I. Mục tiêu
- Về kiến thức:
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tinh thần hiếu học, sự kiên trì, bền bỉ dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
- Về kĩ năng:
+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể từng đoạn của câu truyện Bàn chân kì diệu rõ rang, đủ ý; kể tiếp nối được toàn bộ câu chuyện.
+ Chăm chú nghe lời cô giáo kể, nhớ câu chuyện.
+ Hình thành khả năng phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
+ Trao đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện.
+ Lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời bạn.
- Về thái độ: Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống để cố gắng, siêng năng chăm chỉ và theo đuổi ước mơ của mình, sống có ích cho xã hội.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, SGK Tiếng Việt lớp 4 ( tập 1), tranh minh họa truyện trong SGK, thước, đồ dung phục vụ trò chơi.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt lớp 4 ( tập 1), vở ghi.
III. Các bước lên lớp
11 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Kể chuyện Bàn chân kì diệu - Nguyễn Thị Quỳnh Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỚP 4
MÔN: Tiếng Việt
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Như Lớp: D18TH02
KỂ CHUYỆN
Bàn chân kì diệu
Mục tiêu
Về kiến thức:
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi tinh thần hiếu học, sự kiên trì, bền bỉ dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
Về kĩ năng:
+ Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể từng đoạn của câu truyện Bàn chân kì diệu rõ rang, đủ ý; kể tiếp nối được toàn bộ câu chuyện.
+ Chăm chú nghe lời cô giáo kể, nhớ câu chuyện.
+ Hình thành khả năng phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
+ Trao đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện.
+ Lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời bạn.
Về thái độ: Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống để cố gắng, siêng năng chăm chỉ và theo đuổi ước mơ của mình, sống có ích cho xã hội.
Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, SGK Tiếng Việt lớp 4 ( tập 1), tranh minh họa truyện trong SGK, thước, đồ dung phục vụ trò chơi.
Học sinh: SGK Tiếng Việt lớp 4 ( tập 1), vở ghi.
Các bước lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp
Thời gian
B Liên hệ (Bridge-in)
-Cho các em xem tranh ảnh và hỏi các em rằng các em nhận thấy phẩm chất hay điều gì qua các bức tranh. Mời một em trả lời.
- Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều tấm gương nỗ lực hết mình vượt lên trên khó khăn, kiên trì, đầy ý chí theo đuổi những gì mình mong ước ví dụ như cậu bé Nguyễn Hiền trong bài Ông Trạng thả diều mà ta đã học ở tiết trước. Và cậu bé trong câu chuyện chúng ta sắp học cũng là một người đáng khâm phục về đức tính tốt đẹp này.
O Mục tiêu/ Kết quả (Objective or Outcome)
-Qua bài học này cô và các em sẽ cùng nhau rèn luyện kĩ năng kể chuyện, biết phối hợp nét mặt mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng đọc tự tin truyền cảm.
-Cùng nhau tìm hiểu để biết được nội dung và ý nghĩa.
- Lắng nghe và trao đổi đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa và thông điệp của bài học để liên hệ bản thân.
P1 Đánh giá trước giảng dạy (Pre-assessment)
-Tiết trước chúng ta đã học bài Ông Trạng thả diều 1 bạn có thể kể lại câu chuyện này cho cô và cả lớp cùng nghe được không?
-Mời một học sinh nhận xét bạn kể nội dung câu chuyện đúng chưa, giọng đọc thế nào, có truyền cảm, thu hút và phong cách có tự tin không. Ngoài việc thích chơi diều ra em cảm thấy Nguyễn Hiền có những đức tính tốt đẹp gì?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá về 2 em học sinh.
-Như cô đã nói nhân vật trong câu chuyện cũng có những đức tính tốt đẹp gần giống như. Để biết cậu bé ấy là ai và là người như thế nào chúng ta cùng đi vào Câu chuyện Bàn chân kì diệu. Các em lật SGK ra trang 107 và ghi tựa bài vào tập.
-GV ghi tên bài lên bảng
P2 Tham gia học tập (Participatory learning)
Hoạt động 1: GV kể chuyện
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu lời mở đoạn truyện cả đoán thử xem tại sao nó có tên là Bàn chân kì diệu.
-Mời 1 HS phát biểu ý kiến.
-Để biết có phải như bạn đoán không chúng ta cùng nghe cô kể chuyện.
- GV kể chuyện lần 1: chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả; phân biệt lời các nhân vật. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp,Cần chú khác họa rõ nét chi tiết hai cánh tay và tập viết bằng chân. Đây chính là những chi tiết có nghĩa sâu sắc chỉ ra sự kiên trì, chịu khó và đầy nghị lực nơi co người Nguyễn Ngọc Kí.
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh. GV kết hợp giải nghĩa từ khó đọc và khó hiểu: co quắp, chuột rút, thập thò, buông thõng
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện
-GV yêu cầu 1 HS đọc nhiệm vụ 1 và 2 của bài kể chuyện trong SGK.
a. Kể trong nhóm:
- Chia nhóm 6 HS. Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa để trao đổi, kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm và thảo luận các câu hỏi trên bảng. GV đi giúp đỡ từng nhóm.
b. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp.
- Gọi một nhóm bất kì kể từng đoạn của câu chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
-Yêu cầu HS nhận xét nhóm bạn kể.
- GV nhận xét từng HS kể.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
-Mời 1 HS Lên kể toàn bộ câu chuyện và chỉ định bất kì các bạn trong lớp trả lời câu hỏi.
- GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và trả lời bạn một số tình tiết trong truyện.
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?
+ Kí đã cố gắng như thế nào?
+ Kí đã đạt được những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?
- Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn ngữ văn cho một trường Trung học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
P3 Kiểm tra sau giảng dạy (Post- assessment)
Trò chơi: Hộp thư đi
Mục tiêu:
- Góp phần rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá và sáng tạo cho học sinh.
- Giúp học sinh vui học, học nhẹ nhàng và yêu thích môn Tiếng Việt.
Chuẩn bị:
-Hộp nhựa vừa tay cầm.
- Các mảnh giấy ghi các yêu cầu được gấp nhỏ lại.
Luật chơi: Học sinh nào nhận được hộp thư, khi nó dừng lại thì mở hộp, rút một phiếu rồi thực hiện theo yêu cầu trong phiếu. Nếu trả lời được sẽ nhận một phần quà. Không thực hiện được thì bạn khác hỗ trợ trả lời thay và nhường quà cho bạn trả lời thay đó.
Cách chơi: Giáo viên trao hộp thư cho một học sinh, GV bắt bài hát. Trong khi hát, hộp thư được chuyền tay (lần lượt qua các bàn từ trên xuống và từ dưới lên). Khi có hiệu lệnh dừng hát và hộp thư đang ở trên tay của học sinh nào thì học sinh ấy sẽ rút một phiếu và thực hiện theo yêu cầu của phiếu. Tiếp tục trò chơi cho đến hết phiếu trong hộp.
-Cho hát lần lượt 3 bài hát:
+ Cả tuần đều ngoan
+ Hông dám đâu
+ Khăn quàng thắm mãi vai em
3 phiếu câu hỏi
+ Câu truyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Câu truyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ đạt được mong ước của mình.
Tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên.
Cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập.
Tự tin trong cuộc sống, không tự ti vào bản thân .
+ Đặt 1 tên khác cho câu chuyện
+ Đặt 1 câu với từ khó trên bảng ( GV hướng dẫn).
Đánh giá sau khi thực hiện trò chơi:
-Qua những bài hát chúng ta vừa hát em thấy được đức tính gì trong đó?
- Giáo viên nhận xét, bình luận về thái độ và tinh thần khi tham gia trò chơi của học sinh.
-Tuyên dương,khuyến khích và trao quà cho đội thắng.
6. S Tóm tắt/Tổng kết (Summary/Closure)
- Nhận xét, đánh giá, góp về tinh thần thái độ của cả lớp trong tiết học tiết học.
-Tổng kết ngắn gọn những gì đã học được. Nhấn mạnh và yêu cầu HS nhắc đến yếu tố chăm chỉ trong học tập là cái các em cần rèn luyện và phát huy.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực. Đọc kĩ để nhớ và kể lại truyện.
-HS quan sát và trả lời là phẩm chất chăm chỉ vượt khó trong học tập.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-Một HS kể lại câu chuyện.
-Một HS nhận xét.
- Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã thành tài.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, lật sách và ghi bài vào vở.
- HS quan sát, đọc thầm và suy nghĩ trả lời.
-Một HS phát biểu kiến.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS chú ý lắng nghe và tìm thêm những từ khó đọc, khó hiểu.
-Một HS đọc nhiệm vụ trong SGK.
-HS làm việc nhóm theo sự chia nhóm của GV.
-Một số em HS kể từng đoạn của câu chuyện.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe
-Một HS kể toàn bộ câu chuyện và gúp cô mời các bạn trả lời câu hỏi
-Các em HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-HS chơi theo hướng dẫn của GV.Các em hát theo giai điệu khi bài hát dừng thì trả lời câu hỏi.
-HS trả lời là chăm chỉ trong học tập
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe và ghi nhớ
- PP vấn đáp gợi mở
-PP thuyết trình (giảng thuật)
- PP kiểm tra đánh giá tri thức học sinh
- PP vấn đáp kiểm tra
-PP dạy học nêu vấn đề + pp SGK
-PP dạy học trực quan+ pp vấn đáp gợi mở
-PP thuyết trình (giảng thuật)
- PP thuyết trình (giảng thuật)
- PP SGK
-Hình thức thảo luận+ kĩ thuật chia nhóm
-PP kiểm tra đánh giá tri thức học sinh
- PP kiểm tra đánh giá tri thức học sinh
- PP vấn đáp củng cố
-PP trò chơi+ pp vấn đáp củng cố
- PP vấn đáp tổng kết
-PP vấn đáp củng cố
-PP vấn đáp tổng kết
2 phút
1 phút
5 phút
3 phút
4 phút
7 phút
4 phút
4 phút
5 phút
1 phút
Tình huống sư phạm:
Giả sử trong giờ lên lớp của một tiết dạy, học sinh hỏi giáo viên một vấn đề liên quan đến bài giảng mà nhìn qua giáo viên chưa có câu trả lời thích hợp.
Cách xử lí:
- Khen học sinh đó có những phát hiện lí thú và nêu vấn đề ra trước lớp để học sinh thảo luận, suy nghĩ.
- Trong lúc đó giáo viên tranh thủ tìm hướng giải quyết.
- Sau một thời gian ngắn, nếu chưa có câu trả lời đúng thì xem vấn đề đó là bài tập về nhà để học sinh nghiên cứu vì thời lượng không cho phép. Tuyệt đối không trả lời qua loa.
- Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh trong giờ học sau.
Nguyên tắc giáo dục được áp dụng:
-Nguyên tắc tính mục đích của hoạt động giáo dục
-Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
-Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên và vai trò chủ thể tích cực của học sinh
-Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm lớp và đặc điểm cá nhân học sinh
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_ke_chuyen_ban_chan_ki_dieu_nguyen_t.doc