I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được trong số các động vật nguyên sinh có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong số đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại. Từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Riêng trùng sốt rét gây ra bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anophen truyền bệnh nên cần phân biệt muỗi Anophen và muỗi thường. Các biện pháp phòng chống căn bệnh này ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ cơ thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo, cách gây bệnh và bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây nên.
III. Phương pháp:
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trình bày 1 phút.
IV. Phương tiện:
- Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời trùng kiết lị và trùng sốt rét.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 3, Tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Trần Thị Hoàng Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày soạn: 09/09/2012
Tiết 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được trong số các động vật nguyên sinh có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong số đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại. Từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Riêng trùng sốt rét gây ra bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anophen truyền bệnh nên cần phân biệt muỗi Anophen và muỗi thường. Các biện pháp phòng chống căn bệnh này ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ cơ thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo, cách gây bệnh và bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các bệnh do trùng kiết lị và trùng sốt rét gây nên.
III. Phương pháp:
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trình bày 1 phút.
IV. Phương tiện:
- Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời trùng kiết lị và trùng sốt rét.
V. Tiến trình:
1. ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu cấu tạo, cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình?
- So sánh cách dinh dưỡng trùng biến hình và trùng giày.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lị (15’)
Mục tiêu: - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống, tác hại của trùng kiết lị.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát H6.1, 6.2.
- Cấu tạo của trùng kiết lị?
- Quá trình dinh dưỡng thực hiện như thế nào?
- Trùng kiết lị ăn gì?
- Nêu quá trình phát triển của trùng kiết lị.
- Yêu cầu H thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ.
+ Trùng kiết lị giống trùng biến hình ở đặc điểm nào?
+ Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở đặc điểm nào?
- Nêu các biểu hiện khi bị nhiễm trùng kiết lị? Các bp phòng tránh?
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình.
- Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn, không có không bào.
- Được thực hiện qua màng tế bào.
- Nuốt hồng cầu.
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời 2 câu hỏi mụcÑ..
+ Có chân giả và hình thành bào xác.
+ Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả
I. Trùng kiết lị:
- Cấu tạo:
+ Có chân giả ngắn.
+ Không có các không bào.
- Dinh dưỡng: sống kí sinh, nuốt hồng cầu.
- Vòng đời:
(chú thích 1)
Hoạt động 2: Tìm hiểu trùng sốt rét và bệnh sốt rét ở nước ta (18’)
Mục tiêu: - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống, tác hại của trùng sốt rét.
- Trùng sốt rét gây ra bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anophen truyền bệnh nên cần phân biệt muỗi Anophen và muỗi thường. Các biện pháp phòng chống căn bệnh này ở nước ta.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
- Cấu tạo của trùng sốt rét?
- Cách dinh dưỡng của trùng sốt rét?
- Trình bày vòng đời của trùng sốt rét.
* So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét theo Bảng/24.
GV chuẩn hoá bảng.
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức thu thập được, cho biết:
+ Tình trạng bệnh sốt rét ở nước ta?
+ Tại sao người sống ở vùng núi hay bị bệnh sốt rét?
+ Biện pháp phòng bệnh sốt rét?
- GV thông báo chính sách của nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét.
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
- Không có cơ quan di chuyển, không có các không bào.
- Dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào.Trùng sốt rét lấy dinh dưỡng từ hồng cầu.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng. Cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét.
- Vận dụng kiến thức, trả lời;
+ Bệnh đang dần được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng núi.
+ Vì đây là môi trường sống thuận lợi của muỗi Anophen.
+ Ngủ mùng, diệt muỗi, vệ sinh môi trường
II. Trùng sốt rét:
1. Cấu tạo, dinh dưỡng:
- Cấu tạo:
+ Không có các không bào
+ Không có bộ phận di chuyển
- Dinh dưỡng: kí sinh , lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
2. Vòng đời:
(chú thích 2)
3. Bệnh sốt rét ở nước ta:
(SGK)
4. Củng cố: (4’)
- Đọc ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi SGK.
5. HDVN: (2’)
- Học bài.
- Đọc “ Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
Kẻ Bảng 1/26 vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm:
* Chú thích 1:
* Chú thích 2:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_3_tiet_6_trung_kiet_li_va_trung.doc