I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Thấy được cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của một số đại diện thuộc ngành Thân mềm.
- Trình bày được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua một số đại diện như ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, .
- Trình bày được tập tính của thân mềm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu tài liệu , tranh vẽ sẵn với mẫu vật .
3. Thái độ:
- Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm việc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh vẽ 20.1 20.6 SGK phóng to; bảng phụ; bộ đồ mổ; kính lúp;
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới, mẫu vật như đã dặn ở bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Tiết trước là tiết thực hành nên không kiểm tra bài cũ)
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 11, Tiết 21: Thực hành quan sát một số thân mềm (Tiếp theo) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn : 03/11/2012
Tiết 21 Ngày giảng : 05/11/2012
Baøi 20: Thöïc Haønh: Quan Saùt MOÄT SOÁ THAÂN MEÀM (tt)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Thấy được cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của một số đại diện thuộc ngành Thân mềm.
- Trình bày được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua một số đại diện như ốc sên, mực, bạch tuộc, sò,.
- Trình bày được tập tính của thân mềm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu tài liệu , tranh vẽ sẵn với mẫu vật .
3. Thái độ:
- Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm việc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh vẽ 20.1 à 20.6 SGK phóng to; bảng phụ; bộ đồ mổ; kính lúp;
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới, mẫu vật như đã dặn ở bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Tiết trước là tiết thực hành nên không kiểm tra bài cũ)
3. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Quan sát mực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 20.3 SGK, hướng dẫn HS cách quan sát và giới thiệu: Vỏ mực ( mai mực) đã tiêu giảm để thích nghi với đời sống .
- GV yêu cầu HS trả lời: Vỏ ở mực đã tiêu giảm vậy mực tự vệ bằng cách nào?
- GV treo hình 19.7, yêu cầu HS quan sát và xác định cách tự vệ của mực.
- GV treo hình 20.6, yêu cầu HS quan sát và xác định cấu tạo trong của mực.
* GV lưu ý : Mực là động vật không xương sống duy nhất có hộp sọ để bảo vệ não.
- GV yêu cầu HS nhận dụng cụ và tiến hành quan sát cấu tạo ngoài của mực và mổ mực để quan sát cấu tạo trong của mực.
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhận thông tin.
- HS trả lời : Mực di chuyển rất nhanh. Mực tự vệ bằng cách tung hỏa mù làm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
- HS quan sát và xác định cách tự vệ của mực.
- HS quan sát và xác định cấu tạo trong của mực.
- HS xác định hộp sọ của mực trên tranh.
- HS nhận dụng cụ và tiến hành quan sát cấu tạo ngoài của mực và mổ mực để quan sát cấu tạo trong của mực.
- Toàn lớp thống nhất.
Hoạt động 2: Thu hoạch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh bảng phụ, yêu cầu HS hoàn thành bảng thu hoạch.
- GV nhận xét và chốt.
- HS hoàn thành bảng thu hoạch.
- HS báo cáo kết quả.
- Toàn lớp thống nhất.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố - Đánh giá:
* Hoàn thành chú thích về cấu tạo ngoài và trong của mực trên tranh câm .
2. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét tình hình học tập của lớp.
- Dặn dò: - Sưu tầm thêm một số đại diện khác thuộc ngành Thân mềm và tập tính của chúng.
- Chuẩn bị bài mới: “ Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm. ”
Lớp: 7A Bài Thực hành số 3:
Nhóm: .. QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
Điểm: .. BÀI THU HOẠCH
Ốc sên
Trai sông
Mực
Cấu tạo của vỏ
Cấu tạo của cơ thể
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_11_nguyen_dinh_yen.doc