Tập đọc
Bài: Hồ Gươm. (T118)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “ bầu dục, khổng lồ, xum xuê, cổ kính, gò”.
- Thấy được: Vẻ đẹp của Hồ Gươm, một thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ươm / ươp”, các từ “ long lanh, lấp ló, xum xuê, thê húc, giữa, cổ kính”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi.
- Nói câu chưa tiếng có vần ươm/ ươp.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt 1 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Bài: Hồ Gươm. (T118)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “ bầu dục, khổng lồ, xum xuê, cổ kính, gò”.
- Thấy được: Vẻ đẹp của Hồ Gươm, một thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ươm / ươp”, các từ “ long lanh, lấp ló, xum xuê, thê húc, giữa, cổ kính”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi.
- Nói câu chưa tiếng có vần ươm/ ươp.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Hai chị em.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- có 6 câu.
-Luyện đọc tiếng, từ: “ long lanh, lấp ló, xum xuê, thê húc, giữa, cổ kính”. GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “ bầu dục, khổng lồ, xum xuê, cổ kính, gò”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ươm” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ươm/ ươp” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Nếu không đủ thời gian có thể bỏ phần này:
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- quan sát tranh, nói theo mẫu.
- em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Hồ Gươm.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc câu 1.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Gọi HS đọc câu 2.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài văn miêu tả vể đẹp của Hồ Gươm ở Hà Nội, thủ đô của nước ta…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2;3 em đọc.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- Gọi HS nêu câu hỏi 3- treo tranh vẽ của câu hỏi 3.
- nêu yêu cầu của bài, sau đó đọc tên các bức tranh, và đọc các câu văn tương ứng.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Luỹ tre.
Tập viết
Bài: Chữ S , ươm, ươp, lượm lúa, nườm nượp. (T33)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: S .
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: S và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: dòng nước, xanh mướt.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: S yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: ươm, ươp, lượm lúa, nườm nượp.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ: S, tập viết vần: ươm, ươp, từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’).
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Chính tả
Bài: Hồ Gươm. (T120)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tập chép bài: Hồ Gươm từ “ Cầu Thê Húc ….cổ kính”, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: ươm / ươp.
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: nghỉ ngơi, ngôi nhà.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’)
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
-2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó.
- GV chỉ các tiếng: “ màu son, Ngọc Sơn, lấp ló, già, xum xuê, Tháp Rùa”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm…
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Điền vần “ươm” hoặc “ươp”.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
* Nếu thời gian viết bài của HS vượt quá 15 phút GV có thể bỏ nội dung sau:
Điền chữ “c” hoặc “k”.
- Tiến hành tương tự trên.
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc- học thuộc lòng
Bài: Luỹ tre.(T121)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm”.
- Thấy được: Buổi sáng luỹ tre rì rào như kéo mặt trời lên, buổi trưa luỹ tre đầy tiếng chim.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “iêng, yêng”, các từ “luỹ tre, rì rào, gọng vó, nắng, nằm, gió”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Hồ Gươm.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Luyện đọc tiếng, từ: “luỹ tre, rì rào, gọng vó, nắng, nằm, gió”. GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “iêng” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “iêng” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Điền vần iêng / yêng?
- HS tự nhình tranh và điền vần cho thích hợp, sau đó chữa bài.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Luỹ tre.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc khổ thơ thứ nhất.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Gọi HS đọc khổ thơ thứ hai.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài thơ tả cây tre về buổi sáng và buổi trưa…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2;3 em đọc.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- các lại cây.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- hỏi đáp về các loài cây.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Sau cơn mưa.
Tập viết
Bài: , iêng, yêng, tiếng chim, con yểng. (T34)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: .
2. Kĩ năng: Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: lượm lúa, nườm nượp.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: iêng, yêng, tiếng chim, con yểng
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ: tập viết vần: iêng, yêng, từ ngữ: tiếng chim, con yểng.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Bài: Con Rồng cháu Tiên. (T126)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được: Lòng tự hào của dân tộc về nguồn gốc cao quý linh thiêng.
- Biết nghe GV kể chuyện, dựa vào tranh để kể lạidược từng đoạn của chuyện.
2. Kĩ năng:
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện, biết đổi giọng cho phù hợp với nhân vật.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu chuyện hôm trước em học là chuyện gì?
- Dê con nghe lời mẹ.
-Gọi HS kể lại từng đoạn của chuyện.
- nhận xét bổ sung cho bạn.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: GV kể chuyện( 5’)
- GV kể chuyện lần 1.
- theo dõi.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’)
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- cảnh sinh sống của gia đình lạc long quân.
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
- gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào?
- Gọi HS kể đoạn 1.
- em khác theo dõi nhận xét bạn.
- Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên.
- Gọi vài HS kể nối tiếp cho hết toàn bộ câu chuyện
- cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân vai kể chuyện(10’)
- GV phân vai các nhân vật trong chuyện, gọi HS nên kể theo vai.
- GV cần có câu hỏi hướng dẫn HS yếu kể chuyện.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
6. Hoạt động 6: Hiểu nội dung truyện (3’).
- Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?
- tổ tiên người Việt Nam ta rất cao quý…
7.Hoạt động7: Dặn dò (2’).
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Cô chủ không biết quý tình bạn.
Chính tả
Bài: Luỹ tre. (T122)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tập chép khổ thơ đầu của bài: Luỹ tre, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng âm n/l, dấu hỏi dấu ngã.
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài: Luỹ tre, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: câu cá, con kênh.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’)
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
-2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó.
- GV chỉ các tiếng: “luỹ tre, rì rào, gọng vó, kéo, lên”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm…
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Điền chữ n/l.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
* Nếu thời gian viết bài của HS vượt quá 15 phút GV có thể bỏ nội dung sau:
Điền dấu hỏi dấu ngã.
- Tiến hành tương tự trên.
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Bài: Sau cơn mưa.(T124)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “ mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, quây quanh”.
- Thấy được: Bỗu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ây, uây”, các từ “trận mưa rào, đoá râm bụt, giội rửa, nhởn nhơ, quây quanh”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi.
- Nói về sở thích của bản thân về thời tiết.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài:Luỹ tre.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- có 5 câu.
-Luyện đọc tiếng, từ: “trận mưa rào, đoá râm bụt, giội rửa, nhởn nhơ, quây quanh”.GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “ mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, quây quanh”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- theo dõi.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ây” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ây, uây” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Sau cơn mưa.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc câu 2, 3, 4.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- GV nói thêm: bài văn cho ta thấy sau trận mưa rào mọi vật đều sáng và sạch sẽ…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- trò chuyện về mưa.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Cây bàng.
File đính kèm:
- Tieng viet lop 1 tuan 31.doc