I.MỤC TIÊU.
- Nêu được tên của các bộ phận của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục, nếu bị ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Các hình trong SGK. Tranh vẽ cơ quan hô hấp
- HS: VBT Tự nhiên xã hội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
11 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiểu học Tổng hợp - Tuần 1 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Sáng Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2016
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRèNH
TRề CHƠI “ NHANH LấN BẠN ƠI”
I- MỤC TIấU:
- Phổ biến một số nội dung khi tập luyện.Y/c HS biết được những quy định để thực hiện đỳng.
- Giới thiệu chương trỡnh mụn học. Y/c HS biết được điểm cơ bản của chương trỡnh, cú thỏi độ đỳng và tinh thần tập luyện tớch cực.
- Trũ chơi “ Nhanh lờn bạn ơi”.Y/c HS biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi ở mức chủ động
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Sõn thể dục. Vệ sinh an toàn nơi tập.
GV chuẩn bị cũi, kẻ sõn chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LấN LỚP:
1. Phần mở đầu : 6 – 8 phỳt.
- GV tập hợp lớp, ổn định, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung Y/c bài học.
* Khởi động : - Giậm chõn tại chỗ đếm to theo nhịp.
- Chạy chậm một vũng xung quanh sõn.
- GV điều khiển lớp tập.
2. Phần cơ bản : 18 – 20 phỳt.
* Phõn cụng tổ, nhúm tập luyện, chọn cỏn sự bộ mụn.
- Biờn chế tổ tập luyện theo hàng, mỗi tổ cử một tổ trưởng.
- Quy định khu vực tập luyện của cỏc tổ, nội quy tập luyện ở lớp học, về trang phục, vệ sinh sõn tập, nội quy xin phộp ra vào lớp
* Chơi trũ chơi “ Nhanh lờn bạn ơi”.
- Gv nờu tờn trũ chơi, nhắc lại cỏch chơi, luật chơi, tập hợp lớp thành đội hỡnh chơi, cho một nhúm lờn chơi thử một lần, GV nhận xột sau đú cho cả lớp chơi chớnh thức.
3. Phần kết thỳc : 5 – 7 phỳt.
- Đi thường theo nhịp và hỏt.
- GV cựng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xột đỏnh giỏ kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.
Chiêu lịch sử(Lớp4)
môn lịch sử và địa lí
I. Mục tiêu:
- Biết môn LS &ĐL ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
- Biết môn LS&ĐL góp phần giáo dục HS yêu thiên nhiên , con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài mới: Giới thiệu bài (5’)
- Giới thiệu ND chương trình – SGK phân môn LS&ĐL 4.
Hoạt động 1: (14phút) Làm việc nhóm.
- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu học sinh tìm hiểu và mô tả bức tranh, ảnh đó.
Nhóm 1: Tranh hoạt động sản xuất của dân tộc vùng cao.
Nhóm 2: Cảnh chợ phiên ở vùng cao.
Nhóm 3: Lễ hội của người vùng cao.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
* Giáo viên kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng nhưng đều có chung một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
Hoạt động 2: (12phút) Làm việc cả lớp.
- Để Tổ quốc ta giàu đẹp như hôm nay ông cha ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước,giữ nước.Em hãy kể tên gương đấu tranh dựng nước và giữ nước?
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động nối tiếp (4phút)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, chuẩn bị bài sau.
Lich sử(L 5)
Bình Tây đại nguyên soái “Trương Định’’
I.Mục tiêu :
- Biết được thời kì đầu thực dan Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng ND chống Pháp.
- Trương Định quê ở Bình Sơn Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định(1859)
- Triều đình kí hòa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tám lực lượng kháng chiến
- Trương định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học,...ở địa phương mang tên Trương Đinh.
II.Đồ dùng:
-Hình trong SGK phóng to.Bản đồ hành chính Việt Nam.Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1 :Làm việc cả lớp .
-GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chí địa danh Đà Nẵng ,3 tỉnh miền đông và 3 tỉnh miền tây Nam kì .
-GV giao nhiệm vụ cho HS:
+Khi nhận lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định suy nghĩ ,băn khoăn?
+Trước những băn khoăn đó ,nghĩa quân và nhân dân đẫ làm gì ?
+Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của ND?
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm .
-GV chia lớp thành 3 nhóm ,mỗi nhóm giải quyết một ý .(ứng với một câu hỏi trên)
Hoạt động 3:Làm việc cả lớp
-GV cho các nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của mình .
Hoạt động 4:Làm việc cả lớp
-GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu ;sau đó đặt vấn đề thảo luận chung cả lớp .
-Em có suy nghĩ ntn trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình ,quyết tâm ở lại cùng ND chống Pháp ?
-Em biết gì thêm về Trương Định ?
-Em có biết đường phố nào,trường học nào mang tên Trương Định ?
Sau khi HS thảo luận ,GV cho HS nêu ,cả lớp nghe và bổ xung.
Hoạt động nối tiếp :
Cho vài HS nêu lại ND bài vừa học . Nhận xột tiết học,chuẩn bị bài giờ sau học.
tự nhiên xã hội ( Lớp 3)
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I.Mục tiêu.
- Nêu được tên của các bộ phận của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục, nếu bị ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết.
II. Đồ dùng:
- GV: Các hình trong SGK. Tranh vẽ cơ quan hô hấp
- HS: VBT Tự nhiên xã hội.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
Mục tiêu: - Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục, nếu bị ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết.
Bước 1:Trò chơi.
- Cho cả lớp bịt mũi và nín thở- hỏi cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
Bước 2:Cho HS thực hiện động tác thở sâu (hình 1).
- Cả lớp thực hiện và đặt tay lên ngực theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực.
- HS nêu nhận xét.
+So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và khi thở sâu.
+Nêu ích lợi của việc thở sâu.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
Bước1:Làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình 2,3 SGK.Các cặp tự thảo luận.Một em hỏi –1 em trả lời.
Bước2: Làm việc cả lớp.
- Cho 1 số cặp trình bày. Hỏi- đáp.
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
-GV kết luận chung.
Hoạt động nối tiếp:
GV liên hệ với thực tế cuộc sống hằng ngày,chuẩn bị bài học sau.
Thứ 3 ngày 6tháng 9 năm 2016
Sáng
Khoa học(Lớp4)
Con người cần gì để sống?
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
II. Đồ dùng: - Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (5) Kiểm tra sách GK và VBT môn Khoa học của HS
B. Bài mới:* Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu ND chương trình – SGK phân môn Khoa học 4.
Hoạt động 1 (10’)Động não
Yêu cầu học sinh liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
Tổ chức HS làm việc theo nhóm 2,trao đổi theo câu hỏi sau :Kể tên những gì con
người chúng ta cần hằng ngày để duy trì sự sống?
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Giáo viên nhận xét kết quả của nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh bịt mũi? Em có cảm giác như thế nào?
- Giáo viên kết luận: Con người không nhịn được thở quá 3 phút.
- Nếu nhịn ăn, nhịn uống em cảm thấy thế nào?
H: Nếu hàng ngày em không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao?
- Giáo viên kết luận - ghi bảng.
Hoạt động 2: (15’)Thảo luận nhóm
-GV phát phiếu học tập: Con người cần những gì cho cuộc sống hàng ngày của mình?
-Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi SGK.
- Gọi một HS đọc mục bạn cần biết và rút ra kết luận.
Hoạt động nối tiếp (4’)
- Nhận xét, đánh giá giờ học.Dặn học bài, chuẩn bị bài sau.
lịch sử(Lớp4B )
môn lịch sử và địa lí
Đã soạn chiều thứ 2
Khoa học(Lớp5)
Sự sinh sản.
I.Mục tiêu :
- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình .
II.Đồ dùng ;
-Hình trang 45 sgk ,bộ phiếu cho trò chơi ‘bé là con ai ’.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (5) Kiểm tra SGK và VBT môn Khoa học của HS
B. Bài mới:* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: (15 phút) Trò chơi bé là con ai?
- GV làm sẵn các phiếu cho 4 cặp HS chơi :
- Mỗi tấm phiếu vẽ các cặp mẹ -con ,bố-con theo kiểu phim hoạt hình ,có những đặc điểm giống nhau .
VD:Bố ,mẹ của bé có tóc quăn thì bé cũng có tóc quăn .Bố mẹ có mắt tròn thì bé cũng có mắt tròn .
Cách tiến hành :
*Bước 1:GV phổ biến cách chơi
- Mỗi HS sẽ được phát một phiếu,nếu ai nhận được phiếu có hình em bé thì sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó .Ngược lại ,nếu nhận được phiếu có hình bố ,mẹ thì phải đi tìm con mình .
- Ai tìm đúng hình (trước thời gian quy định )là thắng cuộc ,ngược lại ,ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm được là thua.
*Bước 2:GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn trên .
*Bước 3:Kết thúc trò chơi ,sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc ,GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
-Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé ?
-Qua trò chơi ,các em rút ra được điều gì ?
Kết luận :Mọi trẻ em đều do bố ,mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố ,mẹ của mình.
Hoạt động 2 (12 phút):Làm việc với sách giáo khoa .
Mục tiêu:HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
*Bước 1 :GV hướng dẫn
-Trước hết yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 4,5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình .
-Tiếp theo ,các em liờn hệ đến gia đình mình .GV có thể gợi ý như sau :Lúc đầu ,trong nhà chỉ có ông bà ,sau đó ông bà sinh ra bố hoặc mẹ và cô chú rồi bố và mẹ lấy nhau và sinh ra chúng ta
*Bước 2:Làm việc theo cặp
HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
*Bước 3:
-GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước cả lớp .
-Sau đó ,GV yêu cầu HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi .
- Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình ,dòng họ?
- Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
GV kết luận :Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình ,dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
Hoạt động nối tiếp (2 phút):
- Nhận xét, đánh giá giờ học.Dặn học bài, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử(L 5B)
Bình Tây đại nguyên soái “Trương Định’’
Đã soạn chiều thứ 2
Chiều tự nhiên xã hội ( Lớp 3B)
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Đã soạn chiều thứ 2
Thể dục(L3B)
ĐỘI HèNH ĐỘI NGŨ
TRề CHƠI “ NHểM BA NHểM BẢY”
I- MỤC TIấU:
- ễn tập một số kĩ năng đội hỡnh đội ngũ đó học ở lớp 1, lớp 2.Y/c HS thực hiện đ/t nhanh chúng, trật tự, theo đỳng đội hỡnh tập luyện.
- Trũ chơi “ Nhúm ba, nhúm bảy”.Y/c HS biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi đỳng luật
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Sõn thể dục. Vệ sinh an toàn nơi tập.
GV chuẩn bị cũi, kẻ sõn chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LấN LỚP:
1. Phần mở đầu : 6 – 8 phỳt.
- GV tập hợp lớp, ổn định, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung Y/c bài học.
* Khơi động: Giậm chõn tại chỗ đếm to theo nhịp. Chạy chậm xung quanh sõn tập.
- Gv điều khiển lớp tập.
2. Phần cơ bản : 18 – 20 phỳt.
* ễn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trỏi, đứng nghiờm, đứng nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, cỏch chào, bỏo cỏo, xin phộp ra vào lớp.
- Gv nờu tờn đ/t làm mẫu, giải thớch. Dựng khẩu lệnh để hụ cho HS tập. Trong quỏ trỡnh thực hiện, GV kiểm tra uốn nắn đ/t cho cỏc em
- Chia tổ ra cho HS tập cỏch chào, bỏo cỏo xin phộp ra vào lớp.
+ GV quan sỏt chung, giỳp đỡ cỏc tổ tập luyện, sửa sai cho HS.
- GV gọi từng tổ lờn thực hiện cỏc nội dung đó học, Gv nhận xột đ/g từng tổ, tuyờn dương tổ tập kĩ thuật đ/t đỳng, đẹp.
+ GV điều khiển cả lớp thực hiện lại một lần.
* Chơi trũ chơi “ Nhúm ba nhúm bảy”.
- Gv nờu tờn trũ chơi, nhắc lại cỏch chơi, luật chơi, tập hợp lớp thành đội hỡnh chơi, cho lớp chơi thử một lần, GV nhận xột sau đú cho cả lớp chơi chớnh thức.
3. Phần kết thỳc : 5 – 7 phỳt.
- Đi thường theo nhịp và hỏt.
- GV cựng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xột đỏnh giỏ kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.
Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2016
Sáng KHOA HọC(L4)
Trao đổi chất ở người
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các bô níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Đồ dùng:VBT, bút vẽ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ (5’)
H: Nêu những nhu cầu tối thiểu để con người sống được?
- GV nhận xét, ghi điểm .
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người (12’)
- Cho HS quan sát hình 1 và thảo luận theo cặp.
H: Nêu những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống con người?
H: Tìm thêm những thứ khác đóng vai trò cần thiết trong sự sống con người?
H: Cơ thể con người trong quá trình sống thải ra môi trường những gì và lấy vào cơ thể những gì?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết và rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của con người với môi trường (14’)
- GV giảng sơ đồ.
- GV y/c học sinh vẽ sơ đồ vào VBT
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp (3’)
H: Thế nào là sự trao đổi chất?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.Dặn học bài, chuẩn bị bài sau.
Khoa học(L5)
Nam hay nữ
I.Mục tiêu :
- Nhân biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình .
II.Đồ dùng dạy học
-Hình trang 45 sgk ,bộ phiếu cho trò chơi ‘bé là con ai ’.
:III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Trò chơi bé là con ai?
-GV làm sẵn các phiếu cho cả lớp chơi :
-Mỗi tấm phiếu vẽ các cặp mẹ -con ,bố-con theo kiểu phim hoạt hình ,có những đặc điểm giống nhau .
VD:Bố ,mẹ của bé có tóc quăn thì bé cũng có tóc quăn .Bố mẹ có mắt tròn thì bé cũng có mắt tròn .
Cách tiến hành :
*Bước 1:GV phổ biến cách chơi
-Mỗi HS sẽ được phát một phiếu,nếu ai nhận được phiếu có hình em bé thì sẽ phải đi tìm bố hoạc mẹ của em bé đó .Ngược lại ,nếu nhận được phiếu có hình bố ,mẹ thì phải đi tìm con mình .
-Ai tìm đúng hình (trước thời gian quy định )là thắng cuộc ,ngược iại ,ai hêt thời gian quy định vẫn chưa tìm được là thua ..
*Bước 2:GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn trên .
*Bước 3:Kết thúc trò chơi ,sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc ,GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
-Tại sao chung ta tìm được bố mẹ cho cac em bé ?
-Qua trò chơi ,các em rút ra được điều gì ?
Kết luận :Mọi trẻ em đều do bố ,mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố ,mẹ của mình .
Hoạt động 2 :Làm việc với sách giáo khoa .
*Bước 1 :GV hướng dẫn
-Trước hết yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 4,5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình .
-Tiếp theo ,các em liờn hệ đến gia đình mình .GV có thể gợi ý như sau :Lúc đầu ,trong nhà chỉ có ông bà ,sau đó ông bà sinh ra bố hoặc mẹ và cô chú rồi bố và mẹ lấy nhau và sinh ra chúng ta
*Bước 2:Làm viêc theo cặp (chia nhóm)
HS làm việc thêo hướng dẫn của GV.
*Bước 3:
-GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo nhóm trước cả lớp .
-Sau đó ,GV yêu cầu HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi .
Hoạt động nối tiếp : Nhận xột tiết học ,chuẩn bị bài giờ sau học.
Khoa học(Lớp5)
Sự sinh sản.
Đã soạn sáng thứ 3
Chiều
tự nhiên xã hội ( Lớp 3 tiết thứ1 và tiết thứ 3 buổi chiều)
Nên thở như thế nào ?
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí không khí có nhièu khí các-bô-níc,nhiều khói,bụi sẽ hại cho sức khoẻ con người .
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình trongSGK. Gương soi nhỏ cho các nhóm.
- HS: VBT Tự nhiên xã hội.
2. Các hình thức tổ chức:
- Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm.
Mục tiêu:Hiểu được nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
-Cho các nhóm lấy gương ra soi để quan sát phái trong lỗ mũi:Các em thấy gì trong mũi ?
- Đặt câu hỏi thảo luận .
+Khi bịt lỗ mũi,em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
+Hằng ngày dung khăn sạch lau phía trong mũi,em thấy trên khăn có gì ?
+Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
-GV giảng- kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Nếu hít thở không khí không khí có nhièu khí các-bô-níc,nhiều khói,bụi sẽ hại cho sức khoẻ con người .
Bước 1:Làm việc theo cặp.
-Cho HS quan sát các tranh và thảo luận nhóm 2.
Bước 2:Làm việc cả lớp.
-Gọi một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV đặt câu hỏi- HS trả lời:
+Thở không khí trong lành có lợi gì
+Thở không khí có nhiều bụi có hại gì ?
-GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.Dặn dò.
Thể dục(L3B)
ĐỘI HèNH ĐỘI NGŨ
TRề CHƠI “ NHểM BA NHểM BẢY”
Đã soạn chiều thứ 3
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm2016
Sáng
địa lý(lớp4)
làm quen với bản đồ
I. Mục tiêu:
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định .
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, ký hiệu bản đồ.
* HSCNL:Biết tỉ lệ bản đồ.
II. Đồ dùng: - Một số loại bản đồ: thế giới, Việt Nam,...
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Bài mới: Giới thiệu bài (5’)
Hoạt động 1: (12phút) Làm việc cả lớp
- Giáo viên treo bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ rồi yêu cầu học sinh nêu phạm vi lãnh thổ thể hiện trên mỗi bản đồ.
- Giáo viên nhận xét bổ sung rồi kết luận những ý chính.
Hoạt động 2: (13phút) Làm việc cá nhân
- Giáo viên nêu nhiệm vụ và yêu cầu học sinh thực hiện:
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Nêu tỉ lệ bản đồ treo trên bảng.
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động nối tiếp (5phút)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Việt Nam đất nước chúng ta.(Lớp5)
I.Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí Địa Lý và giới hạn nước Việt Nam.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam : khoang 330.000 km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ .
II.Chuẩn bị :
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Quả địa cầu,lược đồ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Vị trí địa lí và giới hạn:
Hoạt động 1 :Làm việc cá nhân hoặc theo cặp
Bước 1:HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
+Đất nước VN gồm những bộ phận nào:(đất liền biển ,đảo và quần đảo)
+Chỉ vị trí VN trên bản đồ.
+Nước ta giáp những nước nào.
Bước 2: Cho HS trình bày thành lời trên bản đồ.
Bước 3:Cho HS lên chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu.
-GV kết luận vị trí giới hạn của nước ta.
2.Hình dạng và diện tích:
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 1:Quan sát SGK và hình 2 thảo luận và trả lời câu hỏi
Bước 2:Cho đại diện nhóm trả lời:
HS khác hoặc nhóm khác bổ sung.
GV kết luận.
Hoạt động 3 :Tổ chớc trò chơi tiếp sức
-GV hướng dẫn cho HS chơi
-Hs chơi xong nhận xét đánh giá và cho điểm.
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài giờ sau học.
Chiều
Địa lí
Việt Nam đất nước chúng ta.(Lớp5)
Đã soạn sáng thứ 6
Khoa học(L5)
Nam hay nữ
Đã soạn sáng thứ 4
File đính kèm:
- giao_an_tieu_hoc_tong_hop_tuan_1_nam_hoc_2016_2017.doc