Giáo án soạn giảng tuần 25 lớp 1

Tập đọc

TRƯỜNG EM (Tiết 1)

1. Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Trường em.

- Tìm được tiếng có vần ai – ay trong bài.

- Luyện đọc các từ ngữ: cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, điều hay, mái trường.

- Nhìn tranh nói câu có chứa tiếng có vần ai – ay.

- Học sinh có tình cảm yêu quý mái trường.

2. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa SGK, SGK.

2. Học sinh:

- SGK.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án soạn giảng tuần 25 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25 Thứ ngày Môn dạy Tên bài dạy Thứ hai 2–3 -2009 HĐTT Tập đọc Tập đọc Toán Đạo đức Chào cờ Trường em Trường em Luyện tập Thực hành kỹ năng giữa kỳ II Thứ ba 3 – 3- 2009 Chính tả Am nhạc Thể dục Toán Trường em Điểm ở trong ở ngoài của một hình Thứ tư 4 -3 -2009 Tập đọc Tập đọc Mĩ thuật Toán Tặng cháu Tặng cháu Luyện tập chung Thứ năm 5- 3 -2009 Chính tả Tập viết Toán TNXH Tặng cháu Tô chữ hoaA, Ă, A, B Kiểm tra định kỳ II Con cá Thứ sáu 6 -3 -2009 Tập đọc Tập đọc Kể chuyện Thủ công HĐGDNGLL Cái nhãn vở Cái nhãn vở Rùa và Thỏ Cắt dán hình chữ nhật (T2) Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009 . Tập đọc TRƯỜNG EM (Tiết 1) Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Trường em. Tìm được tiếng có vần ai – ay trong bài. Luyện đọc các từ ngữ: cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, điều hay, mái trường. Nhìn tranh nói câu có chứa tiếng có vần ai – ay. Học sinh có tình cảm yêu quý mái trường. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa SGK, SGK. Học sinh: SGK. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: Tranh vẽ gì? -> Học bài: Trường em. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Phương pháp: luyện tập, trực quan. Giáo viên đọc mẫu. Giáo viên ghi các từ ngữ luyện đọc: cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay. Giáo viên giải nghĩa từ khó. Hoạt động 2: Ôn các vần ai – ay. Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại. Tìm trong bài tiếng có vần ai – ay. Phân tích các tiếng đó. Tìm tiếng ngoài bài có vần ai – ay. Quan sát tranh SGK. Dựa vào câu mẫu, nói câu mới theo yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu mới. Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Cô giáo và các bạn. Hoạt động lớp. Học sinh dò theo. Học sinh luyện đọc từ khó. Luyện đọc câu. + 1 câu 2 học sinh đọc. + Mỗi bàn đồng thanh 1 câu. Luyện đọc cả bài. Hoạt động nhóm, lớp. … thứ hai, mái trường, điều hay. Học sinh thảo luận và nêu. Viết vào vở bài tập tiếng Việt. Học sinh đọc câu mẫu. + Đội A nói câu có vần ai. + Đội B nói câu có vần ay. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại. Giáo viên đọc mẫu. + Đọc đoạn 1. + Trong bài, trường học được gọi là gì? + Đọc đoạn 2. + Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em? Giáo viên nhận xét – ghi điểm. Hoạt động 2: Luyện nói. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Nêu cho cô chủ đề luyện nói. Treo tranh SGK. Tranh vẽ gì? Củng cố: Đọc lại toàn bài. Vì sao em yêu ngôi trường của mình? Dặn dò: Về nhà đọc lại bài. Hoạt động nhóm. Học sinh dò theo. 2 học sinh đọc. … ngôi nhà thứ hai của em. 3 học sinh đọc. … ở trường có cô giáo như mẹ hiền, có bạn bè thân thiết như anh em. Học sinh trả lời ngoài bài. Hoạt động nhóm. … hỏi nhau về trường lớp của mình. Học sinh quan sát. Hai bạn đang trò chuyện. Học sinh tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời. + Trường của bạn là trường gì? + Ở trường bạn yêu ai nhất? + Bạn thân với ai nhất trong lớp? Học sinh đọc. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp củng cố về làm tính trừ (đặt tính và tính) và trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100. Củng cố về giải toán có lời văn. Rèn kỹ năng tính toán nhanh. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Gọi học sinhlên bảng. >, <, = 40 – 10 … 20 20 – 0 … 50 30 … 70 – 40 30 + 30 … 30 Nhận xét. Bài mới: Luyện tập. Giới thiệu: Học bài luyện tập. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Phương pháp: đàm thoại, thực hành, động não. Bài 1: Đặt tính rồi tính. Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì? Bài 2: Yêu cầu gì? Đây là 1 dãy tính, con cần phải nhẩm cho kỹ rồi điền vào ô trống. Bài 3: Nêu yêu cầu bài. Phải tính nhẩm phép tính để tìm kết quả. Vì sao câu b sai? Bài 4: Đọc đề bài toán. Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết bao nhiêu nhãn vở con làm sao? Có cộng 10 với 2 chục được không? Muốn cộng được làm sao? Ghi tóm tắt và bài giải. Tóm tắt Có: 19 cái nhãn Thêm: 2 chục cái Củng cố: Phép trừ nhẩm nhẩm các số tròn chục giống phép nào em đã học? Hãy giải thích rõ hơn bằng việc thực hiện nhẩm: 80 – 30. Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. Hát. 4 em lên bảng làm. Lớp nhẩm theo. Hoạt động lớp, cá nhân. … hàng đơn vị đặt thẳng cột đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. Học sinh làm bài. 5 học sinh lên bảng sửa bài. Điền số thích hợp. Học sinh làm bài. 1 học sinh sửa bài ở bảng lớp. Đúng ghi Đ, sai ghi S. 70cm – 30 cm = 40 cm đúng. Học sinh làm bài. Đổi vở sửa. Học sinh đọc đề. Có 10 nhãn vở, thêm 2 chục nhãn vở. Phép tính cộng. Học sinh nêu. Đổi 2 chục = 20. Học sinh làm bài. Bài giải 2 chục = 20 Số nhãn vở có là: 10 + 20 = 30 (cái) Đáp số: 30 cái. 2 học sinh sửa bài. Giống phép tính trừ trong phạm vi 10. … nhẩm 8 chục trừ 3 chục bằng 5 chục. Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa kỳ II Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009 . Chính tả TRƯỜNG EM Mục tiêu: Học sinh chép lại đúng và đẹp đoạn: “Trường học là … như anh em.” Điền đúng vần ai – ay, chữ c hay k. Viết đúng cự li, tốc độ các chữ đều và đẹp. Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2 bài tập. Học sinh: Bộ chữ Tiếng Việt. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Viết chính tả ở bài tập đọc. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên treo bảng có đoạn văn. Nêu cho cô tiếng khó viết. Giáo viên gạch chân. Phân tích các tiếng đó. Cho học sinh viết vở. Lưu ý cách trình bày: chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa. Giáo viên quan sát, theo dõi các em. Hai em ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau. Giáo viên thu chấm. Nhận xét. Hoạt động 2: Làm bài tập. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay. Bài tập 3: Điền c hay k. cá vàng thước kẻ lá cọ Nhận xét. Củng cố: Nhận xét, khen thưởng các em viết đẹp. Dặn dò: Nhớ sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh đọc đoạn văn. Học sinh nêu: đường, ngôi, nhiều, giáo. Học sinh phân tích. Viết bảng con. Học sinh viết vở. Học sinh soát lỗi. Ghi lỗi sai ra lề đỏ. Hoạt động cá nhân. Học sinh đọc yêu cầu. 2 học sinh làm miệng: gà mái, máy ảnh. Lớp làm vào vở. Học sinh đọc yêu cầu. 2 học sinh làm miệng. Lớp làm vào vở. Toán ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH Mục tiêu: Học sinh thế nào là 1 điểm. Nhận biết điểm ở trong, ở ngoài 1 hình, gọi tên các điểm. Vẽ và đặt tên được các điểm. Củng cố về cộng trừ các số tròn chục và giải toán có lời văn. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: 2 học sinh lên bảng. 30 + 50 = 80 – 40 = 70 – 20 = 50 + 40 = Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình. Phương pháp: trực quan, giảng giải. Giới thiệu phía trong và ngoài hình vuông: Gắn hình vuông. Đính bông hoa lên phía trong, con bướm phía ngoài. Nhận xét xem bông hoa và con bướm nằm ở đâu? Giới thiệu điểm ở phía trong và ngoài hình vuông: Chấm 1 điểm ở trong và 1 điểm ngoài hình vuông. Tương tự cho điểm ở trong và ngoài hình tròn. Hoạt động 2: Luyện tập. Phương pháp: đàm thoại, luyện tập. Bài 1: Yêu cầugì? Quan sát kỹ vị trí các điểm sau đó đọc từng dòng xem đúng hay sai rồi mới điền. Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Các con chú ý làm chính xác theo yêu cầu. Bài 3: Tính phải thực hiện thế nào? Bài 4: Đọc đề bài. Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì? Muốn biết 2 băng dài bao nhiêu ta làm sao? Củng cố: Trò chơi: Nhanh mắt khéo tay. Phát cho mỗi học sinh 1 lá phiếu. Lá phiếu vẽ hình chữ nhật và các điểm, yêu cầu nối các điểm trong hình thành 1 ngôi sao và tô màu vào ngôi sao đó. Nhận xét. Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát. Lớp làm bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh quan sát. … bông hoa ở trong, con bướm ở ngoài. Học sinh quan sát. Điểm A ở trong, điểm N ở ngoài. Hoạt động lớp. Đúng ghi Đ, sai ghi S. Học sinh làm bài. Học sinh sửa ở bảng lớp. Vẽ điểm trong, ngoài hình tam giác, hình vuông. Học sinh làm bài. Sửa ở bảng lớp. Lấy 10 cộng 20 trước được kết quả cộng cho 40. Sửa bài miệng. Học sinh đọc. Băng giấy đỏ: 30 cm. Băng xanh: 50 cm. Hai băng dài bao nhiêu? Học sinh làm bài. Sửa bảng lớp. Học sinh nhận phiếu, nối thành ngôi sao và tô màu. Tổ nào có nhiều bạn vẽ nhanh nhất sẽ thắng. Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2009 . Tập đọc TẶNG CHÁU (Tiết 1) Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Tặng cháu. Học sinh tìm được tiếng có vần au trong bài. Luyện đọc các từ ngữ: vở, gọi là, tặng cháu. Nói được câu chứa tiếng có vần ao, au. Tình cảm yêu mến Bác Hồ. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa SGK. Học sinh: SGK. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Trường em. Đọc bài SGK. Trường học được gọi là gì? Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em? Nhận xét, ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ? Học bài: Tặng cháu. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên đọc mẫu. Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: vở, gọi là, nước non, tỏ, rõ, …. Giáo viên giải nghĩa từ khó. Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh nối. Hoạt động 2: Ôn vần ao – au. Phương pháp: động não, trực quan, đàm thoại. Tìm trong bài tiếng có vần ao, au. Phân tích tiếng vừa tìm được. Tìm tiếng ngoài bài có vần ao – au. Quan sát tranh SGK, đọc câu mẫu. Giáo viên chỉ học sinh nói câu mới. Nhận xét, ghi điểm. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc bài: Trường em. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. Học sinh dò bài. Học sinh luyện đọc cá nhân từ ngữ. Luyện đọc câu. 3 học sinh đọc 2 câu đầu. 3 học sinh đọc 2 câu cuối. Cho học sinh luyện đọc theo hình thức tiếp sức. Hoạt động nhóm, lớp. … cháu, sau, …. Học sinh thảo luận và nêu. Học sinh đọc thanh các tiếng đúng: bao giờ tờ báo bạo dạn con dao cáu kỉnh mai sau Học sinh nói câu có vần ao – au. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Phương pháp: trực quan, động não, đàm thoại. Giáo viên đọc mẫu. Đọc câu thơ đầu. Bác Hồ tặng vở cho ai? Đọc 2 câu cuối. Bác mong các bạn nhỏ làm gì? Bài thơ nói lên sự yêu mến, quan tâm của Bác Hồ với các bạn học sinh. Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Học thuộc lòng. Phương pháp: động não, luyện tập. Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài. + Đọc câu đầu – xóa dần. + Đọc 2 câu cuối. Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 3: Hát các bài hát về Bác Hồ. Phương pháp: trò chơi. Cả lớp hát bài: Ai yêu Nhi Đồng. Bài hát ca ngợi ai? Em biết bài hát nào về Bác Hồ nữa? Giáo viên nhận xét. Củng cố: Cho học sinh thi đua đọc thuộc bài thơ dưới hình thức tiếp sức. Nhận xét. Dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ. Tiết sau học tiếp tập viết chữ B. Hoạt động nhóm, lớp. … cho bạn học sinh. 2 học sinh đọc. Ra sức học tập để thành người. Học sinh đọc toàn bài. Hoạt động lớp. Học sinh luyện đọc thuộc lòng câu đầu. Học thuộc lòng. Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ. Hoạt động lớp. Học sinh hát. … Bác Hồ. Học sinh xung phong thi đua theo tổ. Học sinh cử đại diện thi đua đọc. Tổ nào đọc chậm và sai sẽ thua. Nhận xét. Toán LUYỆN TẬP CHUNG Mục tiêu: Củng cố các số tròn chục: đọc, viết, cấu tạo số, các phép tính cộng trừ với các số tròn chục. Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài hình. Củng cố về giải toán có lời văn. Chuẩn bị: Giáo viên: Bộ đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Giáo viên gắn hình vuông, tròn lên bảng. Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông, 2 điểm ở ngoài hình. Vẻ 3 điểm ngoài hình tròn, 4 điểm ở trong. Bài mới: Giới thiệu: Học bài luyện tập chung. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Phương pháp: luyện tập, đàm thoại. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. 1 học sinh đọc mẫu. Bài 2: Yêu cầu gì? Nhìn trong quả bóng các số đã cho số nào bé nhất thì ghi trước. Bài 3: Yêu cầu gì? Khi đặt tính lưu ý điều gì? Câu b: tính nhẩm và ghi tên đơn vị sau khi tính. Bài 4: Đọc đề bài. Nhìn xem điểm ở trong hình tam giác là điểm nào? Điểm ở ngoài hình. Củng cố: Trò chơi thi đua: Ai nhanh hơn? Chia 2 đội: 1 đội lên vẽ hình, 1 đội lên chấm 3 điểm trong và 2 điểm bên ngoài hình của đội vừa vẽ. Đội nào đúng nhất sẽ thắng. Dặn dò: Ôn lại các bài đã học. Chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ II. Hát. 2 học sinh lên bảng vẽ. Nhận xét. Hoạt động lớp. Đúng ghi Đ, sai ghi S. 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị đúng. Học sinh làm bài. Sửa bài miệng. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn và lớn đến bé. Học sinh làm bài. Sửa bảng lớp. Đặt tính rồi tính. Đặt các số phải thẳng cột. Học sinh làm bài. 4 em sửa. Viết theo mẫu. … B, A, M. … I, C, N. Học sinh chia 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn lên tham gia. Nhận xét. Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2009 Chính tả TẶNG CHÁU Mục tiêu: Học sinh chép đúng và đẹp bài thơ: Tặng cháu. Điền đúng chữ l, n, dấu hỏi hay dấu ngã. Trình bày đúng hình thức. Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp. Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ có ghi bài thơ. Học sinh: Vở viết. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Điền vần ai – ay. m…… trường m…… bay Chấm vở của những em viết lại bài. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Viết chính tả. Hoạt động 1: Học sinh nghe viết. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên treo bảng phụ. Tìm tiếng khó viết. Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh. Cho viết bài vào vở. Đọc toàn bài cho học sinh soát. Giáo viên thu chấm. Hoạt động 2: Làm bài tập. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n. Bài 2b: Điền dấu hỏi hay dấu ngã. Giáo viên sửa bài. Nhận xét. Củng cố: Phương pháp: trò chơi: Ai nhanh hơn? Cho học sinh thi đua điền vào chỗ trống l, n, hỏi, ngã. cái …oa núi …on té nga rô rá Nhận xét. Dặn dò: Ôn lại các quy tắc viết chính tả. Về nhà tập viết thêm ở vở 1. Hát. mái trường máy bay Hoạt động lớp. Học sinh đọc bài. Học sinh nêu. Học sinh phân tích. Viết bảng con. Học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài. Học sinh ghi lỗi ra lề đỏ. Hoạt động cá nhân. Học sinh đọc yêu cầu. 2 học sinh làm miệng. nụ hoa con cò bay lả … Học sinh làm vào vở. Học sinh đọc yêu cầu. 2 học sinh làm miệng. quyển vở tổ chim Học sinh làm vở. Học sinh chia 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia tiếp sức nhau. Lớp hát 1 bài. Tập viết TÔ CHỮ A, Ă, Â, B Mục tiêu: Học sinh tô đúng và đẹp các chữ hoa A, Ă, Â. Viết đúng và đẹp các vần ai, ay, mái trường, điều hay. Viết theo chữ thường, vừa đúng mẫu chữ và đều nét. Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Chữ hoa A, Ă, Â, vần ai, ay. Học sinh: Vở tập viết, bảng con. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Tô chữ hoa và tập viết các vần, các từ ngữ ứng dụng. Hoạt động 1: Tô chữ hoa. Phương pháp: trực quan, giảng giải. Chữ A hoa gồm những nét nào? Viết mẫu và nêu quy trình viết. Hoạt động 2: Viết vần. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên treo bảng phụ. Giáo viên nhắc lại cách nối nét các chữ. Hoạt động 3: Viết vở. Phương pháp: luyện tập. Nhắc tư thế ngồi viết. Giáo viên viết mẫu từng dòng. Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh. Thu chấm. Nhận xét. Củng cố: Trò chơi: Ai nhanh hơn? Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần ai – ay viết vào bảng con. Nhận xét. Dặn dò: Về nhà viết vở tập viết phần B. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. … gồm 2 nét móc dưới và 1 nét ngang. Học sinh viết bảng con. Hoạt động cá nhân. Học sinh đọc các vần và từ ngữ. Học sinh viết bảng con. Hoạt động cá nhân. Học sinh nhắc lại. Học sinh viết theo hướng dẫn. Học sinh cả tổ thi đua. Tổ nào có nhiều bạn ghi đúng và đẹp nhất sẽ thắng. Toán Kiểm tra định kỳ (GHKII) Tự nhiên xã hội CON CÁ Mục tiêu: Sau giờ học, học sinh: Biết tên 1 số loại cá và nơi sống của chúng. Biết ích lợi của cá và tránh những điều không lợi cho cá (không ăn cá độc, cá ươn, thối hay thiu, tránh hóc xương). Nói tên đươc các bộ phận bên ngoài của cá. Nêu được 1 số cách đánh bắt cá. Yêu quý, bảo vệ cá và chăm sóc cá. Chuẩn bị: Giáo viên: Cá thật đựng trong bình. Tranh vẽ SGK. Học sinh: 1 con cá thật. Đồ chơi câu cá. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Cây gỗ. Cây gỗ có các bộ phận nào? Nêu ích lợi của cây gỗ. Bài mới: Giới thiệu: Học bài: Con cá. Hoạt động 1: Quan sát con cá. Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thảo luận. Mục đích: Học sinh biết tên con cá mang đến lớp. Chỉ được các bộ phận của cá. Mô tả đươc con cá bơi và thở. Các tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ. Cho học sinh quan sát con cá. + Tên con cá. + Chỉ và nói tên các bộ phận mà con nhìn thấy ở con cá. + Cá sống ở đâu? + Nó bơi bằng bộ phận nào? Bước 2: Kiểm tra kết quả. Kết luận: Cá có đầu, mình, đuôi và vây. Cá bơi bằng đuôi và vây, cá thở bằng mang. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Phương pháp: đàm thoại, động não. Mục đích: Học sinh trả lời được câu hỏi ở SGK. Biết 1 số cách bắt cá. Biết ích lợi của cá. Cách tiến hành: Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ở SGK. 1 em hỏi, 1 em trả lời. Bước 2: Trình bày. Bước 3: Cả lớp suy nghĩ. Người ta dùng gì để bắt cá trong hình 53? Con biết những cách nào để bắt cá? Con biết những loại cá nào? Con thích ăn những loại cá nào? Ăn cá có lợi gì? Kết luận: Có nhiều cách bắt cá như câu, lưới. Ăn cá có rất nhiều ích lợi, tốt cho sức khỏe, giúp xương phát triển. Hoạt động 3: Thi vẽ cá. Phương pháp: thực hành. Mục đích: Học sinh củng cố hiểu biết về các bộ phận của con cá, gọi tên được con cá mà mình vẽ. Cách tiến hành: Cho học sinh vẽ con cá mà mình thích vào vở bài tập. Kết luận: Tuyên dương các em vẽ đẹp và nêu đúng tên các bộ phận của cá. Củng cố: Trò chơi: Câu cá. Chia thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn lên tham gia chơi. Từng em lên câu xong chuyền cho em khác, kết thúc bài hát đội nào câu nhiều sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Chăm sóc, bảo vệ cá. Chuẩn bị: Con gà. Hát. Hoạt động lớp, nhóm. Học sinh quan sát con cá. Từng nhóm lên trình bày. Nhóm khác bổ sung. Hoạt động lớp. Học sinh trình bày. … câu, lưới. … lóc, trê, nục, …. … nhiều chất đạm. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh vẽ. Học sinh giới thiệu về con cá của mình. 2 đội cử đại diện lên câu cá. Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2009 . Tập đọc CÁI NHÃN VỞ (Tiết 1) Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Cái nhãn vở. Tìm được tiếng có vần ang – ac ngoài bài. Luyện đọc các từ ngữ: nhãn vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu. Giữ gìn sách vở cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa, SGK. Học sinh: SGK. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Đọc bài: Tặng cháu. Bác Hồ tặng vở cho ai? Bác mong cá cháu làm việc gì? Nhận xét, ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu: Tranh vẽ gì? Học bài: Cái nhãn vở. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên đọc mẫu. Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn. Đoạn 1: Bố cho … nhãn vở. Đoạn 2: Phần còn lại. Hoạt động 2: Ôn vần ang – ac. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, động não. Tìm tiếng trong bài có vần ang – ac. Phân tích tiếng vừa tìm được. Tìm tiếng ngoài bài có vần ang – ac. Giáo viên ghi nhanh lên bảng. Nhận xét tiết học. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc. Học sinh nêu. Em bé đang ngồi viết nhãn vở. Hoạt động lớp. Học sinh dò. Học sinh luyện đọc cá nhân từ ngữ. Luyện đọc câu. + Mỗi câu 1 học sinh đọc. + Mỗi câu 1 bàn đọc. Luyện đọc đoạn. Đọc cả bài. Hoạt động lớp. … giang, trang. Học sinh thảo luận và nêu. Học sinh đọc các tiếng đúng: cây bàng, cái thang, càng cua, các bạn, bác cháu, rác, …. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Phương pháp: trực quan, động não, thực hành. Giáo viên đọc mẫu lần 2. Đọc đoạn 1. Bạn Giang viết những gì lên vở? Đọc đoạn 2. Bố Giang khen bạn ấy thế nào? Đọc cả bài. Nhãn vở có tác dụng gì? Thi đọc trơn toàn bài. Nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Làm nhãn vở. Phương pháp: trực quan, làm mẫu, thực hành. Cô sẽ hướng dẫn các em cắt 1 nhãn vở có kích thước tùy ý. Giáo viên làm mẫu. + Trang trí. + Viết những điều cần có lên nhãn vở. Giáo viên ghi điểm những nhãn đẹp. Củng cố: 2 học sinh đọc lại bài. Nhận xét tiết học. Dặn dò: Về nhà đọc lại bài, làm cái nhãn vở. Chuẩn bị: Bài Thỏ và Rùa. Hoạt động lớp. 2 học sinh đọc. Trên trường, lớp, họ và tên của bạn, năm học. 2 học sinh đọc. Bạn đã tự viết được nhãn vở. Học sinh đọc. Học sinh nêu. Chia 2 đội, cử 4 học sinh lên tham gia. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh tự làm. Dán lên bảng. Nhận xét. Học sinh đọc. Kể chuyện RÙA VÀ THỎ Mục tiêu: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của giáo viên kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết biến đổi giọng để thể hiện được vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện. Trong cuộc sống không được chủ quan, kiêu ngạo. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa Rùa và Thỏ. Mặt nạ Rùa và Thỏ. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện Rùa và Thỏ. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện. Phương pháp: trực quan, kể chuyện. Giáo viên kể lần 1 toàn câu chuyện. Kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh. Hoạt động 2: Kể từng đoạn theo tranh. Phương pháp: trực quan, kể chuyện, đàm thoại. Giáo viên treo tranh. Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa? Kể lại nội dung tranh 1. Tương tự với tranh 2. Hoạt động 3: Kể toàn chuyện. Phương pháp: đóng vai, kể chuyện. Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. Cho các nhóm lên diễn. Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. Phương pháp: động não, đàm thoại. Vì sao Thỏ thua Rùa? Qua câu chuyện này khuyên các em điều gì? Giáo viên chốt ý, giáo dục: Không nên học như bạn Thỏ, nên học theo bạn Rùa, phải luôn kiên trì và nhẫn nại. Củng cố: 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện. Em học tập gương bạn nào? Vì sao? Nhận xét. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người ở nhà cùng nghe. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh lắng nghe. Ghi nhớ các chi tiết của chuyện. Hoạt động lớp. Học sinh quan sát. Rùa đang cố sức tập chạy. Chậm như Rùa. 2 học sinh kể. Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm. Học sinh đeo mặt nà phân vai: Người dẫn, Thỏ, Rùa. Học sinh lên diễn. Lớp nhận xét. Hoạt động lớp. Vì Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn. Học sinh nêu. Môn : Thủ công CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 2) I.Mục tiêu: -Giúp HS kẻ được hình chữ nhật. -Cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách. II.Đồ dùng dạy học: -Chuẩn bị tờ giấy màu hình chữ nhật dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô. -1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn. -Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách. Gọi học sinh nhắc lại lần nữa. Hướng dẫn học sinh thực hành cắt và dán vào vở thủ công. Dặn học sinh ướm thử cho vừa số ô trong vở thủ công, tránh tình trạng hình chữ nhật quá lớn không dán được vào vở thủ công. Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng. Học sinh thực hành kẻ, cắt và dán vào vở thủ công. Giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp đỡ các em yếu, giúp các em hoàn thành sản phẩm tại lớp. 4.Củng cố: Thu vở, chấm một số em. 5.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng.. Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ d

File đính kèm:

  • doctuan 25(1).doc
Giáo án liên quan