Giáo án Tập đọc 1 tuần 27

Giáo án: TẬP ĐỌC

 Giáo viên dạy: TRẦN THỊ THU BÍCH

Tiết 14- Tuần 27

I.MỤC TIÊU:

 -Học simh đọc trơn cả bài:

 +Phát âm đúng các tiếng: có âm “ l” : Lần nào, luôn luôn

 : Và từ khó : về phép, vững vàng

 +Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ

 -On các vần: oan, oat.

 Tìm được tiếng, nói được câu chứa các vần: oan, oat

 -Hiểu các từ ngữ: đảo xa, vững vàng

 Và các câu trong bài

 +Hiểu đựơc nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em.

 +Biết hỏi-đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố.

 +Học thuộc lòng bài thơ.

II.CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: -Tranh vẽ minh họa ( Luyện nói )

 -Bảng nam châm + mẫu chữ

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 1 tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ HIỆP Giáo án: TẬP ĐỌC Giáo viên dạy: TRẦN THỊ THU BÍCH Tiết 14- Tuần 27 I.MỤC TIÊU: -Học simh đọc trơn cả bài: +Phát âm đúng các tiếng: có âm “ l” : Lần nào, luôn luôn : Và từ khó : về phép, vững vàng +Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ -On các vần: oan, oat. Tìm được tiếng, nói được câu chứa các vần: oan, oat -Hiểu các từ ngữ: đảo xa, vững vàng Và các câu trong bài +Hiểu đựơc nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em. +Biết hỏi-đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố. +Học thuộc lòng bài thơ. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: -Tranh vẽ minh họa ( Luyện nói ) -Bảng nam châm + mẫu chữ III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Khởi động: Hát: Cả nhà thương nhau a/ Kiểm tra bài cũ: Ngôi nhà Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi: -Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ: +Nhìn thấy gì? +Nghe thấy gì? +Ngửi thấy gì? -1học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích. Vì sao em thích ? -Viết bảng: xao xuyến, lảnh lót. Giáo viên nhận xét phần kiểm tra bài cũ b/Giới thiệu bài: Bố mẹ là người nuôi chúng ta khôn lớn. Ngoài tình cảm của người mẹ, thì người bố cũng rất thương yêu chúng ta. Một bạn nhỏ có bố là bộ đội ở đảo xa, nhớ con, bố đã gởi cho bạn rất nhiều quà. Vậy chúng ta hãy xem bố đã gởi những quà gì về cho bạn nhỏ ấy nhé! Qua bài tập đọc hôm nay: Quà của bố. 2.Phát triển bài: Hoạt động 1: a/ Luyện đọc tiếng, từ: -Giáo viên đọc mẫu lần một ( Giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở khổ thơ thứ 2 khi đọc các từ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn). -Chia tổ tìm tiếng, từ khó: +Tổ 1: Tìm tiếng, từ có vần: uôn +Tổ 2: Tìm tiếng, từ có vần: ân, ao +Tổ 3: Tìm tiếng, từ có vần: ep +Tổ 4: Tìm tiếng, từ có âm “ v :” đứng đầu Giáo viên gạch chân các từ: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng. Giáo viên gọi lần lượt từng cá nhân đọc các từ khó.Sau đó 1 học sinh đọc cả 4 từ-đồng thanh b/Luyện đọc câu, đoạn: -Học sinh xác định câu ( khổ thơ ) -Giáo viên đánh số câu và hỏi học sinh: +Bài thơ có mấy câu? +Mỗi câu có mấy dòng thơ? -Giáo viên chỉ thứ tự từng dòng – Học sinh đọc thầm. Sau đó giáo viên chỉ tiếng đầu của mỗi dòng thơ – Học sinh đọc thành tiếng cả dòng thơ. .Mỗi dòng thơ 2 học sinh đọc- lần lượt đến hết. .Học sinh đọc từng câu-Đọc nối tiếp theo thứ tự ( kiểm tra tránh giá đọc vẹt) -Học sinh đọc không theo thứ tự.( Gíao viên nhận xét, ghi điểm) -Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn: +Đọc 4 dòng thơ đầu +Đọc 4 dòng thơ kế tiếp +Đọc 4 dòng thơ cuối -Thư giãn: Học sinh tìm và hát những bài hát nói về bố: Cho con, bố là tất cả, cha yêu… -Hai học sinh đọc đồng thanh toàn bài. Hoạt dộng 2: ôn các vần: oan, oat. a/Giáo viên nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng có vần: oan -Học sinh tìm nhanh tiếng trong bài có vần: oan ( ngoan )-Cá nhân đọc: ngoan -Giáo viên đính bảng vần: oan – Học sinh đọc -Giáo viên đính vần: oat _ Học sinh đọc ðVần cần ôn là vần: oan, oat b/Giáo viên nêu yêu cầu 2: Nói câu chứa tiếng có vần: oan, vần oat -Học sinh quan sát tranh, đọc theo mẫu: Chúng em vui liên hoan. Chúng em thích hoạt động. -Học sinh xác định tiếng mang vần oan ( hoan ), vần oat ( hoạt ) -Học sinh thi nói đối đáp câu chứa vần oan, vần oat Lưu ý: Nói thành câu là nói trọn nghĩa để ngừơi khác hiểu được. Ví dụ: -Vần oan: Máy bay đang hạ cánh ngoài giàn khoan. Bạn Loan học giỏi toán. -Vần oat: Em thích xem phim hoạt hình. Bạn Yến đoạt giải nhất cuộc thi vở sạch chữ đẹp. 3.Nhận xét-dặn dò: TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ HIỆP GIÁO ÁN: TẬP ĐỌC- LỚP 1 Bài : TRƯỜNG EM ( Tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1-Học sinh đọc trơn cả bài. - Phát âm đúng các tiếng- từ có vần “ ương, ai, ay” : Trường học , dạy em, điều hay,mái trường, - Và từ khó : Thân thiết , những - Biết nghỉ hơi khi gặp dấu phẩy và ngắt hơi khi gặp dâu chấm. 2 -Ôn các vần: ai ,ay. Tìm được tiếng, nói được câu chứa các vần: ai, ay 3 -Hiểu các từ ngữ: Ngôi nhà thứ hai , thân thiết. -Hiểu đựơc nội dung bài - Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh .Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường - Biết hỏi-đáp tự nhiên, hồn nhiên về trường - lớp của em. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: -Tranh vẽ minh họa ( Luyện nói ) -Bảng nam châm + mẫu chữ III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Khởi động a/ Mở đầu : Gv giới thiệu giai đoạn luyện đọc , viết, nghe theo chủ điểm, kết hợp giới thiệu cách trình bày nội dung bài Tập đọc ở SGK. b/ Giới thiệu bài: GV: Giới thiệu tranh Trường em . Hướng dẫn HS quan sát và khai thác nội dung tranh giới thiệu bài. 2.Phát triển bài: A/Hoạt động 1: Luyện đọc a/ Luyện đọc tiếng, từ: GV : Đọc mẫu lần một ( Giọng chậm rãi, tình cảm, nhẹ nhàng.) Chia tổ tìm tiếng, từ ngữ khó: +Tổ 1: Tìm tiếng, từ có vần: ương +Tổ 2: Tìm tiếng, từ có vần: ai +Tổ 3: Tìm tiếng, từ có vần: ay +Tổ 4: Tìm tiếng, từ có âm : gi GV : gạch chân các từ ngữ : Trường học , thứ hai, cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường. HS : Đọc kết hợp phân tích : CN - ĐT b/Luyện đọc câu HS : Xác định câu : 5 câu GV: Đánh số ở vị trí đầu câu. GV: Chỉ thứ tự từng chữ ở mỗi câu. Sau đó chỉ tiếng đầu của mỗi câu. HS : Đọc thầm - đọc thành tiếng cả câu. GV: - Luyện từ khó : Thân thiết , những - Luyện câu khó : Ở trường có cô giáo hiền như mẹ/ có nhiều bạn bè thân thiết như anh em. HS : Đọc nối tiếp theo thứ tự - Đọc không theo thứ tự. c/ Luyện đọc đoạn * Luyện đoạn trước lớp : - HS : Đọc nối tiếp từng đoạn * Luyện đoạn trong nhóm : Luyện theo nhóm 3 ở đoạn 2 d/ Thi đọc giữa các nhóm : Nhóm cử CN thi đọc e/ Đọc đồng thanh : cả lớp. B/ Hoạt dộng 2: Ôn các vần: ai, ay. GV : Nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng có vần: ai - ay HS : Tìm nhanh tiếng trong bài có vần: ai- ay( hai, mái, dạy, hay) - Phân tích và đọc GV : đính bảng vần: ai – ay . HS : đọc C/ Hoạt Động 3: Nói câu chứa tiếng có vần: ai, vần ay GV : Nêu yêu cầu 2: HS : quan sát tranh, đọc theo mẫu: Tôi là máy bay chở khách. Tai để nghe bạn nói. HS : Xác định tiếng mang vần ai ( tai ), vần ay ( máy bay) HS : thi nói đối đáp câu chứa vần ai, vần ay. Lưu ý: Nói thành câu là nói trọn nghĩa để ngừơi khác hiểu được. GV nhận xét tuyên dương . -Thư giãn: Hát : Hôm qua em tới trường TIẾT 2 A/ Hoạt Động 1 : Tìm hiểu bài HS mở SGK đọc thầm - đọc thành tiếng. HS : đọc nối tiếp câu - theo đoạn - toàn bài : CN - CL HS : Khá đọc từng đoạn 1 , 2 .Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi : Trong bài trường học là gì ? Trường học là ngôi nhà của em ,vì ? GV :Giảng kết hợp giải nghĩa từ khó : Ngôi nhà thứ hai ,Thân thiết , những điều hay GV : Nêu giọng đọc và đọc mẫu HS : Thi đua đọc diễn cảm : 2-3 HS - Gv nhận xét ghi điểm. B/ Hoạt Động 2 : Luyện nói HS : Quan sát tranh và trả lời : Hai bạn HS đang nói chuyện nhau . GV: Yêu cầu HS đọc câu chủ đề : hỏi nhau về trường ,lớp. GV: Giải thích - làm mẫu. HS : Thảo luận : Đôi bạn - Sau đó từng cặp lên nói. GV: Nhận xét - Tuyên dương. C/ Hoạt Động 3 : Luyện tập GV: Nêu y/c Tìm tiếng , từ ngoài bài có vần : ai , ay GV: Giới thiệu tranh Con nai - máy bay HS : Xác định và viết tiếng có chứa vần ai , ay vào bảng con - đọc. 3: Củng cố GV: Gọi Hs xung phong đọc lại bài Tập đọc - ghi điểm. GDTT : Biết yêu trường lớp . Nhận xét tiết học . TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ HIỆP GIÁO ÁN TOÁN 1 BÀI : ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG ( Tiết 69 ) I -Mục tiêu : 1) Nhận biết được khái niệm" điểm" và "đoạn thẳng" 2) Bước đầu biết kẻ được các đoạn thẳng từ 2 điểm cho trước 3) Biết đọc tên các đoạn thẳng II -Chuẩn bị : GV : Phấn màu , thước dài , dây HS : Bút chì , thước kẻ, dây..... III - Hoạt động dạy học: 1) Khởi động: + KTBC : Nhận xét bài kiểm tra tiết trước. + Giới thiệu bài : Điểm - Đoạn thẳng 2) Phát triển bài: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu "điểm" - HS -GV cùng thực hiện : Dùng phấn màu chấm lên bảng . Đây là cái gì ? (Đây là một dấu chấm; một dấu chấm tròn; một điểm...) Chốt : Đó chính là "điểm" .Để kí hiệu về điểm người ta dùng các chữ cái in hoa - GV viết chữ A và đọc là điểm A - HS đọc : Điểm A. : ĐT - HS chấm thêm 1 điểm bên cạnh viết điểm B - Đọc: Điểm Bê : ĐT - GV giới thiệu cách đọc 1 số điểm : C (xê) , D ( đê), M ( em mờ) , N( en nờ)...... b/ Hoạt động 2 : Giới thiệu về đoạn thẳng - GV và HS cùng thực hiện : Căng sợi dây trước mặt . Chốt : Đây là đoạn thẳng - HS đọc ý vừa chốt : ĐT - HS : Nối điểm A với điểm B ( Bcon ) - GV : Nhận xét cách nối - Và thực hiện -kết luận : Đây là đoạn thẳng AB - GV nhấn mạnh : Nối thẳng hai điểm lại thì ta được một đoạn thẳng. Khi đọc đoạn thẳng ta đọc các điểm theo thứ tự các chữ cái - GV- HS đọc : Đoạn thẳng AB c / Hoạt động 3: Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng - GV làm mẫu - HS quan sát Bước1: Dùng bút chấm một điểm rồi chấm một điểm nữavào tờ giấy .Đặt tên cho từng điểm .(Ví dụ : Điểm thứ nhất là A và điểm thứ hai là B) Bước 2: Dùng thước thẳng, đặt mép thước qua hai điểm vừa vẽ , tay trái giữ mép thước cố định , tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B . Lưu ý : Ta phải kẻ từ điểm thứ nhất (điểm bên trái) sang điểm thứ hai (điểm bên phải) , không kẻ ngược lại Bước 3: Nhấc bút lên trước rối nhấc nhẹ thước ra, ta đã có một đoạn thẳng AB * Thư giãn : Trò chơi : Dài -Ngắn -Cao -Thấp d / Hoạt động 4 : Luyện tập: Bài 1 / SGK : Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng - HS xác định yêu cầu - Làm miệng + Điểm C, điểm D - Đoạn thẳng CD + Điểm M, điểm N - Đoạn thẳng MN + Điểm A, điểm B - Đoạn thẳng AB + Điểm P, điểm Q - Đoạn thẳng PQ - GV nhận xét ghi điểm Bài 2 /VBT : Dùng thước thẳng và bút để nối thành đoạn thẳng : - HS : Đọc yêu cầu đề bài - GV : Lưu ý vẽ sao cho thẳng , không chệch các điểm . Có thể đặt tên cho các điểm - HS : Làm vở bài tập - bảng lớp - GV : Kiểm tra - Sửa bài - nhận xét. 3/ Củng cố : - Trò chơi . "Tiếp sức làm toán" - Hai đội thi đua: Xác định số đoạn thẳng có trong mỗi hình vẽ và ghi vào ô trống - Nhận xét kết quả - HS nêu tên đoạn thẳng của một hình vẽ bất kì 4/ Dặn dò : Làm bài tập 1 , 3 / 73 và chuẩn bị bài Độ dài đoạn thẳng Nhận xét tiết học GIÁO ÁN TOÁN 1 BÀI : GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I -Mục tiêu : - Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn . - Tìm hiểu bài toán : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Giải bài toán : +Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết + Cách trình bày bài giải (Nêu câu trả lời , phép tính để giải bài toán và đáp số ) + Các bước tự giải bài toán có lời văn. II -Chuẩn bị : GV : Tranh vẽ phục vụ KTBC , Bài toán , bài tập 3 - Trò chơi củng cố HS : VBT III - Hoạt động dạy học 1/ Khởi động : Hát : Ta tập đếm a- Kiểm tra : 1 HS lên bảng Sửa bài 3/15 GV : Gắn cành trên 4 con chim cành dưới 3 con chim Cả lớp quan sát và đặt đề toán b- Giới thiệu bài 2) Phát triển bài: a/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu bài toán : Mục đích : Giúp HS nắm được đề thực hiện tóm tắt một bài toán giải HS quan sát tranh và 2HS đọc đề toán - Kết hợp nêu yêu cầu cà lớp làm việc : - Bài toán cho biết những gì ? Bài toán hỏi gì ? GV kết hợp viết tóm tắt bài toán trên bảng : Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Hỏi : .....con gà ? HS đọc lại phần tóm tắt b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn giải toán Mục đích : Giúp HS nắm được cách giải một bài toán Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ? HS nêu phép` tính - Gv lưu ý ( lấy 5 cộng 4 bằng 9 - Như vậy nhà An có tất cả 9 con gà ) HS nhắc lại. c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bài giải bài toán Mục đích : Giúp HS nắm được các bước khi thực hiện một bài toán giải GV nêu các bước giải bài toán như sau : * Ghi bài giải * Viết câu lời giải : - Muốn viết câu trả lời ta dựa vào đâu ? ( Dựa vào câu hỏi bài toán ) - HS nêu câu lời giải * Viết phép tính - HS nêu phép tính ( 5 + 4 = 9 ( con gà ) Lưu ý : Viết phép tính sao cho chữ cái đầu tiên của phép tính thẳng cột với chữ thứ 2 của câu trả lời . Và 9 chỉ 9 con gà tìm được do thực hiện phép cộng 5 + 4 = 9 nên " con gà " được viết trong dấu ngoặc đơn . Vài HS đọc lại bài giải . Chốt lại các bước giải bài toán như đã hướng dẫn . Thư giãn : Hát d/ Hoạt động 4 : Luyện tập /VBT Mục đích : Vận dụng các kiến thức : xác định đề - cách thực hiện bài giải toán Bài 1 : Đọc bài toán - Gv hướng dẫn Hs đọc tóm tắt và dựa vào phần tóm tắt đọc đề toán - Sau đó khai thác đề : Bài toán cho biết gì ? - bài toán hỏi gì ? muốn biết cả hai bạn ta làm thế nào HS làm miệng : - Gv nhận xét sửa sai HS nêu lại các bước viết bài giải bài toán Bài 2 / : HS đọc đề - - Chia lớp thành 4 nhóm - Thảo luận viết tóm tắt và thực hiện các bước bước giải viết vào giấy khổ lớn Nhận xét - Tuyên dương Bài 3 / HS đọc đề toán - GV giúp HS xác định yêu cầu đề : - Quan sát tranh vẽ và Dựa vào tranh vẽ hoàn thành bài toán - Bước 1 : .Thực hiện yêu cầu bằng miệng - Bước 2 : HS thực hiện vào VBT - bảng lớp Nhận xét bài b/ Hoạt động 5 : Củng cố Mục đích : Củng cố các bước Thực hiện giải toán - Trò chơi . "Tiếp sức làm toán" - Gv chuẩn bị sẵn phần tóm tắt : Có : 5 hình vông Thêm : 4 hình vuông Có tất cả : .... hình vuông ? Và các băng giấy : Bài giải - Có tất cả là : , 5 + 4 = 9 ( hình vuông ) , Đáp số : 9 hình vuông - HS cử 8 bạn chia làm 2 đội thi bốc và xếp để hoàn thành các bước giải đúng 4/Tổng kết -Dặn dò : Chuẩn bị bài Xăngtimet - Đo độ dài -----------------------------------o0o-------------------------------------- PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA HIỆP Giáo án sinh hoạt Chuyên đề/Cụm GIÁO ÁN Môn: TẬP ĐỌC /1 Bài: MẸ VÀ CÔ. Tuần: 26 Mục tiêu: + Đọc đúng và thuộc lòng bài thơ. Đọc các từ ngữ: lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton Ngắt nghỉ đúng hơi , sau mỗi dòng thơ + Ôn các vần uôi, ươi – Nói được câu chứa tiếng mang vần uôi, ươi. + Thấy được tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé + Hiểu các từ ngữ lon ton, sà vào. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽSGK – phục vụ luyện nói. Hoạt động dạy học: 1/.Khởi động: + KTBC: Mưu chú Sẻ. Gọi HS đọc bài và TLCH / SGK ( đối với HS khá giỏi )- Hoặc tìm tiếng mang vần uôn – uông trong bài –ngoài bài ( đối với HS yếu ) 1 HS đọc đoạn em thích ? Vì sao em thích ? - Viết bảng: nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. + Bài mới: Giới thiệu bài HS quan sát và nêu nội dung tranh GV : Giới thiệu bài và ghi tựa 2/. Phát triển bài: GV đọc mẫu lần 1 (đọc diễn cảm) “ 2 & chỉ bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc a/ Luyện đọc tiếng từ Chia dãy tìm tiếng, từ khó. Dãy A Tìm tiếng, từ mang âm l Dãy B Tìm tiếng, từ mang vần ăt Dãy C Tìm tiếng, từ mang vần ăn GV gạch chân các từ: lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton Giảng từ : lon ton ( dáng đi, dáng chạy của trẻ, nhanh nhảu , vội vàng với những bước ngắn liên tiếp ) VD Thằng bé chạy lon ton ra đón mẹ . GV gọi HS lần lượt đọc một số từ & phân tích. : CN - CL b/ Luyện đọc câu. GV: Bài này có 2 khổ thơ -Mỗi khổ thơ có mấy dòng ? -Bài thơ có bao nhiêu dòng ? - Đánh số thứ tự từng dòng. - Chỉ thứ tự từng dòng - HS đọc thầm GV chỉ tiếng đầu của mỗi dòng thơ - HS đọc thành từng tiếng cả dòng thơ lần lươt cho đến hết. . . (Mỗi dòng thơ gọi 2 HS đọc & kiểm tra đọc vẹt HS đọc nối tiếp từng dòng theo thứ tự (kiểm tra đọc vẹt) HS đọc không theo thứ tự từng dòng thơ - GV nhận xét C/ Luyện đọc đoạn: (khổ thơ) HS đọc từng khổ thơ 2 HS đọc 4 dòng thơ đầu 2 HS đọc 4 dòng thơ cuối (k/tra đọc vẹt) Đọc nối tiếp từng khổ thơ. Luyện đọc bài: 2 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh ***Thư giãn. Hát bài: Cô giáo như mẹ hiền. *Hoạt động 2: Ôn các vần uôi - ươi. a/ GV nêu yêu cầu: Tìm tiếng trong bài có vần uôi (buổi) cá nhân đọc. b/ GV nêu yêu cầu: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôi - ươi Trò chơi Hái nấm HS cầm thẻ từ gắn theo uôi - ươi c/ GV nêu yêu cầu: nói câu chứa tiếng có vần uôi - ươi HS quan sát tranh - Đọc theo mẫu Dòng suối chảy êm ả - Những bông hoa tươi thắm HS xác định tiếng mang vần uôi (suối); ươi (tươi) Thảo luận nhóm đôi (2’) Dãy thi đua nói – đối đáp thành câu chứa tiếng mang vần uôi - ươi GV tổng hợp kết quả - nhận xét TIẾT 2 3.Tìm hiểu bài SGK: hướng dẫn HS quan sát tranh GV: đọc mẫu 1 HS đọc cả bài Khổ 1: 2 HS đọc Buổi sáng bé làm gì ? (Bé chào mẹ, chạy tới ôm cổ cô) Buổi chiều bé làm gì ? (Bé chào cô rồi sà vào lòng mẹ) Gỉang từ sà : ngã vào , lăn vào một cách thích thú. Khổ 2: 2 HS đọc Hai chân trời của bé là ai và ai ? (là mẹ và cô giáo) GV chốt cả bài : Tình cảm của bé đối với mẹ và cô giáo 4. Luyện đọc lại GV gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ HS đọc cả bài (GV nhận xét - ghi điểm) * Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng : GV lần lượt xóa các tiếng trong bài – chỉ giữ lại tiếng đầu câu. HS : Đọc thuộc lòng : từng câu – khổ thơ – cả bài Nhận xét - ghi điểm. 5. Luyện nói: Đề tài: Tập nói lời chào Gọi HS đóng vai bé & Mẹ, bé & cô HS đóng vai bé: nói lời chia tay với mẹ trước khi vào lớp “ : nói lời chào cô giáo khi về nhà (có thể mẹ, cô đáp lại lời chào của bé) GV khuyên khích nói những câu khác.. . .) Nhận xét - tuyên dương. 6. Củng cố: Thi đọc diễn cảm - nhận xét. 7. Dặn dò - GV nhận xét tiết học -----------------xXx------------------ PHÒNG GIÁO DỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA HIỆP Giáo án Báo cáo/ChĐ GIÁO ÁN Môn: TOÁN / 1 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG Tiết: 90 - Tuần: 23 I- MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Đọc, viết, đếm các số đến 20 - Phép cộng trong phạm vi 20 - Giải toán có lời văn. II- CHUẨN BỊ: GV: 40 thẻ số : từ 1 - 20. Kẻ sẵn bảng (BT1) - bài tập củng cố Trò chơi : Mèo uống sữa (BT2) HS : Vở Bài tập III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Khởi động: * KTBC: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - 2hs vẽ đoạn thẳng có độ dài : 8 cm , 10 cm - Sữa bài về nhà bài 2 / 123 - bảng con : viết 7 cm , 6 cm theo 2 dãy * Giới thiệu bài : Luyện tập chung. 2/. Phát triển bài: a/ Hoạt động 1: Rèn kỹ năng đọc, viết, đếm các số Bài tập 1 :Xác định yêu cầu: Điền số thích hợp từ 1 - 20 Hình thức : Trò chơi Tiếp sức. - GV : chia lớp thành 2 dãy - phát thẻ số ( không theo thứ tự ) - Hướng dẫn cách điền : Dãy A điền theo chiều ngang -Dãy B điền theo chiều dọc - HS : Đọc số và điền lần lượt theo yêu cầu của đề Nhận xét kết quả - HS : Đọc số Từ 1 - 20 , và ngược lại b/ Hoạt động 2 : Rèn kỹ năng giải toán có lời văn Bài tập 3 : HS đọc đề bài - Xác định yêu cầu : ? Bài toán cho biết gì ? ? Bài toán hỏi gì ? - GV hướng dẫn tóm tắt : - bút xanh : 12 cái bút - bút đỏ : 3 cái bút - Có tất cả : ? cái bút HS làm vào vở - bảng lớp GV sữa bài - nhận xét. Mở rộng lời giải Thư giãn : hát bài Em tập đếm C/ Hoạt động 3 : Rèn kỹ năng cộng trong phạm vi 20 Bài tập 2 : Điền số thích hợp vào ô trống Hình thức : Trò chơi : Mèo uống sữa - GV chia lớp thành 6 nhóm và phát số và phiếu bài tập - HS : Điền kết quả tương ứng với phép tính. . . Nhận xét kết quả : 6 nhóm cử đại diện kiểm tra chéo _ Gv tổng kết ghi điểm - HS : Đọc lại kết quả theo phép cộng VD 11 + 2 = 13 Bài tập 4 : Xác định yêu cầu của đề bài - GV hướng dẫn mẫu - HS làm vào vở GV chấm bài - nhận xét. 3/. Củng cố: Nối số thích hợp với phép tính đúng Dãy A Dãy B 16 15 15 + 1 16 12 + 3 15 + 1 18 12 + 3 14 + 4 18 15 14 +4 Mỗi dãy cử 3 hs tham gia thi tiếp sức. 4/ Dặn dò - : về nhà chuẩn bị bài - nhận xét tiết học ………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctap doc tiet 14 tuan 27.doc
Giáo án liên quan