Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 8: Thủy tức - Võ Thị Luyến

I. Mục tiêu:

 - Tìm hiểu hình dạng, cách di chuyển của thủy tức.

 - Phân biệt được cấu tạo, chức năng một số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức, để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng.

 - Rèn kỹ năng tư duy tích cực, sáng tạo.

 - Say mê tìm tòi, nghiên cứu

II. Chuẩn bị :

 *GV: Tranh H. 8.1, H.8.2 trang 29 - SGK.

 *HS: Kẻ bảng 1 vào vở.

III. Tiến trình dạy học:

 * Kiểm tra: - Đặc điểm chung nào của ĐVNS vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh ? Hãy kể tên một số ĐVNS có lợi trong ao nuôi cá?

 - Hãy kể tên một số ĐVNS gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

 * Mở bài: Đa số ruột khoang sống ở biển, thuỷ tức là một trong số ít đại diện sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng cho ruột khoang.

*Hoạt động 1: Hình dạng ngoài và di chuyển.

 +Mục tiêu HS nắm được hình dạng ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 8: Thủy tức - Võ Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Ngành ruột khoang Tuần 4 NS: 13/9/09 Tiết 8 Thủy tức ND: 14/9/09 I. Mục tiêu: - Tìm hiểu hình dạng, cách di chuyển của thủy tức. - Phân biệt được cấu tạo, chức năng một số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức, để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng. - Rèn kỹ năng tư duy tích cực, sáng tạo. - Say mê tìm tòi, nghiên cứu II. Chuẩn bị : *GV: Tranh H. 8.1, H.8.2 trang 29 - SGK. *HS: Kẻ bảng 1 vào vở. III. Tiến trình dạy học: * Kiểm tra: - Đặc điểm chung nào của ĐVNS vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh ? Hãy kể tên một số ĐVNS có lợi trong ao nuôi cá? - Hãy kể tên một số ĐVNS gây bệnh ở người và cách truyền bệnh. * Mở bài: Đa số ruột khoang sống ở biển, thuỷ tức là một trong số ít đại diện sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng cho ruột khoang. *Hoạt động 1: Hình dạng ngoài và di chuyển. +Mục tiêu HS nắm được hình dạng ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức. +Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Cho HS quan sát H.8.2 miêu tả hình dạng thuỷ tức (lưu ý cho HS thủy tức đang bắt 1 giáp xác nhỏ bằng tua miệng). - GV viên cho HS căn cứ vào gợi ý ở H.8.2 để diễn đạt bằng lời hai cách di chuyển của thuỷ tức: + Di chuyển kiểu sâu do (A) + Di chuyển kiểu lộn đầu (B). - GV nhận xét và bổ sung: ở cả 2 hình thức, thủy tức đều di chuyển từ phải sang trái, và khi di chuyển chúng đã phối hợp giữa tua miệng với sự uốn nặn, nhào lộn của cơ thể. - HS quan sát miêu tả, HS khác bổ sung. - HS diễn đạt bằng lời 2 cách di chuyển của thuỷ tức, HS khác nhận xét,bổ sung. Tiểu kết : - Cấu tạo ngoài: + Hình trụ dài, đối xứng toả tròn. + Phần dưới là đế + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. - Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu. * Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo trong Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo chi tiết của một số tế bào quan trọng, trên cơ sở đó nắm vững được cấu tạo lẫn chức năng của chúng. +Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV cho HS quan sát hình vẽ cơ thể thủy tức bổ dọc gồm 2 lớp tế bào và hướng dẫn HS đọc chú thích chức năng của từng loại tế bào, để gọi tên tế bào đó, ghi vào cột cuối cùng của bảng. - GV cho đáp án đúng: 1 - Tế bào gai. 2 - Tế bào thần kinh. 3 - Tế bào sinh sản 4 - Tế bào mô cơ - tiêu hoá. 5 -Tế bào mô bì - cơ. - HS làm theo sự hướng dẫn của GV. - HS đọc kết quả bài tập của mình - HS khác bổ sung. Tiểu kết : - Thành cơ thể có 2lớp tế bào: + Lớp ngoài: Gồm tế bao gai, té bào thần kinh, tế bào mô bì - cơ. + Lớp trong: Tế bào mô cơ - tiêu hoá. - Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng. - Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa( gọi là ruột túi). * Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng + Mục tiêu: HS nắm được cách thức dinh dưỡng ở thủy tức. +Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV cho HS quan sát lại H.8.1, đọc thông tin của phần III, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi: +Thuỷ tức đưa mồi vào miệng cách nào? + Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thuỷ tức tiêu hoá được mồi? + Thuỷ tức thải bã bằng cách nào? - GV cung cấp thông tin về hô hấp cho HS. - HS làm theo yêu cầu của GV. *Yêu cầu : HS phải trả lời được: C1: Thuỷ tức giết mồi bằng gai độc, đưa mồi vào miệng nhờ tua miệng. C.2: Tế bào mô cơ - tiêu hoá giúp tiêu hóa mồi. C.3: Thuỷ tức thải bã qua đường miệng ra ngoài. - Đại diện 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi. - HS khác nhận xét và bổ sung. Tiểu kết : - Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng, tiêu hoá trong ruột túi. - Trao đổi khí qua thành cơ thể. * Hoạt động 4: Tìm hiểu về sinh sản +Mục tiêu: Học sinh nắm được các hình thức sinh sản ở thuỷ tức. +Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV yêu cầu HS quan sát tranh:“ Sinh sản của thuỷ tức’’, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào? - GV nhận xét, kết luận. - HS làm theo yêu cầu của GV. - Trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung. Tiểu kết : Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính. Chúng có khả năng tái sinh. *Kết luận chung: HS đọc két luận chung SGK. IV. Kiểm tra đánh giá: Cho HS làm bài tập: Đánh dấu (X) vào đầu câu trả lời đúng về đặc điểm của thuỷ tức: Cơ thể đối xứng 2 bên. Cơ thể đối xứng toả tròn. Bơi rất nhanh trong nước. Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài - trong. Thành cơ thể gồm 3 lớp: ngoài - giữa - trong. Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài. Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ. Đáp án: 2, 4, 7, 8, 9. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. - Đọc mục: “ Em có biết?” - Kẻ bảng: “ Một số đại diện ruột khoang.” ..........................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_8_thuy_tuc_vo_thi_luyen.doc
Giáo án liên quan