Giáo án tiết 22, 23 làm văn: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức: Giúp học sinh:

 + Hiểu vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

 + Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ” trong truyện “Tam đại con gà”

 + Hiểu được thực chất của mâu thuẩn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ.

 + Nắm được biện pháp gây cười của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

 + Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy Lí (hình ảnh quan lại địa phương).

 Kĩ năng:

+ Nhận diện và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự.

+ Phân tích một truyện cười thuộc loại trào phúng.

+ Phân tích các tình huống gây cười.

+ Rút ra bài học mà tác giả gửi gắm.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Mâu thuẩn giữa Tấm và mẹ con Cám như thế nào?

 - Tấm bị giết và hóa thân như thế nào?

 3. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 22, 23 làm văn: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Tiết 22, 23: (Theo phân phối chương trình mới) Làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ Đọc văn: - TAM ĐẠI CON GÀ - NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Hiểu vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. + Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ” trong truyện “Tam đại con gà” + Hiểu được thực chất của mâu thuẩn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ. + Nắm được biện pháp gây cười của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”. + Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy Lí (hình ảnh quan lại địa phương). Kĩ năng: + Nhận diện và phân tích vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự. + Phân tích một truyện cười thuộc loại trào phúng. + Phân tích các tình huống gây cười. + Rút ra bài học mà tác giả gửi gắm. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Mâu thuẩn giữa Tấm và mẹ con Cám như thế nào? - Tấm bị giết và hóa thân như thế nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Gọi HS nhắc lại: - Miêu tả là gì? - Biểu cảm là gì? HS: Trình bày cá nhân. HS: Đọc đoạn văn ở câu 4, sgk trang 73. GV: Miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn tự sự? HS: Trình bày cá nhân. HS: Đọc bài 1, sgk trang 75. HS: Trả lời câu hỏi sgk. GV: Theo em quan sát, liên tưởng, tưởng tượng để làm gì? HS: Trình bày cá nhân. HS: Đọc phần ghi nhớ sgk. GV: Giới thiệu đây là truyện cười thuộc loại trào phúng phê phán thói hư tật xấu trong nhân dân. HS: Đọc phân vai văn bản. GV: Hãy nêu sự việc gây cười thứ nhất trong truyện? HS: Trình bày cá nhân. GV: Hãy nêu sự việc gây cười thứ hai, thứ ba, thứ tư trong truyện? HS: Thảo luận nhóm 2’. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Nêu nghệ thuật truyện. HS: Trình bày cá nhân. GV: Nêu ý nghĩa phê phán truyện? HS: Trình bày cá nhân. GV: Giới thiệu đây là truyện cười thuộc loại trào phúng phê phán quan lại tham nhũng. HS: Đọc phân vai văn bản. GV: Nêu tình huống xảy ra kịch tính truyện. HS: Trình bày cá nhân. GV: Nêu các động tác, lời nói của Cải và thầy lí? HS: Trình bày cá nhân. GV: Nêu ý nghĩa phê phán và nghệ thuật của truyện? HS: Thảo luận nhóm 2’. Lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Đọc phần ghi nhớ sgk A. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Hiểu được các khái niệm miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự: Miêu tả - Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc… làm cho nó như hiện lên trước mắt người đọc. - Xây dựng hiện tượng thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh, tưởng tượng và cảm xúc chủ quan của người viết. - Tái tạo hiện thực. Biểu cảm - Là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. - Thông qua sự việc miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá về một đối tượng nào đó. - Bộc lộ cảm xúc. 2. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự: - Quan sát là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng. - Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp. - Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan. B. TAM ĐẠI CON GÀ: I. Tìm hiểu chung: - Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài (chủ yếu để giải trí) và truyện trào phúng (chủ yếu nhằm phê phán). - Truyện Tam đại con gà thuộc truyện cười trào phúng. II. Đọc - hiểu: 1. Sự việc gây cười thứ nhất: - Gặp chữ “kê” trong sách “Tam thiên tự”. - Thầy không đọc được, học trò lại hỏi gấp. à Dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết, nhưng lại tự cho là giỏi. 2. Sự việc gây cười thứ hai: - Thầy nói liều: “dủ dỉ là con dù dì”. - Bảo học trò đọc khe khẽ à Người đọc bật cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của thầy 3. Sự việc gây cười thứ ba: - Khấn thổ công, “xin ba đài âm dương”. - Được cả ba, thầy đắc chí, tự tin cho học trò đọc to. àNgười đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuếch đại. Cái dốt được nhân lên khi có thêm một nhân vật dốt nữa là Thổ công (chế giễu cả thầy lẫn Thổ công). 4. Sự việc gây cười thứ tư: - Chạm trán bất ngờ với bố của học trò, thầy tự thấy cái dốt của mình và của cả “Thổ công nhà nó nữa”. - Chống chế “kê” là gà nhưng dạy thế là dạy cho cháu biết đến “tam đại con gà”. à Mâu thuẩn trái tự nhiên ở đây là cái dốt mà giấu dốt, càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy. 5. Nghệ thuật: - Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, xoay quanh một mâu thuẩn gây cười là dốt – giấu dốt. - Cách vào truyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ. - Thủ pháp: nhân vật tự bộc lộ. - Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh tế. 6. Ý nghĩa văn bản: - Phê phán thói giấu dốt - một tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. - Đằng sau sự phê phán là ngầm ý khuyên răn mọi người chớ nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi. III. Hướng dẫn tự học: - Đọc (kể) truyện Tam đại con gà bằng giọng hài hước. - Ghi lại những ý nghĩ mà anh (chị) cảm nhận được từ truyện. C. NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY: I. Tìm hiểu chung: - Là truyện thuộc loại trào phúng. - Phê phán quan lại tham nhũng trong xã hội Việt Nam xưa. II. Đọc - hiểu: 1. Cách xử kiện của thầy lí: - Tình huống: + Cải đút lót trước năm đồng cho thầy lí à an tâm được thắng kiện. + Thầy lí tuyên bố xử phạt Cải mười roi à bất ngờ đối với Cải à kịch tính xảy ra. - Qúa trình giải quyết kịch tính: + Cải Động tác: Vội xoè năm ngón tay à kí hiệu mật cho đồng tiền đã được đút lót. Lời nói: Muốn lẽ phải thuộc về mình. + Thầy lí Động tác (xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt) à ký hiệu mật cho đồng tiền nhận đút lót. Lời nói: Khẳng định lẽ phải của Ngô gấp hai lần Cải. 2. Ý nghĩa phê phán truyện: - Lẽ phải trong xử kiện của thầy lí được đo bằng tiền à dân gian muốn vạch trần lối xử kiện vì tiền của bọn quan lại. - Truyện cũng phản ảnh tình cảnh bi hài của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng. 3. Nghệ thuật gây cười: - Tạo tình huống gây cười. - Dùng hình thức chơi chữ để gây cười. Câu nói của thầy lí lập lờ hai nét nghĩa: + Lẽ phải (đúng nghĩa của nó) trong cuộc sống. + Lẽ phải chỉ đồng tiền tham nhũng. 4. Ý nghĩa văn bản: truyện vạch trần bản chất tham nhũng của bọn quan lại xưa. III. Hướng dẫn tự học: Đọc (kể) lại câu chuyện. Sưu tầm thêm truyện cười dân gian. 4. CỦNG CỐ: - HS làm bài tập 2, sgk trang 76 - GV kể lại truyện “ Hai bảy mười ba” cho cả lớp nghe. 5. DẶN DÒ: - Đọc thêm “Về dưới bóng Hoàng Lan”. - Học bài. - Soạn bài “ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 24, 25: Đọc văn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. + Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. + Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại. + Nỗi niềm xót xa, cay đắng và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. Kĩ năng: đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. Giáo dục môi trường. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu mâu thuẩn trái tự nhiên ở nhân vật thầy? ý nghĩa của mâu thuẩn? - Nêu giá trị tố cáo của truyện “ Nhưng nó phải bằng hai mày” ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Gọi 1 hs đọc phần tiểu dẫn sgk. HS: Nhắc lại ca dao là gì? HS: 1 em đọc diễn cảm bài ca dao 1. GV: Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ gì? Có tác dụng gì? GV: Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? Sử dụng như thế có tác dụng gì? HS: Thảo luận nhóm 3’. 1em, đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. Yêu cầu hs đọc thêm vài bài ca dao có mở đầu bằng cụm từ “Thân em”. HS: Đọc diễn cảm bài ca dao 4 GV: Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? biện pháp đó đã tạo được hiệu quả gì? HS: Thảo luận nhóm 2’, 1em, đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Cô gái chọn vật gì để tâm sự đầu tiên? HS: Trình bày cá nhân. GV: Tìm những động từ được sử dụng trong sáu câu đầu? HS: Trình bày cá nhân. GV: Vật thứ hai cô gái chọn để tâm sự là vật gì?Tại sao cô gái lại chọn vật đó? HS: Trình bày cá nhân. GV: Tại sao cô gái lại hỏi mắt mình? HS: Trình bày cá nhân. GV: Hai câu cuối có gì khác về thể thơ? HS: Phát hiện. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Đọc diễn cảm bài ca dao 6 GV: Muối và gừng dùng để làm gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Ba vạn sáu ngàn ngày là bao lâu? Vậy ngụ ý nói đến vấn đề gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Diễn giảng. HS: Đọc phần ghi nhớ sgk. GV: Nêu nghệ thuật chủ yếu của các bài ca dao trên. HS: Thảo luận nhóm 2’, 1em, đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Hướng dẫn hs về nhà tự học. I. Tìm hiểu chung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân trong mối quan hệ gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm lứa đôi.. II. Đọc - hiểu: 1. Bài 1: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Mở đầu bằng cụm từ “Thân em như…” à mở đầu quen thuộc gây sự chú ý, khiến cho lời than thêm ngậm ngùi, xót xa. - Sử dụng hình ảnh so sánh tượng trưng rất đặc sắc “như tấm lụa đào” à thân phận cô gái giống như một món hàng. -“Tấm lụa đào” tuy đẹp nhưng lệ thuộc vào người mua ở chợ à sắc đẹp ấy thật chông chênh, lệ thuộc vào sự rủi may của số phận “biết vào tay ai”. ¯ Nhận xét chung: Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than chính là khi vừa bước vào lứa tuổi đẹp nhất, thì cũng là lúc họ phải lo lắng về thân phận, tương lai của mình, họ không có quyền quyết định số phận của chính mình. 2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu. - Sáu câu đầu: Nghệ thuật nhân hoá + Khăn thương nhớ à “Khăn” là kỉ vật trao duyên, gợi nhớ luôn quấn quýt bên người con gái. + Lặp cấu trúc “thương nhớ ai” như một điệp khúc làm cho nỗi nhớ thêm triền miên da diết. Tâm trạng ngổn ngang + Động từ rơi vắt chùi à Nỗi nhớ trãi ra trên không gian nhiều chiều. + Hầu hết là thanh bằng à cô gái biết kìm nén cảm xúc. - Sáu câu cuối: + Ngọn đèn (nhân hoá): Nhớ thương đằng đẳng “không tắt” theo thời gian. + Đôi mắt (hoán dụ): Trực tiếp hỏi chính mình, ưu tư còn nặng trĩu. + Hai câu cuối bất ngờ chuyển sang thể lục bát à trào dâng một niềm lo âu mênh mông. “Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi, không yên một bề” ¯ Nhận xét chung: Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương, không hề bi luỵ mà vẫn chan chứa tình người như một nét đẹp trong tâm hồn cô gái Việt. 3. Bài 6: Tình nghĩa gắn bó, thuỷ chung. - Muối, gừng Gia vị, vị thuốc Hương vị tình người trong cuộc sống Tình nặng nghĩa dày à Từ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày, người xưa đã nâng lên thành biểu tượng trong ca dao. - Thời gian Ba năm: muối còn mặn Chín tháng: gừng còn cay - Ba vạn sáu ngàn ngày (một trăm năm) nghĩa là hết một đời người: nguyện gắn bó đến trọn đời. ¯ Nhận xét chung: Sử dụng thể thơ Song thất lục bát có biến thể, câu bát kéo dài hơn, cùng với cách nói ý vị, đặc sắc thể hiện tình nghĩa lâu dài, gắn bó keo sơn. 4. Nghệ thuật: - Ngắn, phần lớn sử dụng thể lục bát, song thất lục bát hoặc lục bát biến thể… - Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh và ẩn dụ. - Thường lặp ý bằng một số hình thức quen thuộc: đối đáp, mở đầu, điệp ngữ… 5. Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca vẻ đẹp đời sống tâm hồn của người lao động, tư tưởng, tình cảm của người bình dân xưa. III. Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng các bài ca dao, sưu tầm thêm những bài ca dao được mở đầu bằng môtíp “thân em”; những bài ca dao có sử dụng hình ảnh: chiếc khăn, gừng cay, muối mặn…. 4. CỦNG CỐ: Chia lớp thành 2 nhóm, thi đọc ca dao. 5. DẶN DÒ: Học bài + Soạn bài “ Ca dao hài hước”. E. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày ….. tháng ….. năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTU_N 8, HKI.doc