Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 2 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

I. Mục tiêu

1.Kiến thức:

-HS biết được khái niệm về ĐVNS, thông qua QS nhận biết được những đặc điểm chung nhất của các ĐVNS: nơi sống, cách di chuyển, hình dạng, cấu tạo trùng giày, trùng roi.

2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng:

- Hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm thông tin khi QS, đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.

 3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hành

II. Trọng tâm:

Đặc điểm chung nhất của ĐVNS

III. Chuẩn bị:

GV: Kính hiển vi, lam kính, lamen, xanhmetylen, tranh trùng giày, trùng roi

HS: Mẫu ngâm: Váng nước ao hồ, rơm khô ngâm trong nước 5 ngày

IV. Tiến trình

 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 7A1 ; 7A2

 7A3 ; 7A4

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 2 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH *Mục tiêu chương: 1.Kiến thức: -HS biết được khái niệm về ĐVNS, thông qua QS nhận biết được những đặc điểm chung nhất của các ĐVNS. -HS hiểu được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của 1 số loài ĐVNS điển hình. -HS biết được tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường của ĐVNS. -HS hiểu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh đối với thiên nhiên. 2. Kỹ năng: - Quan sát dưới kính hiển vi 1 số đại diện của ĐVNS 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Bài 3-Tiết 3 Tuần: 2 ND: 20/8 I. Mục tiêu 1.Kiến thức: -HS biết được khái niệm về ĐVNS, thông qua QS nhận biết được những đặc điểm chung nhất của các ĐVNS: nơi sống, cách di chuyển, hình dạng, cấu tạo trùng giày, trùng roi.. 2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng: - Hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm thông tin khi QS, đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác, cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hành II. Trọng tâm: Đặc điểm chung nhất của ĐVNS III. Chuẩn bị: GV: Kính hiển vi, lam kính, lamen, xanhmetylen, tranh trùng giày, trùng roi HS: Mẫu ngâm: Váng nước ao hồ, rơm khô ngâm trong nước 5 ngày IV. Tiến trình 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 2.Kiểm tra miệng: a/ Nêu điểm khác nhau của động vật và thực vật? Em hiểu thế nào là ĐV nguyên sinh? (10đ) b/ Vai trò của động vật? ĐVNS: Phân bố ở đâu? (10đ) a/-ĐV: Không có thành xenlulozo, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, sử dụng chất hữu cơ có sẵn -TV: Có thành xenlulozo, không có khả năng di chuyển, không có hệ thần kinh và giác quan, tự tổng hợp chất hữu cơ * ĐVNS: Là ĐV có kích thước rất bé, mắt thường không nhìn thấy được b/ -Mặt lợi: Cung cấp thực phẩm, lông, da..; làm TN cho học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc..; hỗ trợ cho con người trong lao động, giải trí, bảo vệ an ninh.. - Mặt hại: truyền bệnh. * ĐVNS: Phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, cơ thể SV. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *HĐ1: Vào bài ? Thế nào là ĐV nguyên sinh? Chúng có cấu tạo như thế nào? Vào bài *HĐ2: Tìm hiểu khái niệm về ĐV NS -MT: HS biết được khái niệm về ĐVNS, thông qua QS nhận biết được đặc điểm chung nhất của ĐVNS -Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS đọc TT SGK/13, cho biết ? Thế nào là ĐVNS? Chúng sống ở đâu? *HS: KL ? Kích thước của ĐVNS như thế nào? *HS: Rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được *HĐ3: QS trùng giày -MT: HS QS trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô - Tiến hành: - GV:Phân công nhóm, hướng dẫn HS thao tác: +Dùng ống hút lấy 1 giọt nước ngâm rơm ở thành bình +Nhỏ lên lam kính, dùng bong thấm để cản tốc độ nước rồi soi dưới kính hiển vi +Điều chỉnh thị trường nhìn rõ. + Kết hợp H3.1để nhận biết trùng giày *HS: Tiến hành thực hiện và QS -GV: Hướng dẫn HS cách cố định mẫu: dùng lamen đậy lên giọt nước 1gốc 45 độ lên tiêu bản hiển vi, dùng bông ngăn sự di chuyển của chúng, nhuộm tiêu bản bằng dung dịch xanhmetylen. *HS: Quan sát và thực hiện lệnh tam giác SGK/15 -Trùng giày có hình dạng: không đối xứng - Cách di chuyển: vừa tiến vừa xoay *HS: Kết luận về nơi sống, cấu tạo, di chuyển.. -GVMR:Cơ thể gồm khối chất nguyên sinh, có lông bơi xung quanh cơ thể *HS: Vẽ hình vào vở *HĐ4:Quan sát trùng roi - MT: HS QS hình dạng, cấu tạo và cách di chuyển của trùng roi -Tiến hành: - GV: Hướng dẫn HS lấy mẫu nuôi cách từ bèo nhật bản hặc mẫu tự nhiên ở váng nước xanh ao hồ * HS: Lấy giọt nước từ bèo hoặc cỏ làm tiêu bản giống như trùng giày. QS dưới kính hiển vi nhận biết trùng roi ?Hình dạng, cấu tạo của trùng roi? Cách di chuyển? màu sắc? *HS: Hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn, ở đầu có roi, nhưng quá nhỏ, khó thấy. Di chuyển: đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay. Màu xanh lá nhờ màu sắc của hạt diệp lục. -GV: Mời dại diện nhóm báo cáo kết quả *HS: KL, vẽ hình trùng roi vào vỡ. - GV: Nhận xét, tổng kết buổi thực hành I.Khái niệm về ĐVNS - Là những ĐV cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, mắt thường không nhìn thấy được. - Phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, cơ thể SV. II. Quan sát trùng giày: -Nơi sống:Váng cống rãnh -Hình dạng: không đối xứng, có hình khối giống như chiếc giày. -Cấu tạo: nhân lớn, nhân nhỏ, miệng, hầu, không bào tiêu hóa, lỗ thoát, không bào co bóp -Cách di chuyển: vừa tiến vừa xoay III.Quan sát trùng roi -Nơi sống: Nước có váng xanh ngoài ao hồ -Hình dạng: lá dài, đầu tù, đuôi nhọn. -Cấu tạo: roi, điểm mắt, hạt diệp lục -Di chuyển: đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay. 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: a/ Thế nào là ĐVNS? b/ Cho biết hình dạng, di chuyển của trùng roi ? a/ Là những ĐV cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, mắt thường không nhìn thấy được. b/ -Hình dạng: lá dài, đầu tù, đuôi nhọn. -Di chuyển: đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay. - Màu xanh lá nhờ màu sắc của hạt diệp lục 5. Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài học này: -Học thuộc bài. Veõ hình vaø chuù thích hình 3.1 vaø 3.3 vaøo taäp. *Đối với bài học tiếp theo: - Nghiên cứu bài 4. Chú ý quan sát kỹ sinh sản trùng roi VI. RKN: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị TRÙNG ROI Bài 4-Tiết: 4 Tuần: 2 ND: 25/8 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS biết được cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi. -HS hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng, mô tả cấu tạo khi QS hình 3.Thái độ: Có ý thức học tập II. Trọng tâm: Dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi III.Chuẩn bị: GV: Tranh trùng roi và tập đoàn vônvốc HS: Xem kỹ hình thức sinh sản trùng roi IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 2. Kiểm tra miệng: a/ Thế nào là ĐVNS? Phân biệt hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng của trùng roi và trùng giày? (10đ) b/ Cho biết nơi sống, hình dạng, cấu tạo di chuyển của trùng roi ? (10đ) a/- Là những ĐV cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, mắt thường không nhìn thấy được. Trùng giày Trùng roi -HD: hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày -Bơi nhanh trong nước nhờ lông bơi, vừa tiến vừa xoay. -Dinh dưỡng : dị dưỡng -Hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn -Roi xoáy vào nước, vừa tiến vừa xoay. -Vừa dị dưỡng vùa tự dưỡng b/ - Nơi sống: Nước có váng xanh ngoài ao hồ -Hình dạng: lá dài, đầu tù, đuôi nhọn. - Cấu tạo: roi, điểm mắt, hạt diệp lục -Di chuyển: đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *HĐ1: Vào bài: Trùng roi dinh dưỡng, sinh sản như thế nào? Vào bài *HĐ2: Tìm hiểu trùng roi xanh -MT: HS biết được cách dinh dưỡng, sinh sản trùng roi. -Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nhớ lại kiến thức bài trước *HS: QSH4.1SGK, đọc TT mục I /17 SGK, nhắc lại: ?Trùng roi sống ở đâu? Có hình dạng như thế nào? *HS: Sống trong nước: ao, hồ. Hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù, có roi dài. ?Trùng roi có kích thước như thế nào?Cấu tạo ra sao? Cách di chuyển ra sao? *HS: - Cơ thể đơn bào, hình thoi, 0,05mm, có roi dài. - Trong tế bào có nhân, tế bào chất, bào quan (hạt diệp lục,hạt dự trữ, không bào co bóp, CNS) - Di chuyển: xoáy vào nước, vừa tiến vừa xoay mình ?Cho biết hình thức dinh dưỡng của trùng roi? *HS: Dị dưỡng (đồng hóa chất hữu cơ của SV khác chết phân hủy ra) và tự dưỡng (nhờ hạt diệp lục) ?Trùng roi hô hấp bằng cách cơ quan nào? *HS: Qua màng tế bào ?Không bào co bóp làm nhiệm vụ gì cho cơ thể? *HS: Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu -GV: Hướng dẫn HS quan sát H4.2,TLN 3 phút ? Hình thức sinh sản của trùng roi? *HS: Diễn đạt 6 bước sinh sản của trùng roi 1.Trùng roi trưởng thành tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng chuẩn bị phân đôi 2.Nhân phân đôi nhưng chưa tách hoàn toàn và xuất hiện thêm roi bơi 3.Nhân, không bào, điểm mắt và roi bơi phân đôi 4.Màng cơ thể phân đôi theo chiều dọc 5.Màng cơ thể vẫn còn dính, hạt diệp lục, dự trữ nhân lên 6.Hình thành 2 con giống như nhau. KL về kiểu sinh sản trùng roi -GV: Mô tả TN: đặt bình chứa trùng roi trên cửa sổ, dùng giấy đen che tối nữa thành bình, sau 4 giờ bỏ giấy đen ra thấy phía ánh sáng có màu xanh lá cây, phía bị che màu trong suốt. ?TN chứng minh điều gì? *HS: Trùng roi có tính hướng sáng *HĐ3: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi -MT: HS hiểu được cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào Tiến hành: -GV:Hướng dẫn HS QS H4.3,hoàn thành BT SGK/19 *HS: 1. Trùng roi, 2 tế bào, 3 đơn bào, 4 đa bào 1.Trùng roi, 2.tế bào, 3 đơn bào, 4 đa bào. -GV: Trong tập đoàn: 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ bắt mồi, đến khi sinh sản 1 số tế bào chuyền vào trong phân chia thành tập đoàn mới ?Tập đoàn vôn vốc cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào? *HS: Trong tập đoàn các cá thể liên thông với nhau bằng cầu nối nguyên sinh chất, bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số tế bào. I. Trùng roi xanh . 1/Dinh dưỡng: -Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng -Hố hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào -Bài tiết: Nhờ không bào co bóp 2/ Sinh sản: -Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể II.Tập đoàn trùng roi -Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành. -Ý nghĩa: Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: a/ Có thể gặp trùng roi ở đâu? b/ Trùng roi giống và khác tế bào thực vật ở điểm nào? a/ Váng xanh nổi lên ở các ao, hồtrong các vũng nước đọng, nước mưa hoặc trong bình nuôi cấy ở phòng TN b/*Giống: -Có cấu tạo từ tế bào gồm nhân, chất nguyên sinh, có hạt diệp lục -Có khả năng sống tự dưỡng khi gặp ánh sáng * Khác: Trùng roi Thực vật -Tế bào động vật, đơn bào -Sốngdị dưỡng vừa tự dưỡng -Khi thiếu ánh sáng vẫn sống được -Di chuyển được -Sống ở nước -Tế bào thực vật, đa bào -Sống tự dưỡng -Khi thiếu ánh sáng không sống được -Không di chuyển -Ở cạn là chủ yếu 5.Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài học này: -Học bài theo câu hỏi SGK/19. Đọc mục: em có biết *Đối với bài học tiếp theo: - Soạn bài mới 5 Chú ý xem kỹ dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình V.RKN Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_2_huynh_thi_cam_nhung.doc
Giáo án liên quan