Giáo án Tiết 62 Đọc thêm- Thơ Hai-Cư Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son Tiết 2

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Nắm được đặc điểm thơ hai-Cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son. Hiểu nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những tình cảm cao đẹp, những suy ngẫm đầy tính triết lí của hai tác giả.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không.

III. Bài mới.

1.Giới thiệu bài mới ( 1 ) Tìm hiểu tác giả Yô-sa Bu-son và các tác phẩm của ông.

2. Nội dung:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 62 Đọc thêm- Thơ Hai-Cư Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 24/12 Giảng ngày 25/12 Tiết: 62 Môn : Đọc thêm Thơ Hai-Cư Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son Tiết 2 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Nắm được đặc điểm thơ hai-Cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son. Hiểu nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những tình cảm cao đẹp, những suy ngẫm đầy tính triết lí của hai tác giả. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không. III. Bài mới. 1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Tìm hiểu tác giả Yô-sa Bu-son và các tác phẩm của ông. 2. Nội dung: B..Thơ Yô-sa Bu-son 20’ I.(Vài nét về nhà thơ) 5’ HĐ của GV HĐ của hs KT cần đạt GV khái quát Đọc sgk Theo SGK II, Đọc – hiểu 24’ 1.Bài 1. 8’ ?Tiếng thác chảy tượng trưng cho điều gì? “tiếng thác chảy”, “lá non” trong câu 2 câu 3 có quan hệ gì? Tìm hiểu ý nghĩa bài thơ? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Tiếng thác chảy tượng trưng cho mưa nhiều ở Nhật Bản, khí hậu ôn hoà. Vì thế tiếng thác chảy và lá non có liên quan với nhau. Đó là sự hoà hợp với thiên nhiên, khí hậu thích hợp, cây cối xanh tốt. - ý nghĩa của bài thơ Tác giả đã đặt niềm tin: con người có quan hệ đặc biệt với cây cỏ, thích ngắm cảnh thiên nhiên, tâm hồn chan hoà với thiên nhiên, hấp thụ sức sống chan chứa trong thiên nhiên 2.Bài 2.8’ ?Em hiểu gì về hình ảnh “áo rơi” và “ô”? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - “áo tơi” và “ô” cùng đi dưới mùa xuân lất phất. Mùa xuân đã trở về trên đất Nhật Bản. Con người đi dưới mưa xuân mà thưởng thức vẻ mát mẻ dịu dàng. Mùa xuân hoa anh đào nở đẹp lắm. Bài thơ gợi về cuộc sống đẹp giản dị của con người. 3.Bài 3. 8’ ?Tìm hiểu mối quan hệ giữa câu đầu và 2 câu sau. Nhà thơ muốn nói điều gì? Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Mùa xuân về hoa anh đào nở. Con người đón một mùa xuân đẹp. Các cô gái đi sắm đai lưng của áo ki-mô-nô. Hình ảnh ấy làm cho cuộc sống càng tươi đẹp, rộn ràng không khí xuân. 3. Củng cố, luyện tập:5’ gv khái quát kt cơ bản. Tham khảo Năm 37 tuổi, Ba-sô viết bài thơ về con quạ : Trên tiều tuỵ cành bóng quạ rũ chiều thu Bài thơ hai-cư đơn sơ đến cực độ mà cũng sâu thẳm tột cùng. Bóng quạ giữa chiều thu cô đơn vô biên ấy đã cuốn hút ta vào thế giới u huyền. Sự mênh mông cô tịch của hoàng hôn và cái bóng quạ đen nhỏ ấy đã đậu vào cái vĩnh cửu của vô thường! Với bài thơ con quạ, Ba-sô đã thật sự lên đường. Con đường của Ba-sô dẫn thi hào đến những cuộc hành hương bất tận trên đất nước Phù Tang. Ba-sô sống rất đơn sơ và hoà điệu với thiên nhiên để tìm ra một con đường khác : con đường đi vào cõi thâm áo! Vì vậy đã ba thế kỉ trôi qua, thơ Ba-sô vẫn còn là hiện tại, một hiện tại vĩnh cửu của thơ. Ba-sô cũng như Nguyễn Du, đều là tiêu biểu cho thơ ca của dân tộc mình. Ba-sô mất tại Ô-sa-ka ngày 12 - 10 - 1694, được chôn cất trong ngôi đền gần Vô danh am ở Otsu, nhìn xuống hồ Bi-wa mà thi sĩ hằng yêu mến : Người chèo thuyền ống điếu ngậm trong miệng gió mùa xuân lên Ôi! ngọn gió mùa xuân thổi xuyên qua mọi thời đại, thổi vào hồn tôi một thoáng ấm áp bâng khuâng trong thơ xuân của người thi sĩ vĩ đại. Còn đây : Ta khóc mùa xuân ra đi cùng với những người Omi Cảm giác than tiếc mùa xuân ngự trị trên muôn loài, bài thơ lững lờ như con nước không một giọt thừa ; ngôn ngoại hành tàng đi biền biệt cốt nói lên cảm thức thời gian, cảm thức tâm linh mà người sử dụng thiền quán có được. Vậy đó, Ba-sô sống trong mối tương hoà thật sự với thiên nhiên. Và mùa xuân biểu hiện trong thơ ông mãi mãi bất tận. Nguyễn Tuấn Nhã, (Kiến thức ngày nay, xuân 2004) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Học thuộc lòng các bài thơ. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc bài đọc thêm: Viên Mai bàn về thơ. 1. Tiểu dẫn Phần nói về Viên Mai cần chú ý những gì? + Nhà phê bình văn học nổi tiếng đời Thanh + Đỗ tiến sĩ, làm quan ở một số nơi. + Năm 37 tuổi cáo quan, tự xng là Tuỳ viên lão nhân. - Về thơ : Ông bàn về thơ nổi tiếng với cuốn “Tuỳ viên thi thoại” gồm 16 quyển và Tuỳ Viên thi thoại bổ di 10 quyển. 2. Nội dung. ?Điểm cốt lõi trong quan điểm văn học của Viên Mai là gì? Đọc 2 đoạn SGK a. Thơ văn quý ở chỗ cong b. Dùng điển cố trong thơ - Là thuyết tính linh bao gồm 3 điểm cơ bản: Thơ phải chân thật “Văn chương truyền cái chân thật chứ không truyền cái giả dối”. Viên Mai nhấn mạnh: + Làm thơ phải có cái tôi. “Làm thơ không được làm mất tấm lòng trẻ thơ”. + Làm thơ phải có cái tôi “Làm thơ không thể không có cái tôi” + Tài năng “Nhà thơ không có tài thì không vận chuyển được tâm linh” + Trong quan hệ giữa tình và tài, tình là điều kiện số 1 “Không có tình thì không thể có tài”. Viên Mai phê phán mạnh mẽ lối sùng bái người xưa, lối dùng điển cố một cách xơ cứng. Tuy vậy ông không hề phủ nhận ý nghĩa của học tập người xa. e. tham khảo 2’ Đọc một số đoạn trích tiêu biểu trong Tuỳ Viên thi thoại của Viên Mai : 1. Tôi từng nói rằng : Thi nhân là người giữ được tâm hồn trẻ thơ. Thẩm Thạch Điền(8) làm thơ về hoa rụng có câu : Hạo kiếp tín vu kim nhật tận, Si tâm nghi hữu biệt gia khai(9) (Hương sắc đến đây là hết kiếp, Ngây thơ nghĩ sẽ nở vườn ai) Thơ Tống có câu : Lão tăng chỉ khủng vân phi khứ, Nhật ngọ tiên giao yểm tự môn (Sư già chỉ sợ mây bay mất, Sai khép cửa chùa tự giữa trưa) Gần đây Trần Sở Nam đề bức tranh mĩ nhân ngoảnh mặt như sau : Mĩ nhân bối ỷ ngọc lan can, Trù trướng hoa dung nhất kiến nan. Kỉ độ hoán tha, tha bất chuyển, Si tâm dục trạo họa đồ khan. (Quay lưng người đẹp dựa lan can, Buồn thấy mặt hoa thật khó khăn. Mấy bận gọi nàng, nàng chẳng ngoảnh, Ngây ngô muốn lật họa đồ xem) Cái hay của các câu thơ trên ở chỗ đều như lời nói của trẻ thơ. (Quyển III) 2. Cõi thơ rất rộng lớn. Có những bậc học sĩ đại phu đọc đến muôn quyển sách, cùng đời hết hơi mà vẫn không tìm được bí ẩn của nó. Ngược lại có những người đàn bà con gái quê mùa, ít học, ngẫu nhiên làm được một đôi câu, dẫu Lí Bạch, Đỗ Phủ sống lại cũng phải cúi đầu bái phục. Thơ sở dĩ lớn lao là ở chỗ ấy. Người làm thơ nhất thiết phải biết hai lẽ đó, rồi sau mới có thể tìm đọc thơ ở trong sách và có được thơ ở ngoài sách. (Quyển III) 3. Thơ nên mộc mạc không nên khéo léo, nhưng phải là cái mộc mạc từ trong khéo léo lớn mà ra. Thơ nên nhạt không nên nồng, nhưng phải là cái nhạt sau khi đã nồng. Ví như một ông quan to, công thành danh toại, rồi xõa tóc, cởi dây ấn, thì là danh sĩ phong lưu. Còn nếu bọn thiếu niên con nhà giàu sang cũng vội bắt chước thái độ ấy thì phải đánh đòn. Nhà giàu phải chạm ngọc giát vàng cho có quy mô khác người, rồi sau có dùng ghế tre, giường mây cũng không có bộ mặt nghèo nàn của người thôn dã. (Quyển V) (Theo Tùy Viên thi thoại, Nguyễn Đức Vân dịch, NXB Giáo dục, 1999)

File đính kèm:

  • doctiet 62.doc