A. MỤC TIÊU: Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
- Viết: Viết đúng ngữ pháp, sử dụng vốn từ phù hợp để viết được đoạn văn kể chuyện.; Bước đầu nhận biết cách viết một đoạn văn trong bài kể chuyện.
- Nói: Trình bày đoạn văn qua sơ đồ tóm tắt, mạng ý nghĩa
- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (biết yêu thương, giúp đỡ mọi người); văn hóa ứng xử và văn hóa đọc sách.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu thông tin KWL (Know – Want – Learn)
- Clip khởi động Cùng nắm tay nhau
- Slide trình chiếu các hoạt động trong giờ học.
- Bảng phụ: học sinh viết đoạn văn; các bảng nhóm nhỏ
- Phiếu thực hiện bài tập
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Bài: Đoạn làm văn trong bài kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4
BÀI ĐOẠN VĂN TRONG BÀI KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU: Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
- Viết: Viết đúng ngữ pháp, sử dụng vốn từ phù hợp để viết được đoạn văn kể chuyện.; Bước đầu nhận biết cách viết một đoạn văn trong bài kể chuyện.
- Nói: Trình bày đoạn văn qua sơ đồ tóm tắt, mạng ý nghĩa
- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (biết yêu thương, giúp đỡ mọi người); văn hóa ứng xử và văn hóa đọc sách.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu thông tin KWL (Know – Want – Learn)
- Clip khởi động Cùng nắm tay nhau
- Slide trình chiếu các hoạt động trong giờ học.
- Bảng phụ: học sinh viết đoạn văn; các bảng nhóm nhỏ
- Phiếu thực hiện bài tập
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho học sinh hát và làm theo bài hát Cùng nắm tay nhau
- Các sự việc nào nhắc trong bài?
- Các sự việc trong bài hát được tóm tắt. Cũng như trong câu chuyện, có thể tóm tắt thành chuỗi sự việc. Đó là nội dung bài cũ, ta gọi là gì?
- HS thực hiện
Vỗ cái tay; Quàng cái vai; Đấm lưng; Giơ hai tay.
Cốt truyện
2. Hoạt động 2: Bài cũ
Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt cốt truyện và đoạn văn trong câu truyện
Phương pháp: Trắc nghiệm, tranh luận.
HS quan sát hai mẫu và tranh luận giải thích đâu là cốt truyện, đâu là đoạn văn trong câu truyện.
3. Hoạt động chuyển tiếp: Phiếu thông tin
Mục tiêu: Giúp học sinh được rèn kĩ năng tư duy, nói lên hiểu biết ban đầu của mình và nêu thắc mắc của em.
Phương pháp: Tự luận
HS điền phiếu thông tin:
+ Em hiểu đoạn văn như thế nào? (K)
+ Em muốn biết thêm điều gì để viết đoạn văn trong bài kể chuyện? (W)
4. Hoạt động 3:
a. Xây dựng cốt truyện
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm khái niệm câu chuyện và kĩ năng nhận biết đoạn văn
GV yêu cầu HS nêu các sự việc trong bài Những hạt thóc giống
Rút ra ghi nhớ
Hs thảo luận nhóm
HS rút ra ghi nhớ
b. Viết đoạn văn trong bài kể chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh
Viết đúng ngữ pháp, sử dụng vốn từ phù hợp để viết được đoạn văn kể chuyện.
Nói: Trình bày đoạn văn bằn sơ đồ tóm tắt
Phương pháp: thuyết trình, vẽ sơ đồ, thực hành
HS đọc câu chuyện chưa hoàn chỉnh 1 đoạn
Xây dựng mạng ý nghĩa tìm ý.
Trao đổi trong nhóm và bổ sung
HS trình bày miệng đoạn văn dựa vào tóm tắt ý.
HS viết vào phiếu và trao đổi cặp đôi
HS trao đổi trong nhóm, giới thiệu bài viết hay.
c. Viết phiếu thông tin: em đã học gì từ bài học hôm nay?
Mục tiêu: Giúp học sinh tóm tắt những ý chính em học được. Rèn kĩ năng tư duy sắp xếp ý, gợi nhớ.
HS điền vào phiếu (L)
5. Hoạt động 4: Củng cố
a. Giáo dục tư tưởng, rèn kĩ năng giao tiếp văn hóa trong ứng xử.
- 2 HS hỏi đáp sắm vai đối đáp hai nhân vật cô bé và bà tiên thể hiện phép lịch sự.
b. Giáo dục văn hóa đọc
Giáo viên nhắc Hs muốn viết hay phải chăm đọc sách mở rộng vốn từ.
- HS xem slide các sách đáng xem nên tìm đọc.
6, Hoạt động 5: Dặn dò
Phiếu học tập
K ( KNOW)
Những điều
em đã biết
W ( WANT)
Những điều
em muốn biết
L ( LEARN)
Những điều em
đã học được
sau bài học
File đính kèm:
- giao_an_tap_lam_van_lop_4_bai_doan_lam_van_trong_bai_ke_chuy.docx