A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp nhận ra hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu, hiểu được hiệu quả diễn đạt của hiện tượng ấy.
- Biết vận dụng hiểu biết trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.
B. Phương tiện và cách thức
- Phương tiện: Sgk, giáo án, bảng phụ
- Phương pháp: vấn đáp thảo luận nhóm theo nội dung bài học luện tập.
C. Nội dung trên lớp.
1. Giới thiệu bài
Trong cấu tạo của một cụm từ, một thành phần câu; các thành phần được sắp đặt khá ổn định. Khi thay đổi trật tự đã tạo nên hiệu quả diễn đạt gì và tác dụng ra sao hôm nay qua tiết luyện tập chúng ta sẽ làm rõ.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5727 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiếng việt luyện tập thay đổi trật tự các thành phần của cụm từ và các thành phần của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 95 Tiếng Việt
Luyện tập thay đổi trật tự các thành phần
của cụm từ và các thành phần của câu
Mục tiêu cần đạt
Giúp nhận ra hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu, hiểu được hiệu quả diễn đạt của hiện tượng ấy.
Biết vận dụng hiểu biết trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.
Phương tiện và cách thức
Phương tiện: Sgk, giáo án, bảng phụ
Phương pháp: vấn đáp thảo luận nhóm theo nội dung bài học luện tập.
Nội dung trên lớp.
Giới thiệu bài
Trong cấu tạo của một cụm từ, một thành phần câu; các thành phần được sắp đặt khá ổn định. Khi thay đổi trật tự đã tạo nên hiệu quả diễn đạt gì và tác dụng ra sao hôm nay qua tiết luyện tập chúng ta sẽ làm rõ.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức.
Thế nào là cụm từ và cấu tạo của nó ?
Cho ví dụ minh hoạ ?
- Hãy nêu cấu tạo của một câu gồm các thành phần nào ?
- Đâu là thành phần chính thành phần phụ ?
- Thứ tự sắp xếp ra sao ?
Hoạt đông 2: Gv tổ chức cho hs luyện tập.
* Chia nhóm và giao bài tập.
- Chia mỗi bàn, (tổ) một nhóm, nhóm 1 làm bài 1; nhóm 2 làm bài 2, nhóm 3 làm bài 3, nhóm 4 làm bài 4.
- Nhắc nhở cả lớp làm bài .
Gv hướng dẫn thêm nếu nhóm hay em nào chưa rõ cách làm.
Hiện tượng thay đổi trật tự ở đây là gì ?
Tác dụng của các hiện tượng thay đổi đó ?
Đọc và làm theo yêu cầu bài tập 2.
Chú ý những câu in đậm.
Bài 3 cũng như bài 1 và 2.
Bài 4: tìm những câu thơ văn khác có hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm từ vấcc thành phần trong cấu tạo của câu ?
Hoạt động 3: Gv củng cố lại:
Bài luyện tập hôm nay gồm những nội dung cơ bản nào ?
Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau học làm văn.
I. Ôn lại kiến thức
1. Cụm từ :
Là tập hợp các từ được sắp xếp thành một tổ chức nhất định với cấu tạo ba phần:
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
Một
Cành củi
khô
Cấu tạo và trật tự câu:
Gồm các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và các thành phần phụ (trạng ngữ , định ngữ bổ ngữ)
Theo trật tự: chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau, các phần phụ bổ xung ý nghĩa cho thành phần chính.
II. Thực hành luyện tập.
Bài tập 1
a/ Hiện tượng thay đổi:
Cụm danh từ: một cành củi khô đảo thành củi một cành khô.
(danh từ trung tâm là cành, định ngữ là củi khô, phụ trước là một).
Cụm c – v : cồn nhỏ lơ thơ đảo thành Lơ thơ cồn nhỏ.
(chủ ngữ: cồn nhỏ, vị ngữ: lơ thơ).
Cụm c – v : Bốn mươi cây sáo trúc bỗng rộn lên đảo thành: Bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc.
Chủ ngữ: bốn mươi cây sáo trúc, vị ngữ : bỗng rộn lên - đảo vị lên trước chủ.
b/ Tác dụng: Sự thay đổi các thành phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu có hiệu quả diễn đạt là nhấn mạnh nội dung và có giá trị biểu cảm cao hơn.
Bài tập 2.
Đoạn trích có năm câu thơ, câu 1 và câu 4 có sự thay đổi trật tự so với 3 câu còn lại.
Có thể viết lại hai câu theo trật tự như sau:
Này đây tuần tháng mật của ong bướm
Này đây khúc tình si của yến anh.
Bài tập 3
Trong cả hai câu thơ đều có sự thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm danh từ và các thành phần cấu tạo của câu.
Viết lại 2 câu như sau:
Từng đám rêu xiên ngang mặt đất,
Mấy hòn đá đâm toạc chân mây.
Bài tập 4: Tìm những câu có hiện tượng đổi trật tự:
Tình thư một bức phong còn kín
Gió ở nơi đâu gượng mở xem
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.
Bài luyện tập giúp ta nhận ra được hiện tượng đổi trật tự các phần trong cấu tạo của câu và hiểu được hiệu quả diễn đạt của hiện tượng ấy.
Tiết 96 Làm văn
Thao tác lập luận bình luận.
Mục tiêu bài học
Hs hiểu được nội dung , tác dụng và cách vận dụng thao tác lập luận bình luận.
Biết bình luận một vấn đề xã hội hay văn học.
Phương tiện và cách thức tiến hành.
Phương tiện: Sgk, giáo án
Phương pháp : phát vấn thảo luận .
Nội dung trên lớp
Giới thiệu bài:
Các em đã học các thao tác lập luận phân tích, lập luận so sánh, lập luận bác bỏ và hôm nay về lập luận bình luận.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu khái niệm và tác dụng của bình luận.
Hs tìm hiểu mục 1 trong Sgk và cho biết:
Bình luận là gì ?
Đối tượng của bình luận là gì ?
Yêu cầu bình luận như thế nào ?
Tác dụng của bình luận ?
Gv chi hs đọc văn bản: Thời gian nhàn rỗi và trả lời câu hỏi cuối bài.
Hoạt động 2: tìm hiểu cáh bình luận.
Chuyển ý
Bình luận nhằm thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe làm theo. Muốn cuộc tranh luận ấy đi đến hiệu quả cao cần có cách bình luận. Cách bình luận trong làm văn có gì khác với bình luận thường ngày ?
Thảo luận: có mấy bước trong bình luận ?; Bước nào quan trọng ?
Gv khái quát ghi bảng.
Hoạt động 3: tổ chức cho hs luyện tập.( 12 phút )
Cho hs đọc văn bản Lòng đố kị.
Đối tượng bình luận trong bài là gì ?
Cách nêu bình luận như thế nào ?
Bài viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào ?
Củng cố
Qua bài văn em hiểu thêm thế nào là lập luận bình luận và cách bình luận ?
Bình luận và tác dụng của bình luận.
Khái niệm:
Bình luận là sự bàn bạc và đánh giá về sự đúng sai, thật giả, hay dở, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc, con người hay tác phẩm văn học.
Ví dụ: Bình luận về thời tiết, về lớp học, về bộ phim mới xem, về kết quả trận bóng đá…
Ví dụ báo chí đang bình luận về tình trạng hs bỏ học nhiều trong khi bộ giáo dục đã chỉ rõ năm nay bỏ học ít hơn năm ngoái…
Tác dụng
Bình luận để khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật cái lợi; phê bình cái sai cái dở, lên án cái xấu cái ác làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.
+ Ví dụ minh hoạ: Văn bản Thời gian nhàn rỗi:
Đó là thời gian để sống cuộc sống riêng của mỗi người, nếu thiếu nó, đời sống con người nghèo nàn không có cuộc sống riêng nữa.Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian để văn hoá phát triển.
Tác giả đề nghị mọi người hãy chăm lo đến thời gian nhàn rỗi của chính mình
II. Cách sử dụng thao tác bình luận
Giữa ý kiến bình luận hàng ngày với thao tác bình luận trong bài văn khác xa nhau. Nừu khi bình luận hàng ngày khen chê tuỳ thích còn khi làm văn bình luận phải thực hiện các bước đi chặt chẽ
Một bài bình luận có 4 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng bình luận ( một hiện tượng trong đời sống, một nhân vật lịch sử hay văn học ).
Bước 2: Giới thiệu đối tượng bình luận ( tên đối tượng, mô tả về đối tượng và trích dẫn ý kiến đã viết hay giới thiệu tác phẩm văn học nhân vật vh liên quan )
Bước 3: Đề xuất nhận định đánh giá có lập luận chứng minh, giải thích, phân tích , so sánh. Xét sự vật từ nhiều phương diện góc độ để đánh giá cho thoả đáng.
Bước 4: Vận dụng các thao tác lập luận để bình luận mở rộng ( Bàn về thái độ hành động, cách giải quyết; liên hệ với thời đại và hoàn cảnh sống ; bàn tới ý nghĩa xa rộng hơn mà ván đề đã gợi ra ).
Luyện tập
Bài 1.Tìm hiểu văn bản bình luận : Lòng đố kị.
Đối tượng văn bản: Lòng đố kị.
Cách nêu: khẳng định là hiện tượng muôn thuở trong xã hội loài người.
Các thao tác lập luận:
+ Phân tích các mặt: trong đời sống… trong lớp học…
+ Lập luận chứng minh: Thời Tam quốc…
+ Lập luận bình luận: lòng đố kị gắn với sự hiếu thắng…trên thực tế…
Văn bản kết luận: lòng đố kị là thói xấu cần khắc phục…
Tuần 25
Tiết 97 – 98 đọc văn
Từ ấy
( Tố Hữu )
Đọc thêm: Nhớ đồng ( Tố Hữu )
A. Mục tiêu cần đạt
- Hs cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn cá nhân mình với nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn.
- Hiểu được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, tin tưởng say mê bằng những hình ảnh tươi sáng, giọng thơ khoẻ khoắn sảng khoái, nhịp thơ dồn dập hăm hở.
B. Phương tiện và cách thức
- Phương tiện: Sgk, giáo án tài liệu đĩa ngâm
- Phương pháp: hướng dẫn đọc hiểu , vấn đáp thảo luận.
C. Nội dung trên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng 2 bài thơ của Hồ Chí Minh và nêu đặc sắc nghệ thuật bài thơ.
Giới thiệu bài
Trong cuộc đời của mỗi người có những giờ phút trọng đại, đánh dấu sự phát tiển của nhân cách. Với Tố Hữu, thời điểm được dứng trong đội ngũ những người cộng sản là cái mốc quan trọng ấy. Hôm nay …
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
- Em tự đọc Sgk và nêu hiểu biết của mình về tác giả: tiểu sử, tập thơ chính…
- Giới thiệu đôi nét về tập thơ Từ ấy ?
Gv cho hs đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tươi phấn khởi hồ hởi.
Cho biết bài thơ có mấy phần và nội dung các đoạn ra sao ?
Hoạt động 2: hướng dẫn đọc hiểu bài thơ
ý chung của bài thơ là gì ?
Từ ấy là khi nào ?
Vì sao không dùng các từ khác như từ đó khi ấy…?
Các hình ảnh trong bài có phải là thật không ?
- Phân tích ý nghĩa các từ bừng, chói và các hình ảnh ẩn dụ : mặt trời chân lí.
- Nhận xét về những hình ảnh ẩn dụ so sánh ấy ?
Thảo luận nhóm
Đọc diễn cảm lại khổ 2 và cho biết:
- Lẽ sống mới mà người đảng viên trẻ tuỏi nhận thức được ở đây là gì ?
- Lẽ sống ấy mới mẻ ra sao ?
- Từ buộc ở đây có phải là miễn cưỡng không ?
Gv cho ví dụ minh hoạ trong bài Nhớ đồng -> đó là tâm trạng tự nguyện gắn bó với giai cấp cùng khổ.
Đọc diễn cảm khổ 3
- Khổ thơ cuối đã tiếp tục cụ thể hoá ý thơ khổ 2 ra sao ?
- Kết cấu có gì đặc biệt ?
- Giải thích về một số cụm từ: kiếp phôi pha, cù bất cù bơ ?
Hoạt động 3: tổng kết
Củng cố:
Vì sao bài thơ là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả ?
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuật bài thơ ?
Hoạt động 4
Hướng dẫn bài đọc thêm Nhớ đồng – Tố Hữu theo hướng dẫn chung.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả.
- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 mất 2002 quê gốc Phù Lai, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
- Ông được giác ngộ cách mạng từ 1937, con đường thơ gắn bó mật thiết với những chặng đường đi của cách mạng.
- Ông có các tập thơ nổi tiếng như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận máu và hoa, Một tiếng đờn. Riêng chung, Ta với ta.
2. Tác phẩm
- Từ ấy là tập thơ đầu tay với tiếng hát trong trẻo mê say của người thanh nien khi mới giác ngộ lí tưởng cộng sản. Tập thơ gồm 71 bài gồm 3 phần: máu lửa, xiềng xích và giải phóng.
- Thể thơ bảy chữ chia 3 khổ
- Bố cục 3 phần: Niềm vui sướng say mê khi khi gặp lí tưởng cộng sản; Nhận thức về lé sống và Sự chuyển biến trong tình cảm.
II. Đọc hiểu bài thơ
Từ ấy là thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Đó là thời điểm nhà thơ trẻ tuổi được giác ngộ lí tưởng cộng sản và đứng trong hàng ngũ những người đảng viên và xác định được mục tiêu lí tưởng cuộc đời mình.
ý chung của bài thơ: diễn tả niềm vui sướng hạn phúc tràn ngập tâm hồn trong thời điểm ấy.
Khổ 1
- Cách thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp: nắng hạ và mặt trời chân lí.
+ Nắng hạ: khác với nắng các mùa trong năm phù hợp với từ bùng.
+ Mặt trời chân lí: hình ảnh biểu hiện ánh sáng lí luận của Đảng- chủ nghĩa Mác – Lê nin sáng rực rỡ ấm áp, cần thiết như ánh sáng mặt trời.
Hai câu thơ đã diễn tả niềm vui sướng say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cuộc đời .
Hai câu sau tiếp tục diễn tả niềm vui sướng ấy qua các hình ảnh: hồn tôi-vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Các hình ảnh thơ đều rất sống động, mới mẻ trẻ trung. Cái hấp dẫn không chỉ ở các hình ảnh so sánh ẩn dụ khái quát mà là ở tấm lòng chân thành, trong trẻo nồng nhiệt trong cách diễn đạt mới lạ so với thi ca yêu nước đương thời.
Thế giơí nghệ thuật trong thơ Tố Hữu thường được soi chiếu ánh sáng dịu mát mùa xuân hay trong trẻo mùa thu ít khi có nắng hạ. Cách diễn đạt còn tạo ra một tâm trạng gần như choáng váng.
Khổ 2
Giác ngộ lí tưởng cộng sản với Tố Hữu là giác ngộ lập trường giai cấp , từ bỏ cái tôi cá nhân tư sản để nhập vào khối đời chung của nhân dân lao khổ.
Từ buộc không phải là bắt buộc mà tự nguyện gắn bó.
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muố thoát than ôi, bước chẳng rời.
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
(Nhớ đồng-TH)
Khổ 3
Nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển bién về nhận thức và tâm hồn mình là kết quả khi đã hoà nhập:
Là con của vạn nhà: tập thể lớn lao rộng rãi.
Vạn kiếp phôi pha: nghèo khổ bần hàn
Vạn đầu em nhỏ- cù bất cù bơ: thành ngữ diễn tả lang thang đói rách bụi đời.
Cách nói trực tiếp để xác định rõ vị thế của cá nhân trong gia đình lớn: là con, là anh, là em …
III. Tổng kết.
Đặc sắc của thơ Tố Hữu trong thời kì này (Từ ấy) không phải là khám phá về thế giới mà là những hiểu biết chân thực của cái tôi trong sáng hồn nhiên của một thanh niên khát khao lí tưởng, tự ca hát về niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lí tưởng cao đẹp của thời đại, được sống , chiến đấu hi sinh cho lí tưởng ấy.
Tiết 99 tiếng Việt
Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
Mục tiêu cần đạt
Hs nắm được hiểu quả diễn đạt của câu nghi vấn tu từ.
Biết vận dụng hiểu biết nói trên vào đọc hiểu văn bản và làm văn.
Phương tiện và cách thức.
Phương tiện: Sgk, giáo án bảng phụ
Phương pháp: vấn đáp thảo luận
Nội dung trên lớp
Giới thiệu bài
Trong khi học các lớp bậc THCS, các em đã học về các kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán về đặc điểm hình thức và chức năng. Hôm nay chúng ta có tiết luyện tập với 2 phần: ôn tập và thực hành luyện tập.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Ôn lại kiến thức về câu nghi vấn và câu nghi vấn tu từ
Em hãy nêu khái niệm và lấy ví dụ phân biệt giữa kiểu câu nghi vấn ?
Và câu nghi vấn tu từ ?
> Gv cho hs thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm ví dụ.
+ Bây giờ là mấy giờ rồi ?
+ Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Hoạt động 2: làm bài tập
Gv chia nhóm và phân công tiếp cho hs làm các bài tập
Đọc lại bài Nhớ đồng và cho biết :
Có những khổ thơ nào có câu nghi vấn tu từ ?
Tác dụng của cá câu nghi vấn tu từ đó?
Đọc và làm theo yêu cầu của bài tập 3.
Bài đã yêu cầu những nội dung nào ?
Đoạn thơ:
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?
Hướng dẫn làm bài 4
Có mấy yêu cầu ?
Trả lời theo yêu cầu các phần.
Bài tập 5 về nhà làm viết đoạn văn trong đó dùng câu nghi vấn tu từ.
Gv tổng kết lại
Qua các phần luyện tập các em nắm thêm về hiệu quả diễn đạt của nghi vấn tu từ; từ đó sẽ vận dụng hiểu biết trên vào giờ đọc văn và làm văn cho tốt.
Ôn tập kiến thức
Câu nghi vấn có hình thức nghi vấn.
(Các từ: ai, gì nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có, không…)
Hình thức dấu chấm hỏi cuối câu hay có khi dấu chấm than
Cần phân biệt câu nghi vấn nói chung và câu nghi vấn tu từ.
Câu nghi vấn tu từ là câu có hình thức nghi vấn nhưng nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời (khẳng định hay phủ định)
Và biểu lộ cảm xúc tế nhị của người phát ngôn.
II. Luyện tập
Bài 1.Phân biệt 2 loại câu nghi vấn
Những câu nghi vấn trong đoạn trích của Vũ Như Tô để hỏi (Những câu nghi vấn đích thực)
Câu nghi vấn trong đoạn tghơ của Tố Hữu không dùng để hỏi mà dùng bộc lộ cảm xúc. Có thể diễn tả hai câu bằng câu: Không có gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
Bài 2: Nêu vai trò và tác dụng của nghệ thuật nghi vấn tu từ trong bài Nhớ đồng- Tố Hữu.
+ Bài thơ có 13 khổ thơ thì trong đó có 11 khổ thơ có nghi vấn tu từ (trừ khổ 2 khổ: 11, 12
+ Tác dụng của các câu nghi vấn tu từ: Tô đậm nỗi nhớ nhung da diết của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên, bóng dáng con người, hồn quê trong điệu hò hố, …
Bài 3
a/ Hàm ý trả lời trong từng câu như sau:
Nguyễn Giang cũng ở trong những người ấy.
Cái xã hội …chính là do các nhân vật ấy gây ra.
b/ Phần nội dung chung trong các hàm ý trả lời trên là ý khẳng định, xác định.
c/ Chẳng hạn: đoạn thơ trong bài Các vị la hán chùa Tây Phương
d/ Chuyển đổi câu:
Chính Nguyễn Giang cũng ở trong bọn người xấu số ấy.
Cái xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, do chính các nhân vật giả dối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút, khua lưỡi gây nên.
Bài tập 4.
a/ Hàm ý trả lời trong từng câu như sau:
Người ta không phải loài cầm thú.
…không thể tưởng tượng là mình khoẻ và khắc khoẻ.
Không ai cho tao lương thiện. Không thể làm mất được những vết mảnh chai .
b/ Phần nội dung chung trong các hàm ý trả lời trên là ý phủ định, phủ nhận.
c/ Ví dụ tương tự ;
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?
d/ Chuyển đổi câu:
Một người nằm trên giường bệnh không thể tưởng tượng là mình khoẻ và tự khắc khoẻ được.
Không ai cho tao lương thiện…
Bài 5: Đoạn văn trong đó có dùng nghi vấn tu từ.
Mùa thu xứ Bắc tiết trời se lạnh, khô ráo và dễ chịu. Mùa thu thường gợi lên nỗi nhớ mơ hồ và da diết. Vì thế, các thi nhân mùa thu là mùa của thơ ca. Còn với Xuân Diệu, mùa thu là mùa yêu ? Một tìnhg yêu đầu đời chớm nở. Một tình yêu trong xa cách nhớ nhung. Một tình yêu đơn phương. Một tình yêu lãng mạn như ciều sương giăng giăng muôn nẻo…Lẽ nào con người có thể bỏ qua và dửng dưng trước mùa thu ?...
Tiết 100 – làm văn
Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Mục tiêu cần đạt
Hs nắm vững thao tác lập luận bình luận
Biết vận dụng thao tác bình luận để viết bài bình luận
Phương tiện và cách thức
Phương pháp: vấn đáp thảo luận nhóm
Phương tiện: Sgk. Giáo án
Nội dung trên lớp
1/ Giới thiệu bài
Muốn làm tốt văn nghị luận, nhất thiết phải rèn luyện kĩ thao tác lập luận bình luận là quan trọng hàng đầu vì các thao tác này gắn liền với việc đề xuất luận điểm.
Trong bài này có 2 hình thức luyện tập là nhận thức, nhận biết và thực hành bài tập
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Đọc bài Thanh nien và số phận của Nguyễn Khắc Viện.
Bàn về truyện Thày bói xem voi.
Thảo luận nhóm
Xác định đối tượng, nội dung và cách bình luận trong văn bản ấy ?
Bài 3: viết đoạn văn
Gv hướng dẫn cách làm theo 3 bước
Nếu thời gian không đủ, giáo viên nhắc hs về nhà làm tiếp.
Củng cố:
Bài luyện tập hôm nay gồm những kiến thức nào ?
(Là luyện tập nhận thức nhận biết và thực hành).
Bài 1: Nhận biết thao tác nghị luận
- Đáp án bài Thanh niên và số phận:
Bình luận về số phận của thanh niên . Thao tác so sánh số phận của thanh niên đời trước với thanh niên thời nay. Phân tích để khẳng định số phận của mỗi người đều do bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định
Bài Bàn về truyện Thày bói xem voi
Đáp án: bình luận một truyện ngụ ngôn, với thao tác phân tích và so sánh.
Bài 2
Viết đoạn văn bình luận
Gợi ý cách viết: 2 bước
+ Bước 1: Chọn một đề để lập ý.
Trước hết tìm hiểu đề sau đó lập ý lập dàn ývới những câu hỏi:
Câu thành ngữ có nội dung gì ?
Nội dung ấy có đúng đắn và sâu sắc không ?
Có nên làm theo tư tưởng câu thành ngữ không ? và làm theo như thế nào ?
+ Bước 2: Lập dàn ý chính cho đoạn văn
Thao tác giải thích: Vì sao nhịn mà lại lành ; Nhịn ai ? Sao phải nhịn ? Nhịn tức là lùi bước im lặng sẽ làm đối phương không có cớ để tấn tới. Nhịn là nhẫn nhịn . Chỉcó kẻ tầm thường mới không biết nhẫn nhịn.
+ Bước 3: Gv cho các em viết thành đoạn văn diễn đạt ý đó.
Tiết 101 đọc văn
Về luân lí xã hội nước ta
(trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh)
Mục tiêu cần đạt
Hs hiểu đượctinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề dân trí của cụ Phan khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội nước ta- một điều kiện thiết yếu để khôi phục ý thức về nghĩa vụ với quốc gia nhằm mục đích giành lại độc lập tự do.
Cảm nhận được sức thuyết phục của bài diễn thuyết thông qua hệ thống lập luạn chặt chẽ có cách diễn đạt khá dung dị, dễ hiểu , với giọng điệu khá chân thành, nhiều khi thống thiết .
Phương tiện cách thức
Phương tiện: Sgk, giáo án và bảng phụ.
Phương pháp: hướng dẫn đọc tìm hiểu, vấn đáp và thảo luận nhóm.
Nội dung trên lớp
Giới thiệu bài.
Diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng, thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định một quan niệm, tư tưởng hay đường lối chính trị văn hoá nào đó. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu bài diễn thuyết nổi tiếng từ những năm đầu thế kỉ XX.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cầnđạt
Tự đọc tiểu dẫn và cho biết:
Thử so sánh giữa 2 nhà yêu nước: cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh về đường lối cách mạng ?
Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm.
Thảo luận 1:
bố cục bài văn chia mấy đoạn ?
Kết cấu bài diễn thuyết theo đường hướng nào ?
Đọc lại văn bản
Thảo luận 2:
Theo anh chị, cái luân lí xh mà tác giả nêu trong bài là gì ?
Những biểu hiện nào trong bài chứng tỏ nước ta không có luân lí xh ?
Theo tác giả, muốn có luân lí xh thì phải làm những gì ?
Em hiểu gì về quan hệ giữa tuyên truyền ý thức công dân gây dựng đoàn thể với sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do độc lập cho tổ quốc ?
( Hơi khó ! GV hướng dẫn thêm ).
Củng cố
Nêu thành công hay tính hấp dẫn của bài diễn thuyết này ?
I/ Khái quát về tác giả và tác phẩm
1/ Tác gỉa (1872-1926)
Trong giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX, hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là 2 nhà chí sĩ có tư tưởng yêu nước thương nòi với những đường lối khác nhau.
Nếu PBC có đường lối dựa vào ngoại viện để làm cách mạng bạo động thì cụ PCT chủ trương dựa vào phong trào dân chủ của Pháp để đánh đổ phong kiến, chấn hưng đất nước.
Thơ văn của cụ tỏ chí và tuyên truyền vận động đồng bào làm cách mạng .
Tác phẩm.
Thể loại: văn chính luận về vấn đề chính trị xã hội hiện thời.
Bố cục: 3 đoạn:1 ở nước ta chưa có luân lí xã hội; 2 Các nước châu âu luân lí xã hội rất phát triển trong khi nước ta kém phát triển. Đó là nguyên nhân dân ta đói nghèo lạc hậu; 3 Con đường dẫn đến tự do độc lập: tuyên truyền CNXH, có đoàn thể lo công ích
Lô gíc lập luận: hiện trạng chung – hiện trạng cụ thể – giải pháp.
II. Tìm hiểu bài văn.
Nội dung của luân lí xã hội
Luân lí xh của tác giả nêu trong đoạn trích chứa nội dung phong phú.
Trước hết, đó là ý thức tương trợ nhau giữa các cá nhân trong xã hội.
Sau đó. Luân lí xh là “cái nghĩa vụ mỗi người trong nước” tức là ý thức công dân mà mỗi người phải có.
Cao hơn, cái luân lí xh là “nghĩa vụ laòi người ăn ở với nhau” là tinh thần hợp tác của con người, vượt lên trên các ranh giới dân tộc và lãnh thổ
Nói dản dị hơn, đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhauvà tôn trọng quyền lợi của người khác.
Biểu hiện của nước ta không có luân lí xh:
Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, ù lì trơ tráo…”
Dân ta không biết đến đoàn thể, không coi trọng công ích
Người này ngó theo người kia đều chạy theo sức mạnh.
Vua quan thì mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ coi trọng vơ vét; coi sự dốt nát của dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lực …
Hình ảnh ví von “Có kẻ mang đai đội mũ, kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc…”
Theo tác giả, muốn có luân lí :
Phải biết gây dựng đoàn thể để hỗ trợ nhau trong cuộc sống và bảo vệ lẫn nhau.
Bỏ thói quen dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ mua quan bán tước…
Đánh đổ chế độ vua quan bán nước đã khiến tư tưởng tự do cách mạng không nảy nở được.
Quan hệ mật thiết giữa tuyên truyền ý thức công dân , gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do độc lập. Hướng vào mục đích cuối cùng (giành độc lập tự do) nhưng cũng tỉnh táo lựa chọn bước đi:
+ Từ chỗ nhận thức dân ta dân trí quá thấp và ý thức đoàn thể của người dân kém (gây trở ngại cho mưu đồ cứu nước), ông kêu gọi gây dựng đoàn thể, đánh đổ vua quan thối nát, truyền bá tư tưởng XHCN.
Lập luận như vậy rất chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
Sức hấp dẫn trong diễn thuyết của PCT: lập luận sáng sủa khúc triết, tình cảm tràn đầy, lập trường đánh đổ quân chủ công hai, kế hoạch vạch ra cụ thể, rõ ràng.
Sức thuyết phục của bản này có ý nghĩa với cả thời đại ngày nay.
Tiết 102-103 đọc văn
Một thời đại trong thi ca
(Trích Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)
Mục tiêu cần đạt.
Hs nắm được quan niệm đúng đắn của Hoài Tanh trong việc định nghĩa thơ mới tập trung vào vấn đề cốt yếu là tinh thần thơ mới.
Cảm nhận được cách luận giải sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh, đầy sức thuyết phục của tác gải trong đoạn trích.
Phương tiện và cách thức
Phương tiện: Sgk, giáo án tài liệu về Hoài Thanh.
Phương pháp: hướng dẫn đọc hiểu, vấn đfáp thảo luận.
Nội dung trên lớp
1/ Giới thiệu bài
Trong tham luận khi đọc tại lễ kỉ niệm nhân 10 năm ngày mất của Hoài Thanh, năm 1992 Nguyễn Bao viết:Hoài Thanh, người say mê thơ mới vào bậc nhất. Với cuốn Thi nhân Việt Nam, cuốn sách hấp dẫn đối với nhiều thế hệ bạn đọc … Hôm nay ta tìm hiểu văn nghị luận phê bình của HT…
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Đọc tiểu dẫn và khái quát những nội dung chính.
Về vị trí đoạn trích ?
Về thể loại, em thấy người phê bình cần có các năng lực nào ?
Gv cho đọc văn bản.
Nêu dàn ý của đoạn trích ?
Nội dung luận điểm bao trùm là gì ?
Thảo luận nhóm:
Dàn ý của đoạn trích là như thế nào ?
Gồm mấy phần ?
(3 phần)
Nội dung các phần là gì ?
Gv khái quát cho ghi.
I/ Giới thiệu chung
1/ Tác giả
Hoài Thanh (1909 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, quê tại xã Nghi Trung huyện Nghi Lộc tỉnh Ngê, An
Xuất thân nhà nghèo, sớm t
File đính kèm:
- Bai soan van 11NC tuan 2426.doc