Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 31, Bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Qua bài này HS phải :

 - Kể một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng :

- Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học.

- Hoạt động nhóm.

3.Thái độ :

- Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ quan tiêu hóa, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên :

- Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột, tranh ảnh các loại giun, sánkí sinh ở ruột.

2. Học sinh :

- Tìm hiểu các tác nhân gây gây hại cho hệ tiêu hóa

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số lớp. : 8A1: ./ . . 8A2: / .

 8A3: ./ . . 8A4: / .

 8A5: ./ . .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 31, Bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn : 30/11/ 2013 Tiết : 31 Ngày giảng: 02/12/ 2013 Bài 30: VỆ SINH HỆ TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Qua bài này HS phải : - Kể một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng : - Liên hệ thực tế, giải thích bằng cơ sở khoa học. - Hoạt động nhóm. 3.Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ quan tiêu hóa, có ý thức bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên : - Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột, tranh ảnh các loại giun, sánkí sinh ở ruột. 2. Học sinh : - Tìm hiểu các tác nhân gây gây hại cho hệ tiêu hóa III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số lớp. : 8A1: ../. . 8A2: /.. 8A3: ../. . 8A4: /.. 8A5: ../. . 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng ? (?) Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người ? 3. Hoạt động dạy học Trong thực tế có nhiều nguyên nhân gây hại chp hệ tiêu hóa. vậy nguyên nhân gây ra hậu quả đó là gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? Làm như thế nào để có một hệ tiêu hóa khẻo mạnh Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv: Y/c hs đọc thông tin/sgk, kết hợp quan sát tranh ảnh các bệnh về đường tiêu hóa-> thảo luận nhóm (5’) hoàn thành bảng 30-1/sgk (?) Liệt kê các thông tin nêu trên cho phù hợp với các cột và hàng trong bảng 30.2/sgk - HS: Tự thu thập thông tin, thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến - HS: Hoàn thành bảng Bảng: Tác nhân – cơ quan – mức độ ảnh hưởng Tác nhân Các cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn - Răng - Dạ dày, ruột - Các tuyến tiêu hóa - Tạo môi trường Axít làm hỏng men răng. - Bị viêm, loét. - Bị viêm à tăng tiết dịch. Giun sán - Ruột - Các tuyến tiêu hóa - Gây tắc ruột. - Gây tắc ống dẫn mật. Ăn uống không đúng cách - Các cơ quan tiêu hóa - Họat động tiêu hóa - Hoạt động hấp thụ - có thể bị viêm - Kém hiệu quả - Giảm Khẩu phần ăn không hợp lí - Các cơ quan tiêu hóa - Hoạt động tiêu hóa - Hoạt động hấp thụ - Dạ dầy và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị sơ. - Bị rối loạn. - Kém hiệu quả. - Gv: Y/c hs dựa vào kiến thức trả lời câu hỏi (?) Cho biết các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ? (?) Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào ? (?) Ngoài các tác nhân trên còn có tác nhân nào gây hại cho hệ tiêu hóa không ? - Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận: - HS: Dựa theo kết quả của nội dung trên trả lời - HS: 1 số loại trùng gây tiêu chảy (trùng kiết lị, ) 1 số chất bảo vệ thực phẩm,. - HS: kết luận nội dung trong bảng Tiểu kết 1: Tác nhân gây hại hệ tiêu hóa - Vi khuẩn. - Giun sán. - Ăn uống không đúng cách. - Khẩu phần ăn không hợp lí. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biện pháp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv: Cho hs đọc thông tin, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau (?) Thế nào là vệ sinh răng, miệng đúng cách ? (?) Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh (?) Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa hoạt động có hiệu quả ? (?) Vậy cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ hệ tiêu hóa - Gv: liên hệ thực tế (?) Tại sao không nên ăn vặt ? (?) Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối ? (?)Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ ? - Gv: Từ những nội dung trên GD hs ý thức giữ gìn hệ TH nói riêng và bảo vệ cơ thể nói chung II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả ( 10’) - HS: Tự thu nhận thông tin tron SGK, thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến - HS: Đánh răng sau khi ăn và trươc khi đi ngủ, chải rắng đúng cách, thuốc đánh răng (canxi và Flo) - HS: Thức ăn chín, uống chín, rau sống và các trái cây phải rửa sạch, không ăn thức ăn bị ôi thiu... - HS: Tạo điều kiện cho thức ăn dễ thắm dịch tiêu hóa - Ăn uống hợp vệ sinh - Khẩu phần ăn hợp lí - Ăn uống đúng cách - Vệ sinh răng, miệng đúng cách - HS vận dụng kiến thức ở chương tiêu hóa. - HS: Đại diện trình bày Tiểu kết 2: Biện pháp bảo vệ hệ têu hóa: - Ăn uống hợp vệ sinh. - Khẩu phần ăn hợp lí. - Ăn uống đúng cách. - Vệ sinh răng, miệng đúng cách. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1. Củng cố : - Cho biết các tác nhân sinh học gây hại cho hệ tiêu hóa? - Thế nào là ăn uống không đúng cách, không hợp lí, Tác hại của nó? - Thử thiết lập kế hoạch để hình thành thói quen ăn uống khoa học mà em chưa có? 2. Dặn dò : - Học bài, trả lời câu hỏi SGK . - Chuẩn bị trứơc bài : Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_31_bai_30_ve_sinh_he_tieu_hoa_ng.doc