A.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
1.Nội dung: Hs cảm nhận được tấm lòng yêu quê của nhà thơ, thấy được nét độc đáo của cảnh thu nơi núi non biên ải.
2.Kĩ năng: phân tích bài thơ TNBC theo hai phần với những đặc điểm nghệ thuật riêng của nó:ý tại ngôn ngoại, ngụ tình; tích hợp với thơ về mùa thu, so sánh với bài Tảo phát Bạch Đế thành của Lí Bạch.
3.Tư tưởng: thấy được tình yêu quê hương là một thứ tình cảm cao quí và phổ biến nhất của con người, ý thức về tình cảm của mình với đất nước trong hiện tại.
B.CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP:
-Chuẩn bị: SGK, giáo án, bình giảng thơ Đường.
-Phương pháp: chia nhóm, nêu vấn đề để thảo luận.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Hỏi bài cũ: Em hãy phân tích tâm trạng Lí Bạch trong bài thơ HHLTMHNCQL?
3.Nhận xét, chuyển bài mới:
Vào bài:Chúng ta vừa học Lí Bạch, một nhà thơ lớn đời Đường được mệnh danh là
thi tiên với một hồn thơ lãng mạn, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang một nhà thơ lớn
khác là Đỗ Phủ người được mệnh danh là thi thánh với chất thơ hiện thực.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 47- Cảm xúc mùa thu (thu hứng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 1/1/2009
Tiết 47 Cảm xúc mùa thu
(Thu Hứng) Đỗ Phủ
A.mục đích-yêu cầu:
1.Nội dung : Hs cảm nhận được tấm lòng yêu quê của nhà thơ, thấy được nét độc đáo của cảnh thu nơi núi non biên ải.
2.Kĩ năng : phân tích bài thơ TNBC theo hai phần với những đặc điểm nghệ thuật riêng của nó :ý tại ngôn ngoại, ngụ tình ; tích hợp với thơ về mùa thu, so sánh với bài Tảo phát Bạch Đế thành của Lí Bạch.
3.Tư tưởng : thấy được tình yêu quê hương là một thứ tình cảm cao quí và phổ biến nhất của con người, ý thức về tình cảm của mình với đất nước trong hiện tại...
B.Chuẩn bị và phương pháp :
-Chuẩn bị : SGK, giáo án, bình giảng thơ Đường.
-Phương pháp: chia nhóm, nêu vấn đề để thảo luận.
C.Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2.Hỏi bài cũ: Em hãy phân tích tâm trạng Lí Bạch trong bài thơ HHLTMHNCQL?
3.Nhận xét, chuyển bài mới:
Vào bài:Chúng ta vừa học Lí Bạch, một nhà thơ lớn đời Đường được mệnh danh là
thi tiên với một hồn thơ lãng mạn, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang một nhà thơ lớn
khác là Đỗ Phủ người được mệnh danh là thi thánh với chất thơ hiện thực..
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Dựa vào SGK: em hãy nêu những nét chính về cuộc đời, thơ ca, vị trí của Đỗ Phủ trong văn học?
-GV cho hs xem tranh minh hoạ.
-Dựa vào chú thích 1/sgk.Em hãy nêu HCRĐ của bài thơ?
-HS nêu những nét chính ở phần Tiểu dẫn.
-Hs đọc chia bố cục:4 phần hay 2 phần, vì sao?
-HS suy nghĩ trả lời.
-Đây là cảnh thu ở đâu ?
-Cảnh hiện lên ntn ở hai câu đầu ?
-Cảnh hiện lên ntn ở hai câu tiếp ?
-GV chia nhóm yêu cầu trả lời :Em nhận xét gì về sắc thái cảnh thu ở đây ?
-Các nhóm HS cử đại diẹn trả lời, nhóm khác bổ sung.
-Cảnh thu ấy hé mở tâm trạng gì ở con người?
-HS suy nghĩ trả lời.
-Khung cảnh thay đổi:từ xa, rộng-gần nhỏ…
-Hai câu đầu có những hình ảnh gì đáng chú ý?Chúng hiện lên ntn?Em hiểu ntn về ý nghĩa của chúng?
-HS thảo luận trả lời.
-Thời gian, không gian biến đổi ntn?ý nghĩa?
-HS trả lời cá nhân.
-Có yếu tố gì xuất hiện?Tác động ntn tới nhà thơ ?
-Hai câu kết còn hé mở điều gì?
-Em hãy nhận xét về cảnh thu, tình thu trong bài thơ?
-Hs đọc phần so sánh.
I.Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
-Đỗ Phủ(712-770) : có cuộc đời lưu lạc, nghèo khổ nhưng vĩ đại : để lại 1500 bài thơ, được xem là thi sử(Sử =thơ), ông được tôn là thi thánh, Thơ ông được coi là thi sử. (Nổi nhất là chùm :Tam lại gồm : Thạch Hào lại, Tân An lại, Đồng Quan lại và Tam Biệt gồm : Tân hôn biệt, Vô gia biệt và Thuỳ lão biệt).
2.Tác phẩm :
-Đỗ Phủ chạy loạn, ở xa quê nghìn dặm, năm 766 : ở Qùi Châu -TX, ông viết chùm Thu hứng 8 bài, đây là bài số 1.
II.Phân tích :
-Bố cục : 2 phần.
1.4 câu đầu : Là cảnh thu vùng Vu Sơn, Vu giáp –núi non hiểm trở :
-Hai câu đầu ;
+Rừng phong(Là hình ảnh quen thuộc)- bị sương móc tàn phá tiêu điều, xơ xác.
+Núi Vu, kẽm Vu : hiu hắt, mù mịt.
-Hai câu tiếp :
+Sông Trường Giang :sóng vọt lưng trời.
+Cửa ải: mây sà mặt đất, âm u.
=>Cảnh thu ở đây rất khác thường, không như những bức tranh thu thường thấy trong thơ ca xưa nay:
+Vừa có nét tiêu điều xơ xác (2 câu đầu)
+Vừa có nét hùng vĩ, dữ dội, bế tắc(2 câu tiếp)
Không gian rộng, hùng vĩ, cảnh được tả từ xa-> con người nhỏ bé, lo âu…Đó có thể là tâm trạng của mọt con người lư u lạc, lo sợ cho xã hội loạn li, chiến tranh…
2.4 câu thơ tiếp:
-Hai câu đầu:
+Khóm cúc(chỉ mùa thu-thời gian)-2 lần nở (Lưỡng khai)-ra nước mắt(Có 2 cánh hiểu)->Là nước mắt tác giả trong suốt thời gian lưu lạc-xa quê.
+Con thuyền cô đơn-Chỉ buộc một(Nhất hệ)-tấm lòng với vườn cũ->Là hình ảnh tượng trưng cho Đõ Phủ.Là tấm lòng đau đáu nhớ quê của tác giả.
-Hai câu cuối:
+Thời gian về chiều, không gian mở ra cao-rộng
->càng khiến con người bé nhỏ, cô đơn.
+Âm thanh: Dao thước nơi nơi may áo rét.
Tiếng chày đập áo dồn dập.
->Tác giả nghe âm thanh cuộc sống xung quanh: mọi người chuẩn bị áo rét><Mình vẫn lưu lạc, đói rét, xa quê…
+Gợi ra cảnh sóng lúc ấy của người dân: nhiều người đang xa nhà, đi lính nơi biên ải: cuộc sống chưa thanh bình….Đây là một kết thúc mở.
III.tổng kết:
1.Nội dung :
1. Cảnh thu hùng vĩ hoang sơ miền núi non, biên ải…
Tâm trạng nhớ quê, nhớ ngườ thân da diết của nhà thơ.
Những cảm nhận về cuộc sống của nhân dân của thi thánh Đỗ Phủ…
2.Nghệ thuật:
ý tại ngôn ngoại, súc tích mẫu mực.
c.kết thúc bài học:
1.Củng cố:-Giải thích 2 ý ở phần Ghi nhớ/sgk? Đọc bài so sánh của Nguyễn Khắc Phi về bài Thu hứng và bài Tảo phát Bạch đế thành của Lí Bạch.
2.Dặn học sinh: Về đọc kĩ bài học, soạn bài mới: Đọc thêm Thơ Đường.
d.rút kinh nghiệm bài dạy:
File đính kèm:
- Thu hung.doc