Giáo án Tiết 36 Làm văn- Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Biết chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, thể hiện thái độ và tình cảm khi viết bài văn.

2.Kỹ năng: Chọn chi tiết sự việc và trình bày văn bản.

3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng khi chọn chi tiết, hiểu đúng mục đích, yêu cầu cảu việc chọn sự việc chi tiết.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi .

III. Cách thức tiến hành: Gợi tìm, thảo luận: nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: Không.

1. Câu hỏi: III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) Chọn chi tiết tiêu biểu trong việc tạo lập văn bản và tìm hiểu văn bản.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 36 Làm văn- Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 9/11 Giảng ngày 10/11 Tiết: 36 Môn : Làm văn. Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Biết chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, thể hiện thái độ và tình cảm khi viết bài văn. 2.Kỹ năng: Chọn chi tiết sự việc và trình bày văn bản. 3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng khi chọn chi tiết, hiểu đúng mục đích, yêu cầu cảu việc chọn sự việc chi tiết. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi . III. Cách thức tiến hành: Gợi tìm, thảo luận : nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Không. 1. Câu hỏi : III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Chọn chi tiết tiêu biểu trong việc tạo lập văn bản và tìm hiểu văn bản. 2. Nội dung: I.Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu 7’ Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt ?Tại sao phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết văn? HS đọc SGK từ: “Trong khi viết ... nhất” Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Khi viết thái độ, tình cảm của người viết không chỉ bộc lộ trực tiếp mà phần nhiều bộc lộ gián tiếp thông qua các sự việc chi tiết. Mặt khác không phải sự việc chi tiết nào cũng bộc lộ tình cảm, thái độ nh nhau. Vì vậy khi viết văn ta phải lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. ?Để đáp ứng được chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, ngời viết cần phải làm những gì? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Muốn lựa chọn được chi tiết, người viết phải: + Xác định được thái độ và tình cảm muốn thể hiện + Tìm những sự việc, chi tiết tiêu biểu. + Lựa chọn sự việc và chi tiết phù hợp nhất. II. Luyện tập 35’ ?Thái độ và tình cảm của người viết trong hai đoạn trích có gì giống nhau? Đoạn nào tác giả thể hiện tình cảm trực tiếp, đoạn nào gián tiếp? HS đọc đoạn 1 và 2 của SGK Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Thái độ của Nguyễn Tuân trong “Bến Hồ và làng tranh” giống thái độ của Vũ Tú Nam trong “Cây gạo”. Cả hai đều thể hiện tình yêu quê hơng đất nớc. Đó là thái độ trân trọng tự hào và yêu mến tha thiết đối với con người và sản vật quê hương. - Đoạn văn của Nguyễn Tuân thể hiện trực tiếp “Tôi yêu Bến Hồ nằm bên bờ sông Đuống”. - Đoạn văn của Vũ Tú Nam thể hiện tình cảm gián tiếp “Cây gạo”, chim chóc khi mùa xuân về và cây gạo hết hoa đứng im, cao lớn làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ, tác giả thể hiện tình cảm của mình. Đó là tấm lòng yêu thiên nhiên đất nớc, gắn bó với quê hương. ?Thái độ tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị là thái độ tình cảm nh thế nào? HS đọc đoạn văn của Ngô Tất Tố trích trong tác phẩm “Tắt đèn” Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Tác giả thể hiện sự khinh bỉ trước những cử chỉ của vợ chồng Nghị Quế và coi thường, châm biếm, mỉa mai, căm ghét bọn ngời giàu có nhưng vô học, dốt nát. ?Để thể hiện thái độ tình cảm ấy, Ngô Tất Tố đã lựa chọn sự việc gì, và dùng những chi tiết nào? Phân tích tác dụng của sự việc và chi tiết đó trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả ? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Ngô Tất Tố chọn bữa ăn và hàng loạt các chi tiết ăn uống của vợ chồng Nghị Quế để miêu tả nhân vật, lãm rõ tính cách. - Chỉ cần nhìn vào cử chỉ trong ăn uống, chúng ta biết đợc con người ấy sống có văn hoá hay không, thô thiển hay lịch lãm. Vì sao cha ông ta phải răn dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Chuyện ăn uống của con ngời vô cùng hệ trọng. Ta hãy theo dõi: “Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bng bát canh húp đánh soạt. Vừa nhai vừa nuốt, giục thằng nhỏ lấy tăm, nhúng hai ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép. Rồi ông Nghị “súc miệng òng ọc mấy cái nhổ toẹt xuống nền nhà”. Vừa nhai, vừa nuốt vừa giục thằng nhỏ lấy tăm, cử chỉ ấy vừa thô thiển vừa ồn ào của kẻ vô học. Động tác súc miệng làm vang lên những âm thanh “òng ọc” lại nhổ toẹt. Ta tởng nh một con ngan, con vật nào bậy bạ ra nền nhà. Học làm sang đấy mà không nổi. Ngô Tất Tố giúp chúng ta kinh tởm trớc cử chỉ không lấy gì làm đẹp của vợ chồng Nghị Quế. Qua truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, em thấy thái độ tình cảm của ngời kể đối với mỗi nhân vật nh thế nào? Để thể hiện điều đó, tác giả đã lựa chọn những sự việc chi tiết nào? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Thái độ của tác giả dân gian đối với mỗi nhân vật trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ rất rõ ràng, được thể hiện qua các chi tiết lựa chọn. a) Với An Dương Vương Có công dựng nước, xây thành, chế nỏ nhưng để mất nước vào tay giặc, An Dương Vương được tác giả dân gian cho “cầm sừng tê bẩy tấc cùng Rùa Vàng rẽ nước bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh”. An Dơng Vương không chết, song hình ảnh không rực rỡ bằng Thánh Gióng về trời. b) Với Mị Châu Trớc hết, tác giả dân gian khẳng định nàng là người có tội: kẻ ngồi sau lưng nhà vua chính là giặc đó. Mị Châu phải bị trừng trị bằng lưỡi gơm của vua cha. Song Mị Châu chỉ vô tình mắc tội. Nàng không phải là người phản nghịch vua cha. Vì thế mới có chi tiết “Ngọc trai – nước giếng”. Máu của nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải biến thành ngọc, mang về rửa ở giếng Trọng Thuỷ tự tử thì thấy sáng lên. Ngọc trai - nước giếng không phải là tình yêu chung thuỷ mà chỉ là mối oan tình được hoá giải. c) Với Trọng Thuỷ Nhân dân có thái độ dứt khoát, không để cho Trọng Thuỷ thực hiện tham vọng của mình. Trọng Thuỷ gây ra cái chết của người dân đất Âu Lạc, cái chết của Mị Châu. Trọng Thuỷ phải tự tìm đến cái chết (tự tử) mà vẫn xót thương hối hận. Lựa chọn chi tiết để Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng tự tử là phù hợp với đạo lí, tình cảm ở đời. ?Viết bài kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong những ngày mẹ ốm (chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho phù hợp thái độ thành kính và tình cảm yêu quý với ngời mẹ sinh ra mình ?. 4 tổ 4 nhóm Thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp. - Gợi ý về nhà làm bài tập này. a. Đặt vấn đề: Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ trong những ngày mẹ ốm: tìm cây thuốc nam để chữa bệnh cho mẹ. b. Giải quyết vấn đề: (Lựa chọn chi tiết) - Đơn thuốc mà có ngời tin cậy bầy cho tôi phải có đủ: + Rau má + Lá lốt + Nhọ nồi (cỏ mực) + Nõn chuối hột + Diếp cá + Bồ công anh Để chữa bệnh cho mẹ, tôi đã tìm đợc sáu vị. Riêng nõn chuối hột khó quá vì ở đồng bằng ít ngời trồng chuốt hột. - Tôi phải tìm đờng lên miền trung du để tìm nõn cây chuối hột. + Đờng không quen, cha bao giờ tới. + Tôi phải hỏi thăm. Trời tối phải nghỉ lại ở nhà dân không quen biết. + Theo hớng dẫn của bà chủ nhà, tôi phải vợt qua bao đèo dốc mới tìm thấy cây chuối hột. + Làm cách nào để mang về còn tơi. Quá trình tìm cây thuốc là một kỉ niệm trong những ngày mẹ tôi ốm. c. Kết thúc vấn đề: Kỉ niệm nhỏ nhng sâu sắc, tôi rất vui vì mẹ tôi khỏi bệnh. Một niềm vui không có gì sánh nổi. 3. Củng cố : 1’ GV khái quát kiến thức cơ bản. C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc soạn bài Tục ngữ về đạo đức, lối sống. soạn bài theo câu hỏi sgk. Giờ sau học TV .

File đính kèm:

  • doctiet 36.doc