I. MỤC ĐÍCH:
- Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu ; bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
12 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn : 16/ 4/ 2016
Ngày dạy: 18/ 4/ 2016
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP )
I.MỤC ĐÍCH:
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu nội dung: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS yêu thích môn học.
- HS Thang đọc được một câu văn ngắn của bài tập đọc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- Gọi học sinh đọc nối tiếp các đoạn bài tập đọc:“ Vương quốc vắng nụ cười” và nêu nội dung của bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo nhóm bàn
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi:
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
+ Bí mật của tiếng cười là gì ?
+ Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
Nội dung chính: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn đoạn 2 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Vương quốc vắng nụ cười
- 2 HS lên bảng đọc nối tiếp các đoạn và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc cả bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ta trọng thưởng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến đứt giải rút ạ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi
- Ở xung quanh cậu, ở nhà vua, ở quan coi vườn ngự uyển, ở chính mình
- Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên
- Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan.
- Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhận
Ngày soạn : 16/ 4/ 2016
Ngày dạy: 20/ 4/ 2016
TẬP ĐỌC
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I.MỤC ĐÍCH:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS yêu thích môn học.
- HS Thang đọc được một câu thơ ngắn của bài tập đọc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi khổ thơ HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- Gọi học sinh đọc nối tiếp các đoạn bài tập đọc:“ Vương quốc vắng nụ cười” và nêu nội dung của bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo nhóm bàn
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi:
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ?
+ Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện ?
+ Tiếng hót của chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào ?
- Nêu nội dung chính của hai bài thơ ?
Nội dung chính: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bài thơ
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung hai bài thơ: Con chim chiền chiện
- 2 HS lên bảng đọc nối tiếp các đoạn và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc nối tiếp lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi
- Chim bay lượn trên cánh đồng lúa. giữa một không gian rất cao và rộng.
- Chim bay liệng rất tự do; lúc sà xuống, lúc vút lên cao
- Khúc hát ngọt ngào, tiếng hót long lanh, như cành sương chói; tiếng ngọc trong veo, Chim gieo từng chuỗi; đồng quê chan chứa, chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời.
- Gợi cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhận
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I.MỤC ĐÍCH:
- Hiểu nghĩa từ lạc quan , biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa , xếp các từ cho trước có tiếng quan thành 3 nhóm nghĩa ; biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường trả lời cho câu hỏi gì ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Tình hình đội tuyển rất lạc quan: Có triển vọng tốt đẹp
Chú ấy sống rất lạc quan: Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Lạc quan là liều thuốc bổ : Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Lạc có nghĩa là vui mừng: lạc quan, lạc thú
Lạc có nghĩa là rớt lại, sai: lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Những từ trong đó quan có nghĩa là quan lại: quan quân
Quan có nghĩa là nhìn, xem: lạc quan
Quan có nghĩa là liên hệ, gắn bó : quan hệ, quan tâm
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Sông có khúc người có lúc: Gặp chuyện khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí
Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chia sẻ với người thân về: Mở rộng vốn từ: Lạc quan-Yêu đời
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Ngày soạn : 16/ 4/ 2016
Ngày dạy: 21/ 4/ 2016
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH:
- Dựa vào gợi ý SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Hiểu nội dung chính câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 1 HS kể 2 đoạn của câu chuyện và nêu ý nghĩa truyện: Khát vọng sống
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS kể chuyện
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc thầm các gợi ý 1,2
- Gọi HS hãy nối tiếp nhau nói: Em chọn kể chuyện gì ? Em đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu ?
3. Thực hành:
* Kể trong nhóm
+ Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét chung
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về câu chuyện của em.
- 1 HS lên bảng kể và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- HS đọc thầm
+ Em chọn kể chuyện Khát vọng sống
+ HS nối tiếp nêu
- HS kể trong nhóm, trao đổi, sửa lỗi cho nhau.
- 5 HS thi kể.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I.MỤC ĐÍCH:
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên , chân thực.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS đọc phần mở bài bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích
2. Thực hành:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu học sinh lựa chọn để làm một đề
- Nhắc lại 1 số yêu cầu cơ bản khi HS làm bài:
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả
Thân bài: Tả hình dáng, tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- GV nhận xét, đánh giá
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của mình
- 2 HS lên bảng đọc
- Học sinh đọc:
1) Tả một con vật nuôi trong nhà
2) Tả một con vật nuôi ở vườn thú
3) Tả một con vật em chợt gặp trên đường
4) Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh
- HS chọn một đề để làm bài viết.
- Lắng nghe
- Cả lớp làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Ngày soạn : 16/ 4/ 2016
Ngày dạy: 22/ 4/ 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. MỤC ĐÍCH:
- Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu ; bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Đặt 2 câu có TN chỉ nguyên nhân cho câu ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Nhận xét:
- Gọi HS đọc nối tiếp nội dung các bài tập
+ TN được in nghiêng trong câu trả lời câu hỏi gì ?
+ TN bổ sung cho ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, kết luận
* Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ/ 150 -SGK
3. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) Để tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b)Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.
Để trở thành những người có ích cho xã hội, , chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
Để có sức khỏe dẻo dai, em phải năng tập thể dục
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
Đoạn a: Để mài cho răng mòn đi, chuột thường gặm các vật cứng.
Đoạn b: Để tìm thức ăn, lợn thường lấy mõm dũi đất lên
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chia sẻ với người thân về: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
- 2 HS lên bảng đặt câu
- Lắng nghe
- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài.
- Để làm gì ?
- TN giải thích mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
CHÍNH TẢ ( Nhớ-viết)
NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
I.MỤC ĐÍCH:
- Nhớ và viết đúng chính tả, biết trình bày 2 bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS Thang viết được một câu thơ ngắn của bài chính tả
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- GV đọc các từ: tròn trịa, chông chênh, liêu xiêu, líu ríu
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả:
- Yêu cầu 2 HS đọc hai bài thơ
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết
3.Thực hành:
* Nhớ – viết chính tả
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
* Soát lỗi và sửa lỗi
Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài
liêu, xiêu, liều liệu, liếu điếu, thiêu thiếu, hiu hiu, dìu dịu, chiu chíu...
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Ngắm trăng – Không đề
- 2 HS lên bảng viết, lớp viêt nháp
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Từ khó: soi, sâu, xách bương
- HS nhớ – viết vào vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC ĐÍCH:
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền ; bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi.
- HS Thang viết được một câu văn ngắn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con vật mà em yêu thích
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của phiếu
- GV giải nghĩa các chữ viết tắt:
+ SVĐ, TBT, ĐBT( mặt trước, cột phải, phía trên): là kí hiệu riêng của ngành bưu điện.
+ Nhật ấn (mặt sau, cột trái): dấu ấn trong ngày của bưu điện.
+ Căn cước( mặt sau, cột giữa, trên): giấy chứng minh thư.
+ Người làm chứng(mặt sau, cột giữa, dưới): Người chứng nhận việc đẫ nhận đủ tiền.
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- Yêu cầu HS tự điền nội dung vào phiếu
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc tờ khai
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 2:
- GV hướng dẫn để HS viết vào mặt sau thư chuyển tiền.
+ GV hướng dẫn viết
Người nhận tiền phải viết:
- Số chứng minh thư của mình.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.
- Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền không.
- Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa điểm nào.
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về cách điền vào giấy tờ in sẵn
- 2 HS lên bảng đọc
- Lắng nghe
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và nội dung phiếu.
- Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe
- Tự điền vào phiếu
- Nối tiếp đọc tờ khai
- Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 33
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2015_2016.doc