Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 32 (Bản hay)

I/ Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức:

• HS hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau

 2.Kỹ năng:

• Quan sát, so sánh

• Hoạt động nhóm

 3. Thái độ

• Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, khám phá tự nhiên

II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

• Tư liệu đoc thêm về ĐV ở đới lạnh và đới nóng

III/ Tổ chức dạy học:

1. ổn định

2. Kiểm tra

• Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới ĐV?

3. Bài mới

• Mở bài: GV cho HS nêu những nơi phân bố của ĐV? Vì sao ĐV phân bố ở mọi nơi?  tạo nên sự đa dạng

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 32 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/03/2013 Ngày dạy: 02/04/2013 CHƯƠNG 8: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Tiết 60: ĐA DẠNG SINH HỌC I/ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau 2.Kỹ năng: Quan sát, so sánh Hoạt động nhóm 3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, khám phá tự nhiên II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tư liệu đoc thêm về ĐV ở đới lạnh và đới nóng III/ Tổ chức dạy học: ổn định Kiểm tra Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới ĐV? Bài mới Mở bài: GV cho HS nêu những nơi phân bố của ĐV? Vì sao ĐV phân bố ở mọi nơi? " tạo nên sự đa dạng HĐ của GV và HS Nội dung HĐ1: *GV: Yêu cầu HS nghiên cứu < SGK trang 158 trả lời câu hỏi: + Sự đa dạng sinh học thể hiện ở những điểm nào? + Vì sao lại có sự đa dạng về loài ở ĐV như vậy? *HS: Đọc < tìm câu trả lời " 1vài HS phát biểu " Hs khác nhận xét, bổ sung " GV kết luận HĐ2: *GV: Yêu cầu HS nghiên cứu < mục I, II SGK, quan sát hình 57.1, 57.2 hoàn thành phiếu học tập (bảng trang 187 SGK) + Treo bảng phụ lên bảng *HS: Cá nhân đọc <, quan sát hình ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm " đại diện 3 nhóm lên bảng (mỗi nhóm 1 nội dung của từng đới) "các nhóm khác theo dõi, bổ sung " GV chốt lại kiến thức chuẩn I/ Sự đa dạng sinh học * Sự đa dang sinh học biểu thị bằng số lượng loài rất lớn (1,5 triệu loài) * Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi cao của ĐV đối với các điều kiện sống khác nhau (đới lạnh, đới ôn hoà, đới nóng, hoang mạc...) II/ Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh, hoang mạc, đói nóng Khí hậu Đặc điểm của động vật Vai trò của đặc điểm thích nghi Môi trường đới lạnh + Khí hậu cực lạnh + Đóng băng quanh năm + Mùa hè rất ngắn Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Mỡ dưới da dày Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét Lông màu trắng (mùa đông) Lẫn với màu tuyết che mát kẻ thù Tập tính Ngủ trong mùa đông Tiết kiệm năng lượng Di cư về mùa đông Tránh rét, tìm nơi ấm áp Hoạt động ban ngày trong mùa hè Thời tiết ấm hơn Môi trường hoang mạc đới nóng + Khí hậu rất nóng và khô + Rất ít vực nước và phân bố xa nhau Cấu tạo Chân dài Vị trí cao so với cát nóng, nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Vị trí cơ thể cao, không bị lún, đệm thịt dày để chống nóng Bướu mỡ lạc đà Nơi dự trữ nước Màu lông nhạt, giống màu cát Dễ lẩn trốn kẻ thù Tập tính Mỗi bước nhảy cao, xa Hạn chế tiếp xúc với cát nóng Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế tiếp xúc với cát nóng Hoạt động vào ban đêm Thời tiết dịu mát hơn Khả năng đi xa Tìm nước vì vực nước ở xa nhau Khả năng nhịn nước Thời gian tìm được nước rất lâu Chui rúc sâu trong cát Chống nóng *GV: Tiếp tục cho HS trao đổi: + Em có nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của động vật môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng + Vì sao ở 2 vùng này số loài động vật lại rất ít? + Nhận xét về mức độ đa dạng của ĐV ở 2 môi trường này? *HS: Trao đổi " đại diện trả lời " Gv rút ra kết luận *Kết luận: + Sự đa dạng của các ĐV ở môi trường đặc biệt rất thấp + Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được Củng cố - GV cho HS làm bài tập Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để Đào bới thức ăn Tìm nguồn nước Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa. Dặn dò Đọc mục “Em có biết” Học bài và chuẩn bị bài 58. .......................................................................................... Ngày soạn: 31/03/2013 Ngày dạy: 02/04/2013 Tiết 61: ĐA DẠNG SINH HỌC ( Tiếp theo) I/ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi loài sinh vật HS chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học 2.Kỹ năng: Phân tích tổng hợp, suy luận Hoạt động nhóm 3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học. II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tư liệu về đa dạng sinh học III/ Tổ chức dạy học: ổn định Kiểm tra Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của ĐV ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Giải thích? Bài mới Mở bài: Sự đa dạng ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác với các môi trường khác như thếnào? HĐ của GV và HS Nội dung *GV: Yêu cầu HS đoc < SGK mục I và nội dung bảng trang 189. Theo dõi ví dụ trong một ao thả cá: Ví dụ: Nhiều loài cá sống trong ao: Loài cá kiếm ăn ở tầng mặt: cá mè... Loài cá kiếm ăn ở tầng đáy: trạch,... Loài cá sống ở đáy bùn: Lươn... Trả lời các câu hỏi sau: + Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào? + Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau? + Vì sao nhiều loài cá lại sống được trong cùng 1 ao? + Tại sao số lượng loài phân bố ở 1 nơi lại có thể rất nhiều + Vì sao số lượng loài ĐV ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với đới nóng và đới lạnh? *HS: Thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi " Lớp theo dõi, bổ sung "GV chuẩn lại kiến thức *GV: Yêu cầu Hs đọc < SGK, trả lời: + Sự đa dạng sinh học mang lại những lợi ích gì về: thực phẩm, dược phẩm, sức kéo, văn hoá? +Trong giai đoạn hiện nay, đa dạng sinh học còn có giá trị gì đối với sự tăng trưởng kinh tế? *HS: Cá nhân đọc <, trả lời " HS khác nhận xét, bổ sung " GV chuẩn kiến thức *GV thông báo thêm: + Đa dạng sinh học là điều kiện đảm bảo phát triển ổn định tính bền vững của môi trường, hình thành khu du lịch + Cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển oxi, giảm xói mòn + Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu *GV: Yêu cầu HS đọc <, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau: + Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và trên thế giới? + Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học? + Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào? *HS: Thảo luận nhóm " đại diện phát biểu " Gv chuẩn kiến thức, rút ra kết luận *GV cho Hs liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? I/ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa + Thể hiện ở số lượng loài rất nhiều + Thời gian kiếm ăn khác nhau, thức ăn khác nhau + Kiếm ăn ở các tầng nước khac nhau " tận dụng nguồn thức ăn + Chuyên hoá, thích nghi với điều kiện sống + Do khí hậu tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật *Kết luận: + Sự đa dạng sinh học của ĐV ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú + Số lượng loài nhiều do môi trường tương đối ổn định thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật II/ Những lợi ích đa dạng sinh học + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người + Dược phẩm: làm thuốc: xương, mật ... + Trong nôngnghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo... + Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống... *Giai đoan hiện nay: Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao và uy tín trên thị trường thế giới: Cá basa, tôm hùm, tôm càng xanh... *Kết luận: Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước III/ Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học + Do ý thức của người dân: săn bắt... Do nhu cầu phát triển của xã hội: phát triển đô thị... + Bảo vệ ĐV, chống ô nhiễm, cấm săn bắt + Do ĐV gắn liền với TV, mùa sinh sản... *Kết luận: Để bảo vệ đa dạng sinh học cần: + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi + Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và đa dạng về loài Củng cố HS đọc kết luận SGK Dặn dò HS kẻ bảng trang 193 vào vở. .......................................................... Ngày soạn: 01/04/2013 Ngày dạy: 03/04/2013 Tiết 62: Biện pháp đấu tranh sinh học I/ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Hs cần Nêu được các khái niệm về đấu tranh sinh học Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch Nêu được những ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học 2.Kỹ năng: Quan sát, so sánh, tư duy tổng hợp Hoạt động nhóm 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV và môi trường II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tranh hình 59.1 SGK III/ Tổ chức dạy học: ổn định Kiểm tra Các biện pháp cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học? Bài mới Mở bài: Trong thiên nhiên để tồn tại các ĐV có mối quan hệ với nhau, con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích HĐ của GV và HS Nội dung *GV: Cho Hs nghiên cứu SGK và trả lời: + Thế nào là đấu tranh sinh học? + Cho ví dụ về đấu tranh sinh học? *HS: Đọc < tìm câu trả lời " 1 vài Hs phát biểu " Gv chuẩn kiến thức *GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, quan sát hình 59.1 hoàn thành bảng trong vở + Kẻ bảng, yêu cầu HS lên điền *HS: Đọc <, quan sát hình, ghi nhớ liến thức " đại diện lên bảng điền " Gv chuẩn kiến thức, rút ra kết luận I/ Thế nào là đấu tranh sinh học *Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật gây ra. II/ Những biện pháp đấu tranh sinh học *Kết luận: + Các biện pháp đấu tranh sinh học: có 3 biện pháp chính: - Sử dụng thiên địch - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh - Gây vô sinh diệt ĐV gây hại + Ưu điểm: Tiêu diệt những sinh vật có hại, tránh được ô nhiễm môi trường + Nhược điểm: - Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định - Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật có hại Củng cố HS đọc kết luận SGK Trả lời câu hỏi cuối bài Dặn dò Đọc mục “Em có biết” Chuẩn bị bài 60 và kẻ bảng trang 196 vào vở

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_32_ban_hay.doc