Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 phần Chính tả - Bài: Thắng biển

I, MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu và viết đúng các từ dễ nhầm lẫn như: dữ dội, giận dữ, sóng trào, chống giữ, .

- Phân biệt được các từ, trường hợp dùng l hay n; vần in hay inh

2. Kĩ năng

- Nghe - viết đúng bài chính tả, hạn chế tối đa lỗi sai

- Trình bày đúng, sạch và đẹp bài chính tả

- Điền phụ âm l hay n vào từ sao cho chính xác

- Tìm tiếng có chứa vần in hay inh để tạo ra từ có nghĩa

3. Thái độ

- Cẩn thận trong khi nghe bài chính tả để viết bài đúng và đẹp

- Tập trung viết bài và làm bài tập một cách cẩn trọng, chính xác

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp và hợp tác

II, CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: + Giáo án điện tử Power Point, SGK

- HS: + Bút, SGK, thước kẻ

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 phần Chính tả - Bài: Thắng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Bài: Thắng biển I, MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu và viết đúng các từ dễ nhầm lẫn như: dữ dội, giận dữ, sóng trào, chống giữ, ... - Phân biệt được các từ, trường hợp dùng l hay n; vần in hay inh 2. Kĩ năng - Nghe - viết đúng bài chính tả, hạn chế tối đa lỗi sai - Trình bày đúng, sạch và đẹp bài chính tả - Điền phụ âm l hay n vào từ sao cho chính xác - Tìm tiếng có chứa vần in hay inh để tạo ra từ có nghĩa 3. Thái độ - Cẩn thận trong khi nghe bài chính tả để viết bài đúng và đẹp - Tập trung viết bài và làm bài tập một cách cẩn trọng, chính xác 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp và hợp tác II, CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: + Giáo án điện tử Power Point, SGK - HS: + Bút, SGK, thước kẻ III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động a, Kiểm tra bài cũ - GV đọc các từ: dữ dội, nghiêm nghị, dõng dạc,.... - GV cho 1- 2 học sinh lên bảng viết, các HS còn lại viết vào bảng con - GV nhận xét - HS viết 2, Bài mới * Mục tiêu: - Nghe - viết đúng đẹp bài chính tả - Phân biệt chính xác l và n; vần in và inh để làn bài tập chính tả đúng a, Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài: Trong bài chính tả ngày hôm nay các em sẽ nghe - viết đoạn 1 và đoạn 2 trong bài tập đọc Thắng biển và làm các bài tập để phân biệt vần in và vần inh - GV ghi để bài lên bảng và gọi các HS lần lượt đọc đề bài - HS lắng nghe và đọc b, Hoạt động 1: Viết bài chính tả - GV gọi 1-2 HS đọc bài chính tả, các HS còn lại đọc thầm theo bạn - GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm từ khó viết và giải thích tại sao từ đó khó viết - GV đưa ra một số từ khó viết như: dữ dội, sóng trào, giận dữ - HS đọc bài - HS thảo luận và tìm từ khó viết như: mênh mông, lan rộng, vật lộn, quyết tâm, điên cuồng, ... - HS chú ý các từ khó viết - GV hướng dẫn HS viết từ khó viết: + GV yêu cầu cả lớp đọc các từ khó vừa tìm được, gọi một số HS đứng lên đọc và sửa lỗi sai + GV đọc các từ khó và yêu cầu HS viết vào bảng con + GV yêu cầu HS giơ bảng, nhận xét và sửa lỗi sai - HS đọc - HS viết vào bảng con - HS giơ bảng và lắng nghe cô nhận xét, sửa sai - GV đọc bài chính tả cho HS - GV lại hướng dẫn HS cách ngồi viết cho HS: + Lưng thẳng, chân vuông góc với mặt đất, mắt cách vở khoảng 20cm - GV yêu cầu HS gấp sách lại, ngồi đúng tư thế, chuẩn bị viết bài - GV đọc bài cho HS viết: + GV đọc 1 câu 3 lần (đối với những câu dài thì chia ngắn ra để đọc) + GV đọc lần 1 để học sinh lắng nghe; đọc lần 2 để HS viết và đọc lần 3 để HS sửa lỗi - GV sau khi đọc xong toàn bài thì đọc lại 1 lần nữa để cho HS soát lỗi - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi - GV yêu cầu HS đưa ra các lỗi mà mình và bạn mắc phải - GV sửa lỗi - GV chấm 5-7 bài của học sinh và nhận xét bài làm của HS - HS lắng nghe và đọc thầm theo - HS chú ý lắng nghe - HS gấp sách, ngồi đúng tư thế viết bài - HS viết bài - HS lắng nghe và soát lỗi - HS kiểm tra bài của bạn - HS đưa ra các lỗi mà mình và bạn mắc phải - HS sửa lỗi vào ô lỗi của vở - HS lắng nghe c, Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả *Bài tập 1: Điền vào ô trống l hay n - GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và điền vào chỗ trống l hay n - GV gọi 1-2 HS đưa ra đáp án của mình - HS suy nghĩ và đưa ra đáp án - HS trả lời đáp án của mình: lại - lồ - lửa - nõn - nến - lóng lánh - lung linh - nắng - lũ lũ - lên - lượn * Bài tập 2: Điền tiếng có vần in hay inh - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm các tiếng thích hợp vào chỗ trống - GV tổ chức cho HS thảo luận - GV gọi một số thành viên trong nhóm đứng lên trả lời - GV cho HS nhận xét - GV nhận xét và sửa bài - HS thảo luận nhóm - HS trả lời: lung linh, giữ gìn, bình minh, nhường nhịn, rung rinh, thầm kín, lặng thinh, học sinh, gia đình, thông minh - HS nhận xét 3, Củng cố, dặn dò - GV đưa ra một số ví dụ, yêu cầu HS điền l hay n - GV cho HS tìm các từ chưa vần in hay inh ngoài các từ trong bài tập 2 - GV nhận xét tiết học - GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới - HS trả lời - HS tìm từ thích hợp - HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_phan_chinh_ta_bai_thang_bien.doc