I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên ; khái niệm “Chia hết cho”
2. Kĩ năng: Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “Chia hết cho. Tìm bội và ước của một số nguyên.
3. Thái độ: Có ý thức tự tìm bội và ước của một số nguyên thông qua tìm ước và bội của số tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ. Đọc kỹ bài soạn Bảng phu – Phấn màu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (3ph)
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần: 21 - Tiết 65: Bội và ước của một số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 28/01/2008
Tiết: 65 Ngày dạy: 30/01/2008
§13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên ; khái niệm “Chia hết cho”
Kĩ năng: Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “Chia hết cho. Tìm bội và ước của một số nguyên.
Thái độ: Có ý thức tự tìm bội và ước của một số nguyên thông qua tìm ước và bội của số tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ. Đọc kỹ bài soạn - Bảng phu – Phấn màu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (3ph)
HS1: - Thế nào là bội và ước của một số tự nhiên ?
Trả lời : Nếu có một số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói : a là bội của b còn b là ước của a
Bài mới.
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
25’
HĐ 1: Bội và ước của một số nguyên :
GV: Cho HS làm ? 1
Nếu HS viết được kết quả hai số nguyên đối nhau cùng là “bội” hoặc “ước của một số nguyên thì GV không cần gợi ý. Nếu không GV gợi ý cho HS cảm nhận được
HS: Cả lớp làm ra nháp. Vài HS viết kết quả
GV: Cho HS làm ? 2
Hỏi: Nhắc lại khái niệm chia hết trong N
HS: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b . k
Hỏi : Tương tự thử phát biểu khái niệm chia hết trong Z
HS: Đứng tại chỗ phát biểu
GV: Chính xác hóa khái niệm và ghi lên bảng.
GV: Cho HS làm ví dụ 1
GV: Giải thích ví dụ.
GV: Cho cả lớp làm ? 3 (GV không yêu cầu tìm tất cả các bội và ước, nhưng HS cả lớp sẽ tìm ra nhiều kết quả khác nhau),
HS: Cả lớp tìm hai bội và hai ước của 6
GV: Giới thiệu các chú ý trong SGK.
Mỗi chú ý GV đưa ra một ví dụ bằng số để minh họa.
GV: Cho HS đọc ví dụ 2.
Hỏi: Hãy tìm các ước của 8.
HS: Các ước của 8 là :
1 ; -1 ; 2 ; -2 ; 4 ; -4 ; 8 ; -8
Hỏi: Hãy tìm các bội của 3
HS: Các bội của 3 là : 0 ; 3 ; -3 ; 6 ; -6 ; 9 ; -9
1. Bội và ước của một số nguyên
Cho a, b Ỵ Z và b ¹ 0. Nếu có số nguyên q sao cho :
a = b . q thì ta nói a chia hết cho b. Ta nói a là bội của b và b là ước của a
Chú ý :
- Nếu a = b . q (b ¹ 0) thì ta còn nói a chia cho b được q và viết : a : b = q
- Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.
- Số 0 không phải là ước của bất kỳ số nguyên nào.
- Các số 1, -1 là ước của mọi số nguyên.
- Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c cũng là ước chung của a và b
8’
HĐ 2: Các tính chất :
Hỏi : Nêu các tính chất chia hết trong N.
HS: Một vài HS nêu các tính chất chia hết trong N (3 tính chất)
Hỏi : Dựa vào tính chất chia hết trong N ; hãy nêu các tính chất chia hết trong Z (GV gọi một vài HS khá giỏi thử đề xuất)
HS: Một vài HS khá giỏi nêu các tính chất chia hết trong tập hợp Z
GV : Cho HS làm ? 4
Hỏi : Để tìm bội của -5 ta làm như thế nào ?
HS: Bội của - 5 có dạng (-5) . q với q Ỵ Z.
Hỏi : Hãy nêu các ước tự nhiên của 10
HS: 1 ; 2 ; 5 ; 10
Hỏi : Hãy nêu các ước nguyên của -10 ?
2. Các tính chất :
a M b và b M c Þ a M c
a M b Þ am M b (m Ỵ Z)
a M c và b M c Þ
(a + b) M c và (a - b) M c
? 4
a) Các bội của: -5 là : 0 ; -5 ; 5 ; -10 ; 10 ...
b) Các ước của -10 là :
-10 ; 10 ; -5 ; 5 ; 2 ; - 2 ; -1 ; 1
Củng cố – luyện tập. (5ph)
GV: Cho HS làm Bài 101 / 97 :
GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu 5 bội của 3 ; - 3.
HS: Đứng tại chỗ nêu 5 bội của 3 và - 3.
Hỏi: Các bội của 3 và - 3 có dạng tổng quát như thế nào ?
HS: 3q (nếu HS không giải thích được thì GV gợi ý)
HS: Năm bội của 3 và - 3 là :
-3 ; 3 ; - 6 ; 6 ; -9 ; 9.
Hướng dẫn về nhà. (3ph)
- Học theo vở ghi và SGK
- Làm các bài tập 103, 104, 105, 106 / 97
- GV: HD học sinh làm 102 / 97 Tìm như trong tập hợp số tự nhiên nhưng lấy thêm số đối
File đính kèm:
- SO TIET 65.doc