Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn; viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ?

- HS Thang viết được một câu văn ngắn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc17 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày soạn : 23/ 1/ 2016 Ngày dạy: 25/ 1/ 2016 TẬP ĐỌC SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung: Tả cây rầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - HS Thang đọc được một câu văn ngắn của bài tập đọc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ:“ Bè xuôi sông La” và nêu nội dung của bài. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK * Luyện đọc: - 1 HS đọc bài - Yêu cầu HS chia đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - GV cho HS đọc theo nhóm bàn - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? GV nhận xét, kết luận : Những vùng có nhiều sầu riêng nhất là: Bình Long, Phước Long. - Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại, trả lời câu hỏi: - Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của : hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng ? - Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ? -Yêu cầu HS tìm ý chính của từng đoạn. - Nội dung chính của bài là gì ? - GV nhận xét, kết luận 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn + GV nhận xét, tuyên dương. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Sầu riêng - 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi - Lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi - HS đọc bài - Đoạn 1: Từ đầu kì lạ. - Đoạn 2: Tiếp theo tháng năm ta. - Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo nhóm - Lắng nghe. -1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi. - Sầu riêng là đặc sản của miền Nam + Hoa : “Trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con’ + Quả : “ mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã nghe thấy mùi hương ngào ngạt , thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn.” + Dáng cây : “thân khẳng khiu, cao vút; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng , hơi khép lại tưởng là héo “ - Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền Nam - Hương vị quý hiếm đến kì lạ. - Đứng ngắm cây sầu riêng , tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. -Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê. - HS nối tiếp nhau nêu ý chính của từng đoạn + Đoạn 1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng. + Đoạn 2: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng. + Đoạn 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng. * Nội dung chính: Tả cây rầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 23/ 1/ 2016 Ngày dạy: 27/ 1/ 2016 TẬP ĐỌC CHỢ TẾT I. MỤC TIÊU; - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. -Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của miền dân quê.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - HS Thang đọc được một câu thơ của bài tập đọc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn thơ HS cần luyện đọc diễn cảm HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 . Khởi động: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài tập đọc: “Sầu riêng” và nêu nội dung của bài. - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK * Luyện đọc: - 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS chia đoạn : -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - GV cho HS đọc theo nhóm bàn - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài : - Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ? - Mỗi người đến với phiên chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao ? -Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung? - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy ? - Bài thơ cho ta biết điều gì ? - GV nhận xét, kết luận 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn + GV nhận xét, tuyên dương. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Chợ tết - 3 HS đọc - 1 HS nêu nội dung của bài - Lắng nghe - HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi - HS đọc - Đoạn 1: Từ đầu ra chợ tết. - Đoạn 2: Tiếp theo cười lặng lẽ. - Đoạn 3: Tiếp theo như giọt sữa. - Đoạn 4: Phần còn lại - HS nối tiếp nhau đọc - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo nhóm - Lắng nghe -Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son.Những tia nắng nghịch ngợm cháy hoài trong ruộng lúa + Dáng vẻ riêng : - Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon. - Các cụ già chống gậy bước lom khom. - Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ. - Em bé nép đầu bên yếm me. - Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. + Điểm chung giữa họ : ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy : trắng , đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng , tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc : hồng , đỏ, tía, thắm, son. * Nội dung chính: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của miền dân quê. - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhận LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn; viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ? - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? được dùng để làm gì ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Nhận xét: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tìm các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn - Gọi HS trình bày - Giáo viên chốt lại: Các câu: 1,2,4,5 là các câu kể Ai thế nào ? Bài 2: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2 - GV gọi 1 HS lên làm bảng phụ, lớp làm nháp - GV nhận xét, kết luận. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 - Chủ ngữ trong câu trên cho ta biết điều gì ? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành ? GV chốt lại: Chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ Chủ ngữ của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành. Chủ ngữ của các câu còn lại do cum danh từ tạo thành. * Đọc ghi nhớ: - Goi HS đọc ghi nhớ - HS lấy ví dụ 3. Thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi HS lên bảng làm bài - GV chốt lại: Các câu 3,4,5,6,8 là các câu kể Ai thế nào? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi HS đọc nối tiếp bài làm của mình - GV nhận xét, đánh giá 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe -2 HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo cặp - HS trình bày - Lắng nghe -2 HS đọc yêu cầu - HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp 1- Hà Nội / tưng bừng màu đỏ. CN 2- Cả một vùng trời / bát ngát cờ,đèn và CN hoa. 4 – Các cụ già/ vẻ mặt trang nghiêm. CN 5 – Những cô gái Hà Nội / hớn hởn,màu CN áo rực rỡ. - Lắng nghe - 2 HS đọc yêu cầu - Cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở vị ngữ. - Chủ ngữ của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành. Chủ ngữ của các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành - Lắng nghe -3 HS đọc ghi nhớ. -HS nối tiếp lấyví dụ. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài - HS lên bảng làm bài *Màu vàng trên lưng chú / lấp lánh. CN * Bốn cái cánh /mỏng như giấy bóng CN *Cái đầu/ tròn và hai con mắt /long CN CN lanh như thuỷ tinh. * Thân chú/ nhỏ và thon vàng như màu CN vàng của nắng mùa thu. * Bốn cánh/ khẽ rung rung như còn CN đang phân vân. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. *VD: Khu vườn nhà em rất nhiều cây ăn trái. Mỗi loại trái cây đều có một màu sắc và mùi vị khác nhau. Quả mít to, tròn, mình nó đầy gai nhưng khi chín thì thơm phưng phức. Quả xoài khi chín màu vàng óng, vị ngot lịm. Nhãn tuy quả nhỏ nhưng khi chín thì thơm và ngọt không tả nổi. - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 23/ 1/ 2016 Ngày dạy: 28/ 1/ 2016 KỂ CHUYỆN CON VỊT XẤU XÍ I.MỤC TIÊU: - Dựa theo lời kể của GV sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước ( SGK); bước đầu kể lại đước từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. - HS Thang kể được một tình tiết ngắn của câu chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh minh họa truyện trong SGK HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS lên bảng kể một câu chuyện em đã được chứng kiến hoặc tham gia - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * GV kể toàn bộ câu chuyện - GV kể lần 1, chậm, phân biệt được lời nhân vật. - GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh họa. - GV kể lần 3 ( như sách giáo viên) 3. Thực hành: - Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. - Kể trước lớp - Gọi HS thi kể tiếp nối. - Gọi HS kể toàn truyện. - GV hướng dẫn HS đưa ra câu hỏi cho bạn kể - GV nhận xét, đánh giá 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về câu chuyện: Con vịt xấu xí - 2 HS lên bảng kể - HS nhận xét - Lắng nghe . - Lắng nghe - HS chú ý nghe và quan sát. - Lắng nghe - HS kể trong nhóm. - HS thi kể tiếp nối. - 2 HS kể toàn truyện. - 1 HS hỏi, 1 HS kể - Lắng nghe - Theo dõi, lắng nghe TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI . I. MỤC TIÊU - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp với giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định. - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS đọc lại dàn ý tả 1 cây ăn quả theo một trong 2 cách đã học.( tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.) - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung bài tập - GV nêu yêu cầu và cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm những nội dung sau: a/Tác giả tả mỗi bài văn quan sát cây theo thứ tự thế nào ? b/Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ? c/ Chỉ ra những tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong từng bài. em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ? d/ Trong 3 bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cái cây cụ thể ? e/ Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cái cây cụ thể ? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV nhắc lại yêu cầu và cho HS quan sát một số cây (tranh, ảnh), ghi lại kết quả quan sát. - Gọi HS trình bày kết quả quan sát. - GV đính các tiêu chuẩn đánh giá, cả lớp, GV nhận xét, chốt ý. - Yêu cầu HS nhận xét theo các tiêu chuẩn đánh giá: + Trình tự quan sát có hợp lí không? + Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát ? + Cây bạn quan sát có gì khác so với cây cùng loài ? - Nhận xét chung về kĩ năng quan sát cây cối của HS - GV nhận xét, kết luận 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về luyện tập quan sát cây cối -2 HS đọc - Lắng nghe - HS đọc nội dung bài tập - HS trao đổi, thảo luận theo 4 nhóm, các nhóm đọc thầm 3 bài văn trong SGK thảo luận để trả lời câu a, b vào phiếu. a/ Bài văn Quan sát từng bộ phận của cây Quan sát từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng x Bãi ngô x Cây gạo x b/ Các giác quan Chi tiết được quan sát -Thị giác. -Khứu giác. - Vị giác. - Thính giác. - cây, lá, búp, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng. ( Bãi ngô). - cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc.( Cây gạo). - hoa trái, dáng cành, thân lá(Sầu riêng). -hương thơm của sầu riêng.(Sầu riêng) -vị ngọt của sầu riêng.(Sầu riêng ) - tiếng chim hót ( Cây gạo).; tiếng tu hú ( Bài ngô) Bài Hình ảnh so sánh, nhân hóa trong từng bài. Sầu riêng *So sánh: - Hoa sầu riêng.như , hương bưởi. - Cánh hoavảy cá, sen con. - Trái lưng lửng. tổ kiến. Bãi ngô *So sánh: -Cây ngô mạ non. - Búp như và phấn. - Hoa ngô cỏ may. * Nhân hoá: - Búp ngô cuống lá. - Búp ngô chờ tay người đến bẻ. Cây gạo *So sánh: -Cánh hoa gạo như chong chóng. - Quả hai đầu thon vút như con thpi. - Cây như nồi cơm gạo mới. * Nhân hoá: -Các múi bông đội vung mà cười. - Cây gạo già mỗi năm trở lại mùa xuân. - Cây gạo già .trầm tư. Cây đứng im hiền lành. - Bài “sầu riêng, bãi ngô”: miêu tả một loài cây. - Bài “Cây gạo”: miêu tả một cái cây cụ thể. - Giống: Quan sát kĩ bằng giác quan: tả các bộ phận cây, khung cảnh xung quanh cây, dùng biện pháp so sánh, nhân hóa, bộc lộ tình cảm của người tả. - Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể cần chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. - 2 HS đọc to - HS giới thiệu một số cây cụ thể mà em đã quan sát. - Cả lớp lắng nghe, quan sát tranh, ghi lại kết quả - HS nhận xét theo tiêu chuẩn đánh giá. -Vài HS nhắc lại đặc điểm chung khi quan sát cây cối. - Lắng nghe - Lắng nghe Ngày soạn : 23/ 1/ 2016 Ngày dạy: 29/ 1/ 2016 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ theo chủ điểm đã học; bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp. - HS Thang viết được một câu văn ngắn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV chia nhóm, phát phiếu, giao việc. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét nhận xét chốt nội dung. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - GV nhận xét, chốt ý đúng. + Tại sao ta phải bảo vệ các danh lam thắng cảnh ? Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi HS trả lời - GV nhận xét nhận xét nhanh câu văn của từng HS Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở - GV nhận xét, kết luận 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về mở rộng vốn từ : Cái đẹp - 2 HS đọc lại đoạn văn - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài.. - HS làm bài theo nhóm. - Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng lớp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. a)Xinh xắn, rực rỡ, tươi tắn, duyên dáng, đẹp đẽ, thướt tha, lộng lẫy, yểu điệu, b) Dịu dàng, đằm thắm, lịch sự, tế nhị, hiền dịu, nết na, chân thật, bộc trực, dũng cảm,khí khái, - Lắng nghe - 2 HS đọc - HS thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện trình bày, nhận xét. a) Huy hoàng, sặc sở, tráng lệ, hùng vĩ, kì vĩ... b) xinh tươi, xinh đẹp, rực rỡ, lộng lẫy... - Lắng nghe - Vì các danh lam thắng cảnh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống hàng ngày đồng thời nó còn lưu giữ lại những công trình nghệ thuật có giá trị - 2 HS nêu - HS nối tiếp nhau đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. - Mỗi HS viết vào vở 1-2 câu VD: - Chị Mai rất dịu dàng, thùy mị. - Trường em tổ chức các ngày lễ trong năm rất hoành tráng. - 2 HS đọc yêu cầu - 1 HS làm bảng, cả lớp làm vở VD: - Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người. -Ai cũng khen chị Hoa đẹp người đẹp nết. -Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới. - Lắng nghe - Lắng nghe CHÍNH TẢ( NGHE - VIẾT) SẦU RIÊNG I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn trích. - Làm được các bài tập trong SGK. - Rèn cho HS cách trình bày bài đúng và đẹp. - HS Thang viết được một câu văn ngắn cùa bài chính tả II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp các từ : trụi trần, sáng lắm, lời ru, trái đất - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hướng dẫn HS nghe viết chính tả: - Giáo viên đọc đoạn viết chính tả từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta. Học sinh đọc thầm đoạn chính tả + Đoạn văn miêu tả gì ? -Yêu cầu HS tìm các từ khó để luyện viết . -Nhắc cách trình bày bài - Giáo viên đọc cho HS viết. - Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi. 3. Thực hành: Bài 2: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét, chữa bài: a) Nên- nào; lên – nức – nở b) trúc – bút - bút Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét, chữa bài: Nắng, trúc, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Sầu riêng - 3 HS lên bảng viết - Lắng nghe - HS theo dõi trong SGK - Đoạn văn miêu tả hoa sầu riêng. - HS luyện viết từ khó vào bảng con: trổ, cuối năm, cuống, lủng lẳng. .. - HS nghe. - HS viết chính tả. - HS soát lỗi, sửa lỗi - 1 HS đọc - HS làm bài vào vở - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài vào vở - Lắng nghe - Lắng nghe TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI . I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu; viết được đoạn văn ngắn tả lá ( thân, gốc) một cây em thích - HS Thang viết được một câu văn ngắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: - Gọi HS đọc kết quả quan sát một loại cây em thích trong khu vườn trường hoặc nơi em ở. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - GV yêu cầu thảo luận theo cặp. GV chốt lại: *Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. *Đoạn tả cây sồi: tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa xuân. -Hình ảnh so sánh: như một con quái vật già nua -Hình ảnh nhân hoá: cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở - GV nhận xét, đánh giá 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về bài văn của mình - 2 HS lên đọc kết quả mình quan sát được. - Lắng nghe - 2 HS đọc nối tiếp bài 1, đoạn văn: Lá bàng và Cây sồi. - Cả lớp đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. -Lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cây em yêu thích. - Một vài HS phát biểu: Các em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây. - Lắng nghe - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 22

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2015_2016.doc