Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến

Hoạt động 1

Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa

 Mục tiêu: HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó.

B1: GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 30.1 SGK tr.98.

- GV kẻ nhanh bảng 30.1 nhanh lên bảng, gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với tranh ảnh đã chuẩn bị trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ghi nhớ kiến thức.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung

B2: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chữa bài bằng cách đưa bảng phụ ghi sẳn nội dung cho HS so sánh với phần hoàn thành của nhóm mình và bổ sung kiến thức còn thiếu.

- HS so sánh nội dung của GV với nội dung của mình và tự sửa chữa.

B3:Gv:? Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ?

? Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào ?

? Ngoài các tác nhân trên em còn biết có rtác nhân nào nữa không

Cho ví dụ.

- HS dựa vào nội dung bảng trả lời tổng quát.

- HS một số loại trùng gây tiêu chảy, một số chất bảo vệ thực phẩm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Long Biên Họ và tên giáo viên: Lương Thị Kim Yến Tổ: Tự nhiên TIẾT 31_BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA Môn: Sinh học; lớp 8A4,5,6,7. Thời gian thực hiện: 45 phút I/. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó. - Kể một số bệnh về đường tiêu hóa - Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả. - Ôn lại k thức về cấu tạo cũng như chức năng hệ vận động, hệ hô hấp , hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. Mối quan hệ hoạt động giữa các cơ quan nói trên - Củng cố lại kiến thức cho học sinh - Giải đáp những thắc mắc của học sinh về các bài tập khó. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng: - Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học. - Hoạt động nhóm. - Kĩ năng đặt mục tiêu: Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và bảo đảm sự tiêu hóa có hiệu quả. - Kĩ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, các tài liệu liên quan để tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bao3su75 tiêu hóa hiệu quả - Kĩ năng tự nhận thức: xác định được những thói quen ăn uống hàng ngày của bản thân có thói quen nào tốt và chưa tốt. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa thông qua chế độ ăn và luyện tập. 4. Năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột. - Tranh ảnh các loại giun, sán kí sinh ở ruột. - Có điều kiện thì dùng máy chiếu III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra GV: ? Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ? 2. Bài mới: A. Hoạt động mở đầu - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - Các em đã bao giờ bị sâu răng, hay bị rối loạn tiêu hóa chưa ? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đó ? B. Hình thành kiến thức mới: - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1 Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa Mục tiêu: HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ tác hại của nó. B1: GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 30.1 SGK tr.98. - GV kẻ nhanh bảng 30.1 nhanh lên bảng, gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với tranh ảnh đã chuẩn bị trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ghi nhớ kiến thức. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung B2: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chữa bài bằng cách đưa bảng phụ ghi sẳn nội dung cho HS so sánh với phần hoàn thành của nhóm mình và bổ sung kiến thức còn thiếu. - HS so sánh nội dung của GV với nội dung của mình và tự sửa chữa. B3:Gv:? Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ? ? Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào ? ? Ngoài các tác nhân trên em còn biết có rtác nhân nào nữa không Cho ví dụ. - HS dựa vào nội dung bảng trả lời tổng quát. - HS một số loại trùng gây tiêu chảy, một số chất bảo vệ thực phẩm... I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa. Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa: - Các sinh vật gây bệnh. - Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống. - Ăn uống không đúng cách. - Khẩu phần ăn không hợp lí. Tác nhân Các cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn - Răng - Dạ dày, ruột - Các tuyến tiêu hóa - Tạo môi trường Axít làm hỏng men răng. - Bị viêm, loét. - Bị viêm à tăng tiết dịch. Giun sán - Ruột - Các tuyến tiêu hóa - Gây tắc ruột. - Gây tắc ống dẫn mật. Ăn uống không đúng cách - Các cơ quan tiêu hóa - Họat động tiêu hóa - Hoạt động hấp thụ - có thể bị viêm - Kém hiệu quả - Giảm Khẩu phần ăn không hợp lí - Các cơ quan tiêu hóa - Hoạt động tiêu hóa - Hoạt động hấp thụ - Dạ dầy và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị sơ. - Bị rối loạn. - Kém hiệu quả. Hoạt động 2 Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả. Mục tiêu: Chỉ ra được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả. B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin. ? Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ? ? Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ? ? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp tiêu hóa có hiệu quả * GDMT:? Em đã thực hiện biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào? - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu: + Đánh răng, thuốc đánh răng. + Thức ăn chín, tươi, uống chín... + Ăn chậm nhai kỹ, ăn xong phải nghỉ ngơi. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm còn lại theo dỗi bổ sung. B2: GV lưu ý: có rất nhiều ý kiến GV nên hướng HS vào nội dung: + Cơ sở khoa học. + Đã thực hiện như thế nào ? - HS vận dụng kiến thức trả lời. B3: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức à kết luận: - HS rút ra kết luận. B4:Gv: liên hệ thực tế ? Tại sao không nên ăn vặt ? ? Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối ? ? Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ ? - HS vận dụng kiến thức ở chương tiêu hóa. - Đại diện trình bày - GV chốt lại kiến thức à liên hệ thực tế cho HS hiểu. II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả. - Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa: + Ăn uống hợp vệ sinh. + Khẩu phần ăn hợp ly. + Ăn uống đúng cách. + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. C. Hoạt động luyện tập Hs làm bài tập trắc nghiệm 1/ Chất nào dưới đây được xếp vào nhóm chất hữu cơ A/ Lipit , nước B/ Gluxit , nước C/ Gluxit , prôtêin D/ Muối khoáng , Vitamin 2/ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế : A/ Phá huỷ tế bào cơ thể nhiễm bệnh B/ Thực bào C/ Tiết ra kháng thể D/ Cả A ,B,C đúng 3/ Trong máu , thể tích của huyết tương chiếm tỷ lệ : A/ 35% B/ 45% C/ 55% D/ 65 % 4/ Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phổi : A/ Xoan mũi B/ khí quản C/ Phế nang D/ Phế quản 5/ Khói thuốc lá có tác hại A/ Có thể gây ung thư gan B/ Có thể gây ung thư phổi C/ Có thể gây ung thư dạ dày D/ Có thể gây ung thư thận 6/ Chất nào sau đây không bị biến đổi hoá học trong tiêu hoá : A/ Prôtêin B/ Lipit C/ Muối khoáng D/ Axit nuclêic 7/ Bộ phận không có biến đổi hoá học thức ăn : A/ Miệng B/ Thực quản C/ Dạ dày D/ Ruột non D. Hoạt động vận dụng - Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài: câu hỏi 1. SGK tr. 99. * Dặn dò : Học câu hỏi cuối các bài đã học - Xem bài mới tiết 32 : Trao đổi chất . * Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_30_ve_sinh_tieu_hoa_nam_hoc_2020.docx