Mục tiêu :
1/ Kiến thức:
-HS biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp. Nêu rõ các đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp.
-Nêu được khái niệm về lớp giáp xác. Mô tả cấu tạo và hoạt động của 1 đại diện (tôm sông). Trình bày được tập tính hoạt động của giáp xác.
-Nêu được các đặc điểm riêng của 1 số loài giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau.
-Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.
2/ Kỹ năng:
-Hợp tác nhóm, đảm nhận trách nhiệm được phân công, quản lí thời gian.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, lắng nghe tích cực
-Quan sát, phân tích kênh hình, mẫu vật
3/ Thái độ: Bảo vệ các loài ĐV có ích
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 12 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
*Mục tiêu :
1/ Kiến thức:
-HS biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp. Nêu rõ các đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp.
-Nêu được khái niệm về lớp giáp xác. Mô tả cấu tạo và hoạt động của 1 đại diện (tôm sông). Trình bày được tập tính hoạt động của giáp xác.
-Nêu được các đặc điểm riêng của 1 số loài giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau.
-Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.
2/ Kỹ năng:
-Hợp tác nhóm, đảm nhận trách nhiệm được phân công, quản lí thời gian.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, lắng nghe tích cực
-Quan sát, phân tích kênh hình, mẫu vật
3/ Thái độ: Bảo vệ các loài ĐV có ích
Tuần: 12- Tiết PPCT: 23
THỰC HÀNH: QUAN SÁTCẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG
ND: 5 /11
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ1: HS biết được khái niệm về lớp Giáp xác.
-HĐ2: HS biết xác định được cấu tạo ngoài
-HĐ3: HS hiểu được hoạt động sống của tôm sông.
1.2.Kỹ năng:
- HĐ1:HS thực hiện được kỹ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK.
- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: QS mẫu vật tôm sống và tôm luộc chín
- HĐ3:HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Hợp tác nhóm, tự tin trình bày ý kiến
1.3.Thái độ:
-HĐ1: Thói quen: Thích tìm tòi nghiên cứu lớp giáp xác
-HĐ2: Thói quen: Có ý thức bảo vệ động vật có ích (GDMT).
-HĐ3: Tính cách: Khai thác chế biến tôm là ngành nghề có ưu thế phát triển ở VN (GDHN)
2. Nội dung học tập:
- Khái niệm lớp giáp xác
- Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động của tôm sông
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh và mô hình tôm sông, chậu nước
3.2.HS: Mẫu vật tôm sông.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4. 2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm? Em hiểu thế nào là ngành chân khớp? (10đ)
TL: Các thân mềm có nhiều chất canxi như nghêu, sò.dùng để nung vôi.
-Vỏ thân mềm có lớp xà cừ dày được dùng làm đồ trang sức, mỹ nghệ
-Vỏ bào ngư, mai mực dùng làm dược liệu.
*Chân khớp: các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
Câu 2: Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? (HSG) Tôm sống phổ biến ở đâu? (10đ)
TL: Tuy chúng có khác xa nhau về lối sống nhưng cả hai đều mang những đặc điểm giống nhau như: có thân mềm, không phân đốt, có khoang áo, có thần kinh và giác quan phát triển, có hệ tiêu hóa phân hóa.
* Tôm ở sông, ao, hồ..
4. 3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: (6 phút) Khái niệm về lớp giáp xác
MT: HS biết được khái niệm về lớp Giáp xác
Tiến hành:
? Đặc điểm phân biệt ngành chân khớp với các ngành khác?
*HS: Có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
-GV: Ngành chân khớp có số loài lớn được chia làm 3 lớp: giáp xác, hình nhện, sâu bọ. Tôm sông là đại diện của lớp giáp xác. Chúng có cấu tạo, sinh sản, tập tính tiêu biểu cho giáp xác nói riêng, chân khớp nói chung.
? Đặc điểm riêng phân biệt các lớp trong ngành chân khớp?
*HS: Lớp vỏ bên ngoài, hình dạng cơ thể, số lượng chân bò, có cánh bay hay không.
-GV: Yêu cầu HS đọc TT, trình bày 1 phút
? Em hiểu thế nào về lớp giáp xác?
*HS: Là 1 lớp của ngành chân khớp, khoảng 25000 loài, cỡ từ 1mm đến 80cm, phần lớn ở nước, hô hấp bằng mang, 1 ít sống ở cạn như: mọt ẩm, cua núi.
? Kể tên 1 số đại diện giáp xác?
*HS: Tôm, cua, cấy, rận nước, mọt ẩm
*HĐ3: (15 phút) QS cấu tạo ngoài của tôm
MT: HS biết xác định được cấu tạo ngoài tôm
Tiến hành:
?Tôm sống ở đâu?
*HS:Ao, hồ, sông, biển
-GV: Hướng dẫn HS bóc vỏ tôm QS cho biết:
?Đặc điểm cấu tạo vỏ tôm? Chúng có chức năng gì đối với đời sống của tôm?
*HS: Vỏ cứng, tác dụng như bộ xương ngoài là nơi che chở và là chỗ bám cho các cơ.
? Vỏ tôm cứng mà cơ thể cử động dễ dàng, tại sao?
*HS: Cơ thể tôm gồm nhiều đốt khớp động với nhau nên cử động dễ dàng
? Vỏ tôm có màu gì?
*HS: Màu trắng phù hợp với môi trường nước.
?So sánh màu sắc vỏ tôm khi sống và khi chết?
*HS: Khi tôm chết hoặc ảnh hưởng của nhiệt độ sắc tố cyanocristalin biến đổi thành chất zooerytrin có màu hồng. Lớp vỏ của ngành chân khớp khả năng đàn hồi kém khi lớn phải lộn xác nhiều lần.(HSG)
- GV: Hướng dẫn HS QS tranh tôm +Mẫu vật
? Em có thể chia cơ thể tôm làm mấy phần? Màu sắc tôm như thế nào?
*HS: 2 phần đầu ngực và bụng.
GV: Hướng dẫn HS xác định các phần phụ trên mẫu vật
*HS: -Phần đầu ngực: 2 mắt kép to, 2 đôi râu; chân hàm, chân ngực (càng, chân bò)
-Phần bụng: phân đốt rõ có các chân bụng (chân bơi); tấm lái
*HĐ4: (14phút) Tìm hiểu hoạt động sống của tôm sông
MT: HS hiểu được hoạt động sống của tôm sông.
Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS để mẫu tôm sống vào trong chậu nước QS các cách di chuyển của tôm.
*HS: Tiến hành QS theo nhóm kiểu di chuyển
*HS: -Bò: các đôi chân ngực bò trên đáy bùn cát, chân bơi hoạt động giữ thăng bằng
-Bơi: Bằng các chân bụng (tiến), chân bụng + tấm lái (lùi)
-Nhảy:Tôm xòe tấm lái + chân bụng, gặp mạnh về phía bụng, làm cho cơ thể bật về phía sau
?Hình thức di chuyển nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?
*HS: Bơi giật lùi.
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK/ 75 trình bày 1 phút
? Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
*HS: Kiếm ăn chập tối, kẻ thù khó nhìn thấy
? Thức ăn của tôm là gì?
*HS: ĐV nhỏ, thực vật
? Người ta dùng thính để cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?
*HS: Tôm có đôi râu nhạy cảm, thính có mùi thơm thu hút tôm đến, tôm ăn tạp.
?Tôm hô hấp như thế nào và bài tiết ra sao?
*HS: Hô hấp: Bằng mang.
Bài tiết: Qua tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III/ 76, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Tôm đực khác tôm cái như thế nào?
*HS: Tôm đực kích thước lớn, đôi kìm to, dài. Tôm cái mình tròn, càng bé hơn, ôm trứng
? Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? (HSG)
*HS: Vì vỏ tôm cứng rắn phải lộn xác tôm mới lớn
? Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì? *HS: Để bảo vệ trứng tốt, là bản năng sinh tồn
*GDHN: Khai thác, nuôi, chế biến tôm là 1 trong những ngành nghề có ưu thế phát triển ở VN.
I. Khái niệm lớp giáp xác:
-Căn cứ vào lớp vỏ bên ngoài cơ thể: vỏ kitin ngấm canxi làm lớp vỏ trở nên cứng rắn, cơ quan hô hấp bằng mang.
II.QS cấu tạo ngoài của tôm
1.Vỏ cơ thể
-Vỏ kitin ngấm canxi nên cứng, làm nhiệm vụ:
+ Chỗ bám cho cơ
+ Che chở
+ Bảo vệ
-Vỏ tôm có chứa sắc tố
2.Các phần phụ:
2 mắt kép
Phần đầu ngực 2đôi râu
chân hàm
Tôm Chân ngực
Phần bụng chân bụng
Tấm lái
III.Hoạt động sống của tôm
-Di chuyển: Bơi, bò, nhảy
-Dinh dưỡng: Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm
- Hô hấp: Bằng mang
- Bài tiết: Qua tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai
-Sinh sản: phân tính
+ Con đực: càng to, mình thon dài
+ Con cái: càng bé, mình tròn, to, ôm trứng
-Ấu trùng tôm lớn lên qua nhiều lần lột xác.
4.4 Tổng kết:
Câu 1: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?
TL: Có khả năng đổi màu, giúp tôm tự vệ và thích nghi tốt với môi trường sống
Câu 3: Hiện tượng tái sinh của các phần phụ ở tôm xảy ra vào thời điểm nào trong quá trình sống của tôm? (HSG)
TL: Các phần phụ bị gãy sẽ được tái sinh khi tôm lột xác để lớn lên
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học tiết học này:
-Học bài, tập xác định các phần trên cơ thể tôm
*Đối với bài học tiết tiếp theo:
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm tươi để tiết sau mổ
- Nghiên cứu trước nội dung hướng dẫn trong SGK/ 77, 78.
5. Phụ lục:
Tuần 12-Tiết PPCT: 24
THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
ND: 8 /11
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- HĐ2: HS biết mổ và xác định cấu tạo mang, cấu tạo trong của tôm
- HĐ3: HS biết mổ và xác định cấu tạo trong của tôm: Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ cơ.
- HĐ4: HS hiểu và viết được bài thu hoạch
1.2.Kỹ năng:
- HĐ2,3: HS thực hiện được kỹ năng: QS mổ tôm sống, hợp tác trong nhóm
- HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: đảm nhận trách nhiệm được phân công, quản lí thời gian.
1.3.Thái độ:
- HĐ2,3: Tính cách: Tính cẩn thận khi mổ ĐV không xương
- HĐ4: Thói quen: Có ý thức tự giác học tập, nghiêm túc thực hành
2. Các hoạt động học tập
- Mổ và QS mang tôm
- Mổ và QS cấu tạo trong của tôm
- Thu hoạch
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Bộ đồ mổ, kính lúp, khay nhựa, tranh tôm, cốc đựng nước..
3.2.HS: Mỗi nhóm 2 con tôm còn sống
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2. Kiểm tra miệng:
Vẽ sơ đồ tư duy các phần phụ của tôm? Tôm hô hấp bằng gì? Cách lấy mang tôm như thế nào? (10đ)
* Tôm hô hấp bằng mang. Dùng kẹp nâng và cắt theo đường dọc ở phần đầu ngực rồi gỡ 1 chân ngực kèm theo lá mang
4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: ( 1 phút) Vào bài
-GV: Để hiểu rõ cấu tạo trong của tôm ta tiến hành mổ tôm. Vào bài
*HĐ2: ( 10 phút) Quan sát cấu tạo mang tôm
MT: HS biết mổ và xác định cấu tạo mang tôm
Tiến hành:
-GV: Hướng dẫn HS cách mổ mang tôm, dùng kẹp nâng và cắt theo đường dọc như H 23.1 SGK ở phần đấu ngực rồi gỡ 1 chân ngực kèm theo lá mang
*HS: Nhóm trưởng HS quan sát tranh và thực hiện các bước mổ mang tôm theo hướng dẫn của GV.
-GV: Yêu cầu HS nhẹ nhàng dùng kẹp gỗ gấp 1 chân ngực kèm lá mang ở gốc rồi QS lá mang tôm bằng kính lúp
*HS: Chú thích H 23.1(10đ) 1.lá mang, 2. cấu tạo hình lông chim của lá mang, 3.bó cơ, 4.đốt gốc chân ngực
?Đặc điểm cấu tạo lá mang tôm?( trình bày 1 phút)
*HS: Có lông phủ để khi lông rung động, tạo dòng nước ra vào đem thức ăn và oxi đến mang. Thành túi mỏng để tiếp nhận oxi vào mạch máu dày đặc trên thành lá mang, lá mang bám vào gốc chân ngực để chân vận động thì lá mang dao động để trao đổi khí.
? Ý nghĩa thích nghi với chức năng hô hấp dưới nước của mang tôm?
*HS: KL
*HĐ3: (20 phút) QS cấu tạo trong của tôm sông
MT: HS biết mổ và xác định cấu tạo trong tôm
Tiến hành:
- GV: Hướng dẫn HS các bước mổ tôm:
+ Găm con tôm nằm sấp
+ Đổ nước ngập cơ thể tôm
+ Dùng kẹp kẹp tấm lưng vừa cắt ra ngoài
*HS: Tiến hành mổ, quan sát hệ tiêu hóa của tôm bằng kính lúp
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2.bSGK /78 đối chiếu với mẫu tôm vừa mổ, xác định các bộ phận hệ tiêu hóa tôm
*HS: Đại diện 1-2 nhóm trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa tôm, điền vào H23B:3 dạ dày, 4 tuyến gan, 6 ruột.
?Hoạt động tiêu hóa của tôm như thế nào?(HSG)
*HS: HTH đã phân hóa rõ. Càng (bắt mồi)à chân hàm (nghiền)à miệngà thực quảnà dạ dày (tiêu hóa)àruột (hấp thụ)à hậu môn.
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TT mục C SGK/78, hướng dẫn HS thao tác tách cơ và hệ tiêu hóa, dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, kể cả khối cơ ở phần ngực và bụng sẽ thấy chuỗi hạch thần kinh màu sẫm hiện ra.
*HS: Các nhóm HS thực hiện tách cơ và hệ tiêu hóa, dùng kính lúp QS hệ thần kinh tôm
-GV: Đi đến nhóm QS thao tác mỗ, tách nội quan, cơ, hướng dẫn các nhóm thực hiện tốt
? Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh tôm?
*HS: Gồm 2 hạch não, 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn. Khối hạch tập trung thành chuỗi hạch thần kinh bụng
-GV: Yêu cầu HS điền chú thích H 23.3C (10đ)
*HS: 1. hạch não, 2.Vòng thần kinh hầu, 5 chuỗi thần kinh ngực,7 chuỗi thần kinh bụng
*HĐ4: (4 phút)Thu hoạch
MT: HS hiểu và viết được bài thu hoạch
Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm các lá mang ở nội dung 1
Chú thích đầy đủ các H23.1, 23.3B,C
*HS: Hoàn thành bài thu hoạch nộp
-GV: Nhận xét về thái độ học tập của HS
I. Mổ và quan sát mang tôm
-Đặc điểm cấu tạo lá mang tôm: bám vào gốc chân ngực, thành mỏng và có lông bao phủ.
-Ý nghĩa:Tạo dòng nước đem ôxi, giúp trao đổi khí dễ dàng
II. Mổ và quan sát cấu tạo trong
-Cách mổ:SGK
1. Hệ tiêu hóa:
-Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối, cuối dạ dày là tuyến gan màu vàng nhạt. Ruột mảnh và đổ thẳng ra hậu môn ở cuối đuôi tôm
2. Hệ thần kinh:
-Gồm 2 hạch não, 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn.
- Khối hạch tập trung thành chuỗi hạch thần kinh bụng
III. Thu hoạch:
4.4 Tổng kết:
GV treo tranh câm cấu tạo mang tôm
Câu 1: Chú thích vào cấu tạo lá mang? Ý nghĩa cấu tạo lá mang tôm thích nghi ở nước?
TL: Chú thích: 2 lá mang, 3 bó cơ, 4 đốt gốc chân ngực
Ý nghĩa: Tạo dòng nước đem ôxi giúp trao đổi khí dễ dàng
Câu 2: Chỉ vào tranh xác định các bộ phận cấu tạo trong của tôm vào tranh câm
TL: Hình b: 3 dạ dày, 4 gan, 6 ruột
Hình C: 1 hạch não, 2 hạch vòng hầu, 5 chuỗi hạch thần kinh ngực,7 chuỗi hạch thần kinh bụng
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
Trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi vào vở bài tập
*Đối với bài học tiết học tiết tiếp theo:
-Soạn bài: “Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác”
Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động, nơi sống của mọt ẩm, con sun, rận nước..
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_12_huynh_thi_cam_nhung.doc