I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Biết cách quan sát cấu tạo trong của ếch trên mẫu mổ.
- Trình bày được cấu tạo trong của ếch đồng phù hợp với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát cấu tạo trong cùa ếch đồng trên mẫu mổ.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để tìm hiểu chi tiết cấu tạo trong của ếch đồng.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ trong khi thực hành, giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của ếch đồng; Bộ xương ếch; bảng báo cáo; Mẫu mổ.
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Tại sao nói : Cấu tạo ngoài của ếch- đại diện cho lớp Lưỡng cư thích nghi hoàn toàn với đời sống vưà ở nước, vừa ở cạn?
* Phân biệt quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch?
3. Hoạt động dạy – học
* Cấu tạo bên ngoài của ếch đồng hoàn toàn phù hợp với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Vậy cấu tạo trong của chúng có phù hợp với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn không? Để trả lời cho câu hòi đó chúng ta cùng tiến hành mổ và quan sát cấu tạo trong của ếch.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 20 - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn : 09/01/2013.
Tiết 38 Ngày giảng : 11/01/2013.
Baøi 36: THÖÏC HAØNH QUAN SAÙT CAÁU TAÏO TRONG CUÛA EÁCH ÑOÀNG TREÂN MAÃU MOÅ.
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Biết cách quan sát cấu tạo trong của ếch trên mẫu mổ.
- Trình bày được cấu tạo trong của ếch đồng phù hợp với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát cấu tạo trong cùa ếch đồng trên mẫu mổ.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để tìm hiểu chi tiết cấu tạo trong của ếch đồng.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ trong khi thực hành, giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của ếch đồng; Bộ xương ếch; bảng báo cáo; Mẫu mổ.
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Tại sao nói : Cấu tạo ngoài của ếch- đại diện cho lớp Lưỡng cư thích nghi hoàn toàn với đời sống vưà ở nước, vừa ở cạn?
* Phân biệt quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch?
3. Hoạt động dạy – học
* Cấu tạo bên ngoài của ếch đồng hoàn toàn phù hợp với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Vậy cấu tạo trong của chúng có phù hợp với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn không? Để trả lời cho câu hòi đó chúng ta cùng tiến hành mổ và quan sát cấu tạo trong của ếch.
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo bộ xương của ếch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 36.1 và 36.2, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm.
- GV tiếp tục yêu cầu HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương ếch và cho biết chức năng của bộ xương?
+ Nêu sự phù hợp về cấu tạo của bộ xương ếch thích nghi với đời sống?
- Nhận xét và chốt
- HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm.
- HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương ếch và xác định: Bộ xương là khung nâng đỡ cơ thể, là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch. Trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy và bơi. Đồng thời bộ xương cũng là khoang bảo vệ não, tủy và các nội quan.
+ Ếch có 1 đốt sống cổ => có thể thực hiện động tác ngẩng và cúi. Có các xương đai ( đai vai và đai hông) ; có các xương chi ( chi trước và chi sau).
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
a. Cấu tạo:
- Xương đầu: Xương sọ và xương cột sống.
- Xương đai: + Xương đai vai (xương đai chi trước)
+ Xương đai hông (xương đai chi sau)
- Xương chi: + Xương chi trước.
+ Xương chi sau.
b. Chức năng:
- Bộ xương là khung nâng đỡ cơ thể.
- Là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển .
- Là khoang bảo vệ não, tủy và các nội quan.
Hoạt động 2: Các nội quan
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 36.3 SGK, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm, chú thích các bộ phận cấu tạo trong của ếch và hoàn thành phiếu học tập
- GV treo bảng phụ ( Đáp án phiếu học tập)
- GV yêu cầu HS viết sơ đồ vòng tuần hoàn của ếch.
- GV nhận xét và chốt.
- GV đưa ra mẫu mổ, yêu cầu HS quan sát và xác định các nội quan của ếch.
- GV nhận xét và chốt.
- GV yêu cầu HS so sánh cấu tạo trong của ếch và cá. Từ đó rút ra các đặc điểm tiến hóa của lớp Lưỡng cư so với lớp Cá.
* Lưỡng cư có các đặc điểm tiến hóa hơn so với lớp Cá và hoàn toàn thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
- GV nhận xét và chốt.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, chú thích các bộ phận cấu tạo trong của ếch và hoàn thành phiếu học tập .
- HS quan sát và sửa chữa.
- HS viết sơ đồ vòng tuần hoàn của ếch.
- Toàn lớp thống nhất.
- HS quan sát và xác định các nội quan của ếch.
- Toàn lớp thống nhất.
- HS so sánh cấu tạo trong của ếch và cá. Từ đó rút ra các đặc điểm tiến hóa của lớp Lưỡng cư so với lớp Cá: Có lưỡi dài dùng để bắt mồi; xuất hiện vòng tuần hoàn phổi; tim có 3 ngăn; máu đi nuôi cơ thể là máu pha; hô hấp bắng da và phồi ( cử động nâng hạ của thềm miệng); Tai có màng nhĩ nên có thể nhận biết âm thanh trên cạn; Tiểu nảo kém phát triển; não trước có thùy thị giác phát triển nên có khả năng nhìn xa;
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
Hệ tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa: Miệng có lưỡi có thể phóng ra để bắt mồi. Có dạ dày lớn, ruột ngắn.
- Tuyến tiêu hóa: Tuyến gan, tuyến mật và tuyến tụy.
Hệ tuần hoàn: Có 2 vòng tuần hoàn; Tim có 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất); Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Hệ hô hấp: Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng. Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.
Hệ bài tiết: Thận kiểu trung thận.
Hệ thần kinh:
a. Trung ương thần kinh: não và tủy sống .
- Bộ não: + Não trước: có thùy thị giác phát triển.
+Não giữa
+ Não trung gian
+ Tiểu não: Kém phát triển.
+ Hành tủy.
b. Dây thần kinh: Chuỗi thần kinh và dây thần kinh.
Hệ sinh dục:
Con đực không có cơ quan giao phối. Thụ tinh ngoài. Con cái đẻ trứng.
Gíac quan:
- Mắt: Có mi à khả năng nhìn xa.
- Tai: Có màng nhĩ à nhận biệt âm thanh trên cạn.
- Miệng : Có lưỡi -à Thò ra bắt mồi.
- Mũi : Thông với khoang miệng à ngửi và thở.
4. Củng cố - Dặn dò:
a. Củng cố
* GV yêu cầu HS xác định cấu tạo trong của ếch trên tranh câm.
* Tại sao nói : Cấu tạo trong của ếch- đại diện cho lớp Lưỡng cư thích nghi hoàn toàn với đời sống vưà ở nước, vừa ở cạn?
b. Dặn dò:
Nhận xét tình hình học tập của lớp, thái độ làm việc của các bạn trong lớp.
Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư”
Lớp: 7A Bài Thực hành số 6:
Nhóm: .. QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ.
Điểm: .. BÀI THU HOẠCH
ĐẶC ĐIỂM
CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ
CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH
Hệ tiêu hóa
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết
Hệ thần kinh
Hệ sinh dục
Giác quan
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_20_nguyen_dinh_yen.doc