I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm , xả thân cứu con của sẻ già
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HS Thang đọc được một câu văn ngắn của bài tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
14 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn : 5/ 3/ 2016
Ngày dạy: 7/ 3/ 2016
TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HS Thang đọc được một câu văn ngắn của bài tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài
" Ga-vrốt ngoài chiến lũy " và nêu nội dung của bài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá :
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo nhóm bàn
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi:
+ Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ?
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài ?
Nội dung chính: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Dù sao Trái Đất vẫn quay
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc cả bài
+ Đoạn 1: Từ đầu đến phán bảo của Chúa trời
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
+ Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péch-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
+ Nhằm mục đích ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péch-ních.
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời.
+ Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
- HS nêu
- Lắng nghe
[[
- HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhận
Ngày soạn : 5/ 3/ 2016
Ngày dạy: 9/ 3/ 2016
TẬP ĐỌC
CON SẺ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm , xả thân cứu con của sẻ già
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HS Thang đọc được một câu văn ngắn của bài tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
1. Khởi động :
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài
" Dù sao Trái Đất vẫn quay " và nêu nội dung của bài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá :
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo nhóm bàn
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài trả lời câu hỏi
+ Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì ?
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi ?
+ Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được tác giải miêu tả như thế nào ?
+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu
“ Nhưng sức mạnh vô hình...xuống đất” là sức mạnh gì ?
- GVKL: Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng dù sẻ mẹ khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nguy hiểm cứu con.
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục với con sẻ nhỏ bé ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
Nội dung chính: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Con sẻ
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc cả bài
- 5 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn )
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- Nó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
- Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con, dáng vẻ rất hung dữ khiến con chó phải sợ và lùi lại.
- Sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết, nhảy về phía con chó và lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải khâm phục.
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhận
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích , bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+Trình bày tác dụng của câu kể Ai là gì ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Nhận xét :
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Bài 2:
+ Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng ?
+ Câu in nghiêng đó dùng để làm gì ?
+ Cuối câu đó có sử dụng dấu gì ?
GVKL: Câu “ Mẹ mời sứ giả vào đây cho con” là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, người khác một việc gì gọi là câu khiến. Cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than.
Bài 3:
- Yêu cầu tự làm bài đặt câu, viết vào vở
- Gọi học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
* Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ/ -SGK
3. Thực hành
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đoạn c:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Đoạn d: Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Lưu ý:Câu mệnh lệnh cũng là câu khiến.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Với bạn: Cho mình mượn bút của bạn một tí!
Với anh: Anh cho em mượn quả bóng này một lát nhé!
Với cô giáo: Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chia sẻ với người thân về: Câu khiến
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con
- Đó là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
- Cuối câu đó sử dụng dấu chấm than.
- Lắng nghe
- Học sinh đặt câu để mượn.
- Từng học sinh đọc câu mình đặt
VD: Nam ơi, cho mình mượn quyển vở của bạn !
- Lắng nghe
- 3 HS đọc
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
VD: Bài Ga – vrốt ngoài chiến lũy.
Vào ngay!
Tí ti thôi!- Ga – vrốt nói
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Ngày soạn : 5/ 3/ 2016
Ngày dạy: 10/ 3/ 2016
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Kể lại được câu chuyện (hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- HS kể lại câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về lòng dũng cảm.
- GV nhận xét, đánh giá
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- Cho HS đọc đề bài.
- GV ghi lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
* Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe.
- Cho HS đọc các gợi ý.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
3. Thực hành :
* Kể trong nhóm:
- Cho HS thực hành kể , trao đổi về ý nghĩa trong nhóm đôi, GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn . Gợi ý về :
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện .
.+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng .
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Cho HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- GV nhận xét, đánh giá
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về câu chuyện em đã được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS lên bảng kể
- Lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài
- Quan sát, theo dõi
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4.
- Một số HS nối tiếp nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí .
- Lắng nghe
- Lắng nghe .
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong sách giáo khoa (hoặc đề bài do giáo viên lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS đọc phần kết bài bài văn miêu tả cây bóng mát mà em yêu thích
2. Thực hành:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu học sinh lựa chọn để làm một đề
- Nhắc lại 1 số yêu cầu cơ bản khi HS làm bài:
Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- GV nhận xét, đánh giá
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của mình
- 2 HS lên bảng đọc
- Học sinh đọc:
1) Tả một cây có bóng mát.
2) Tả một cây ăn quả.
3) Tả một cây hoa.
4) Tả một luống rau hoặc vườn rau
- HS chọn một đề để làm bài viết.
- Lắng nghe
- Cả lớp làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Ngày soạn : 5/ 3/ 2016
Ngày dạy: 11/ 3/ 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được cách đặt câu khiến
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến
- Bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp, biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- Nêu tác dụng của câu khiến ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Nhận xét:
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào ?
- GV hướng dẫn mẫu cho HS
+ Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến.
+ Hãy thêm một từ thích hợp vào cuối câu để câu kể trên thành câu khiến.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Kết luận: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng Hãy, đùng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
+ Dựa vào cách nào ở bài tập phần nhận xét, em hãy cho biết có những cách nào để đặt câu khiến.
* Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ/ 93-SGK
3. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Nam đi học đi!
Nam phải đi học!
Thanh phải đi lao động!
Thanh nên đi lao động!
Ngân hãy chăm chỉ lên nào!
Mong Ngân hãy chăm chỉ lên nào!
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
+Với bạn: Ngân cho tôi mượn cây bút của bạn với!
+Với bố của bạn: Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Long ạ!
+Với một chú: Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Quân ạ!
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Câu a:Hãy giúp mình giải bài toán này với !
Câu b: Chúng ta về đi !
Câu c: Xin thầy cho em vào lớp ạ !
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Câu a: (Tình huống: Em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải)
Câu b: (Tình huống: Rủ các bạn cùng làm việc gì đó)
Câu c: (Xin người lớn cho phép làm việc gì đó)
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chia sẻ với người thân về: Cách đặt câu khiến
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.
- Động từ là từ hoàn.
- HS làm mẫu theo hướng dẫn của
Ví dụ:
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi.
- 3 HS lên bảng làm bài.
Nhà vua
hãy
nên
phải
Hoàn gươm lại cho Long Vương !
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương
đi.
thôi.
nào.
Xin
Mong
nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- 3 HS đọc
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
CHÍNH TẢ: NHỚ - VIẾT
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ và viết lại đúng 3 khổ thơ cuối của bài chính tả.
- Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng các bài tập trong SGK
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, SGK
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- GV đọc các từ: lung linh, lúc lỉu, lủng lẳng, núng nính, bình minh, nhà in.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS nhớ - viết:
+ HS đọc yêu cầu của bài và đọc thuộc lòng 3 khổ thơ viết chính tả
+ Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ tự do
3. Thực hành:
* Nhớ – viết chính tả:
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
* Soát lỗi và sửa lỗi
Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
S: sai, sãi, sản, sạn, sảnh, sánh,soát, soạn...
X: xem, xé, xẻng, xẻo, xẹp, xếch...
+ Ba tiếng không viết với dấu ngã: ải, ẩn, gửi, buổi, thẳng.
+ Ba tiếng không viết với dấu hỏi: ẵm, giỗ, nghĩa.
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
sa mạc – xen kẽ
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- 2 HS lên viết trên bảng lớp, HS còn lại viết vào giấy nháp.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS viết những từ dễ sai
- Lắng nghe
- HS nhớ – viết vào vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ, SGK
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài kiểm tra tiết trước
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Thực hành:
* Nhận xét chung kết quả bài viết:
- Gọi học sinh đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung yêu cầu.
- GV nhận xét chung kết quả bài viết của học sinh theo các bước:
+ Nêu ưu điểm: nắm được yêu cầu đề, kiểu bài, bố cục, ý, cách diễn đạt.
+ Những thiếu sót hạn chế.
+ Phát bài cho học sinh
* Hướng dẫn học sinh sửa bài :
- Hướng dẫn sửa lỗi từng học sinh:
- Yêu cầu học sinh:
+ Đọc lời phê của thầy cô
+ Xem lại bài viết
+Viết vào phiếu các lỗi sai và sửa lại
- Yêu cầu học sinh đổi vở, phiếu để soát lỗi.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh kém, kiểm tra việc làm của học sinh
* Hướng dẫn sửa lỗi chung:
- GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng.
- Gọi học sinh nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng.
- Yêu cầu học sinh sửa vào vở.
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay :
- GV đọc 1 – 2 bài văn, đoạn văn hay trong lớp cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó.
- GV nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà chỉnh lại bài văn của mình.
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của mình.
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lắng nghe
- Học sinh đọc to trước lớp
- Học sinh nhắc lại
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Lắng nghe
- HS đọc
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở.
- Học sinh soát lỗi cho nhau
- Cả lớp cùng quan sát
- Vài học sinh nêu ý kiến
- Học sinh đọc lại phần sửa đúng
- Học sinh tự chép vào vở
- Cả lớp lắng nghe
- Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm
- Cả lớp lắng nghe
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 27
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2015_2016.doc