thích nghi riêng với môi trường. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận: II. Cây phát sinh động vật. Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ họ hàng giữa các sinh vật. IV. Củng cố – hoàn thiện. HS đọc tóm tắt cuối bài. Yêu cầu HS trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các động vật? V. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi SGK. Hoàn thành bảng Tr187 vào vở bài tập --------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng Chương 8. Động vật và đời sống con người Bài 57. Tiết 60. Đa dạng sinh học I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - HS hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài là do khả năng thích nghi caocủa Đv với các ĐK sống rất khác nhau trên môi trường địa lí của trái đất và được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái, sinh lí của loại. - Nêu được cụ thể sự đa dạng về hình thái và tập tính của động vật ở những miền khí hậu khắc nghiệt là rất đặc trưng và ở miền khí hậu ấy có số loài rất ít. 2 .Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: GD lòng yêu thích môn học, khám phá tự nhiên. II. Phương tiện dạy học. Trang vẽ H 58.1,2 SGK III. Tiến trình bài giảng. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. SGK 3. Bài giảng. a. Mở bài: ĐV được phân bố khắp mọi nơi trên trái đất, từ những vùng Nam cực quanh năm tuyết phủ, trong,đất , trong nước.....Để thích nghi với mọi môi trường sống ĐV có những đặc điểm cấu tạo phù hợp để thích nghi với mọi điều kiện sống, tạo nên sự đa dạng sinh học. b. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1. Tìm hiểu sự đa dạng sinh học. Mục tiêu: HS biết được đa dạng sinh học là gì và môi trường sống của ĐV (1) (2) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK Tr 185 trả lời câu hỏi: + Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào? + Vì sao có sự sự đa dạng về loài? - HS: Cá nhân nghiên cứu SGK, trao đổi thống nhất câu trả lời, nêu được: Đa dạng biểu thị bằng số loài. ĐV thích nghi cao với điều kiện sống. - GV: Nhận xét yêu cầu HS rút ra kết luận. I. Đa dạng sinh học - Sự đa dạng sinh học thể hiện ở số lượng loài. - Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi cao của ĐV với điều kiện sống khác nhau. Hoạt động 2: Đa dạng sinh học của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Mục tiêu: Nêu được đặc điểm thích nghi đặc trưng của động vật ở các môi trường này. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm hòan thành phiếu học tập. Kẻ bảng phụ để HS chữa bài. - HS: Cá nhân đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm theo nội dung phiếu học tập. đại diện nhóm lên bảng ghi câu trả lời, nhóm khác theo dõi, bổ sung II. Đa dạng sinh học của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Nội dung bảng phụ: (1) Môi trường đới lạnh Khí hậu Đặc điểm của động vật Vai trò của các dặc điểm thích nghi - Khí hậu cực lạnh - Đóng băng quanh năm. - Mùa hè rất ngắn. Cấu tạo - Bộ lông dày. - Mỡ dưới da dày. - Lông màu trắng. - Giữ nhiệt cho cơ thể. - Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng. - Lẫn với màu tuyết, che mắt kẻ thù. Tập tính - Ngủ trong mùa đông. - Di cư về mùa đông. - Hoạt động ban ngày trong mùa hè - Tiết kiệm năng lượng. - Tránh rét, tìm nơi ám áp. - Thời tiết ấm hơn. (2) Môi trường hoang mạc đới nóng - Khí hậu rất nóng và khô. - Rất ít vực nước và phân bố xa nhau Cấu tạo - Thân cao, móng rộng, đệm thịt dày. - Chân dài - Bướu mỡ lạc đà - Màu lông nhạt giống màu cát - Vị trí cơ thể cao không bị lún, đệm thịt dày để chống nóng. - Vị trí cao so với cát nóng, nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng. - Nơi dự trữ nước - Dễ lẩn trốn kẻ thù Tập tính - Mỗi bước nhảy cao, xa. - Di chuyển bằng cách quăng thân - Hoạt động chủ yếu vào ban đêm. - Khả năng đi xa. - Khả năng nhịn khát. - Chui rúc sâu trong cát - Hạn chế tiếp xúc với cát nóng - Hạn chế tiếp xúc với cát nóng. - Thời tiết dựu mát hơn. - Tìm vực nước ở xa. - Thời gian tìm được nước rất lâu - Chống nóng - GV hỏi: + Nhận xét về cấu tạo và tập tính của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?( Cấu tạo và tập tính thích nghi cao độ với môi trường. + Vì sao ở 2 vùng này số loài ĐV lại ít? ( Đa số ĐVKXS không sống được, chỉ có những loài có cấu tạo đặc biệt thích nghi) + Nhận xét về mức độ đa dạng của ĐV ở 2 môi trường này?( Múc độ đa dạng thấp) - HS: Dựa vào nội dung bảng, trao đổi, cử đại diện trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết. cho HS rút ra kết luận - Sự đa dạng của các ĐV ở môi trường đặc biệt rất thấp. - Chỉ có những loài có khả măng chựu đựng cao thì mới tồn tại được IV. Củng cố – Hoàn thiện. GV yêu cầu HS đọc tóm tắt cuối bài. HS làm bài tập sau: 1. Chọn những đặc điểm của gấu trắng thích nghi với môi trường đới lạnh. a. Bộ lông dày màu trắng b.Thức ăn chủ yếu là động vật c. Di cư về mùa đông. d. Lớp mỡ dưới da rất dày. e. Bộ lông đổi màu trong mùa hè. f. Ngủ suốt mùa đông Đáp án : a. d. f 2. Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng chân dài để: Đào bới thức ăn. Tìm nguồn nước Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa. Đáp án : c 3. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nống rất thấp vì: ĐV ngủ đông dài Sinh sản ít Khí hâụ rất khắc nghiệt. Đáp án: c V. Dặn dò. Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc “ Em có biết”. ---------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 58. Tiết 61. Đa dạng sinh học I. Mục tiêu bài giảng. Kiến thức. – HS thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với nhiều loài sinh vật. - HS chỉ ra những lợi ích chung của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. Kĩ năng. Rèn luyên kĩ năng tổng hợp, suy luận Kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ. GD ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước. II. Phương tiện dạy học. III. Tiến trình bài giảng. ổn định. Kiểm tra: Đa dạng sinh học ở các môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng thể hiện như thế nào? Bài giảng. a. Mở bài: Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác với môi trường khác như thế nào? Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1. Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa, (1) (2) - GV:Yêu cầu HS đọc thông tin trong bảng tr. 189. - HS: Cá nhân tự đọc thông tin trong bảng ghi nhớ kiến thức. - GV: + Trong 1 ao thả cá số lượng loài cá sống trong ao như thế nào?( ở các tầng nước) - HS: Nêu được: Nhiều loài cá sống trong 1 ao. Loài kiếm ăn ở tầng nước mặt: cá mè. Loài kiếm ăn ở tầng đáy: Trạch, cá quả. ----- -------- đáy bùn: Lươn. - GV hỏi: + Đng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào? (Số loài nhiều). + Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn khác nhau cùng sống mà không hề cạnh tranh nhau? Vì sao nhiều loài cá lại sống được trong cùng 1 ao? (Các loài cùng tận dụng nguồn thức ăn). + Vì sao số lượng loài phân bố ở 1 nơi có thể nhiều? (Chúng chuyên hoá thích nghi với điều kiện sống). - HS: Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hỏi: + Vì sao loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với môi trường đới nóng và đới lạnh? (Do ĐV thích nghi được so với khí hậu ổn định) - GV: Yêu cầu HS tự rút ra kết luận. I. Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa. - Sự đa dạng sinh học động vậtở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú. -S ố lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống Hoạt động 2: Những lợi ích của sự đa dạng sinh học. - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Sự đa dạng mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm? - HS: Cá nhân tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm yêu cầu nêu được giá trị từng mặt của đa dạng sinh học. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: kết luận. - GV: Đa dạng sinh học là điều kiện để đảm bảo phát triển ổn định tính bền vững của môi trường, hình thành khu du lịch. Cơ sở hình thành các hệ sinh thái, đmả bảo cho sự chu chuyển oxi, giảm sói mòn. Tạo điều kiện cho sự khai thác nguyên liệu. II. Những lợi ích của đa dạng sinh học - Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. - Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật có giá trị làm thuốc: Xương , mật. - Trong nông nghiệp: Cung cấp phân bón, sức kéo. - Giá trị làm cảnh, đồ mĩ nghệ. - Giá trị xuất khẩu: Cá Ba sa, tôm hùm, tôm càng xanh, Hoạt động3. Nguy cơ suy giảm sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK liên hệ kiến thức thực tế, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt nam?( ý thức của người dân: đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi. Nhu cầu phát triển xã hội: xây dựng đô thị...) + Chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh học?( Tuyên truyền giáo dục về bảo vệ động vật, câm ssăn bắn, chống ô nhiễm). + Các biện pháp bảo vệ đa dạng dinh học dựa và cơ sở khoa học nào? ( ĐV cần có môi trường gắn liền với thực vật, mùa sinh sản số cá thể tăng lên.) + Em hãy liên hệ thực tế: chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? (Nghiêm cấm săn bắt động vật quý, hiếm, xây dựng khu bảo tồn động vật...) - HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. GV: Cho HS tự rút ra kết luận. III. Nguy cơ suy giảm sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học. Để bảo vệ đa dạng sinh học cần: Nghiêm cám khai thác rừng bừa bãi. Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học, và độ đa dạng về loại IV. Củng cố – Hoàn thiện. 1 HS đọc tóm tắt cuối bài. 2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK. V. Dặn dò. Học bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu về đa dạng sinh học , chuẩn bị bài 59. ---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 59. Tiết 62. Biện pháp đấu tranh sinh học I. Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: Nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loài thiên địch. Nêu được các ưu, nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh tư duy tổng hợp. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. GD ý thức bảo vệ môi trường. II. Phương tiện dạy học. III. Tiến trình bài giảng. 1. ổn định 2. Kiểm tra. Đa dạng sinh học có ý nghĩa gì? 3.Bài giảng. a. Mở bài: Trong thiên nhiên để tồn tại các sinh vật có mối quan hệ với nhau, con người đã lợi dụng mối quan hệ đó để mang lại lợi ích... b. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? (1) (2) - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Thế nào là đấu tranh sinh học?Cho VD?( dùng sinh vật tiêu diệt sinh vật, VD: mèo diệt chuột). - HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tínGK, trả lời câu hỏi: - GV: Giải thích: SV tiêu diệt sinh vật gọi là thiên địch. Thông báo các biện pháp đấu tranh sinh học I. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh học hoặc sản phảm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật gây ra. Hoạt động 2: Tìm hiểu những biện pháp đấu tranh sinh học. Mục tiêu: HS nêu 3 biện pháp chính và nhóm thiên địch cụ thể. - HS: Nghiên cứu SGK, quan sát H59, trao đổi hoàn thành phiếu học tập. - GV: Kẻ bảng cho HS lên chữa bài. - HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập, các nhóm lên viết kết quả trên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Tổng kết ý đúng của các nhóm và cho HS rút ra kết luận. II. Những biện pháp đấu tranh sinh học. Nội dung bảng phụ: Biện pháp Tên thiên địch Loài sinh vật bị tiêu diệt Thiên địch tiêu diệt SV gây hại Mèo Cá cờ Sáo Kiến vống Bọ rùa Diều hâu Chuột Bọ gậy, ấu trùng sâu bọ. Sâu bọ ban ngày Sâu hại cam Rệp sáp Chuột ban ngày Thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại Ong mắt đỏ ấu trùng của bướm đêm Trứng sâu xám Sử dụng vi khuẩn gây bện truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại Vi khuẩn Myôma và Calixi Nấm bach dương và nấm lục cương Thỏ Bọ xít GV: Yêu cầu giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại?( Ruồi làm loét da trâu bò--> giết chết trâu bò. Ruồi khó tiêu diệt nên dùng biện pháp tuyệt sản ở ruồi đực thì ruồi cái có giao phối trứng không thụ tinh được --> loài ruồi tự bị tiêu diệt. GV: Thông báo: Cây cả

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_57_70.doc