Giáo án Tin học 12 đầy đủ

Chương 1 :KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Bài 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

• Nắm được các vấn đề thường được giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL; khái niệm CSDL, các mức thể hiện (các mức chi tiết khi mô tả CSDL) và hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

• Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

• Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phòng chiếu hoặc bảng.

III. LƯU Ý SƯ PHẠM:

- Cần lưu ý làm rõ cho HS thấy những vấn đề sau:

+ Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng tin học;

+ Việc xử lí thông tin trong các bài toán quản lí có những đặc điểm chung: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ (sắp xếp, tìm kiếm, tổng hợp thông tin và lập báo cáo).

+ Dù thông tin được quản lí thuộc lĩnh vực nào, vẫn phải thực hiện một số công việc:

 

doc83 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 11509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 12 đầy đủ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 :KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU Bài 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nắm được các vấn đề thường được giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL; khái niệm CSDL, các mức thể hiện (các mức chi tiết khi mô tả CSDL) và hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phòng chiếu hoặc bảng. LƯU Ý SƯ PHẠM: Cần lưu ý làm rõ cho HS thấy những vấn đề sau: + Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng tin học; + Việc xử lí thông tin trong các bài toán quản lí có những đặc điểm chung: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ (sắp xếp, tìm kiếm, tổng hợp thông tin và lập báo cáo). + Dù thông tin được quản lí thuộc lĩnh vực nào, vẫn phải thực hiện một số công việc: Tạo lập hồ sơ về đối tượng quản lí; Cập nhật hồ sơ; Khai thác hồ sơ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSDL nhưng các định nghĩa đều phải chứa 3 yếu tố cơ bản: + Dữ liệu về hoạt động của một tổ chức; + Được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài; + Có nhiều người khai thác. - Đối với hệ CSDL chúng ta cấn giải thích rõ cho HS các tính chất của hệ CSDL cũng như một số ứng dụng cụ thể của CSDL. NỘI DUNG BÀI GIẢNG: Hoạt động của GV và HS Nội dung Ổn định lớp: Chào thầy cô. Cán bộ lớp báo cáo sỉ số Chỉnh đốn trang phục GV: Theo em để quản lí thông tin về điểm của HS trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào ? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Để quản lí chúng ta cần tạo một bảng gồm các cột như STT, Họ tên, Ngày sinh, Giới tính Đoàn viên, Đ,Toán, Đ.Lý, Đ.Hóa, Đ.Văn, Đ.Tin. GV: Phân tích câu trả lời của HS GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó? HS: Suy nghĩ trả lời: GV: Phân tích câu trả lời của HS GV: Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Vậy theo em thế nào là một CSDL? GV: Gợi ý HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Để người sử dụng có thể tạo CSDL trên máy tính ta phải có một phần mềm và phần mềm đó được gọi là hệ QTCSDL. GV: Hiện nay ngoài HQTCSDL MS-Microsoft Access mà các em sẽ được học trong chương trình 12 thì cũng còn rất nhiều HQTCSDL khác như MySQL, Oracle, SQL Server. DB2, phần lớn các HQTCSDL nói trên đều hoạt động tốt trên các hệ điều hành như Linus, Unix và MaxOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows. GV: Có 3 mức trừu tượng dùng để mô tả CSDL; mức CSDL vật lí, mức CSDL khái niệm và mức khung nhìn. Ví dụ: Mối quan hệ các mức trừu tượng của CSDL được mô tả như trên H3 trang 9 SGK. H3. Các mức trừu tượng của CSDL. GV: Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 3 mức trừu tượng hóa nêu trên ta phân tích thêm về CSDL lớp sử dụng tính tương tự với các ngôn ngữ lập trình. - Ở các mức khái niệm, có thể khai báo hồ sơ dạng bảng là một mảng 2 chiều, chẳng hạn trong Pascal: Var B: array[1..50, 1..10] of record Stt: integer; Hoten: string[15]; Ngaysinh Gioitinh Doanvien Diemtoan End; - Ở mức vật lí, mảng 2 chiều B được lưu trữ chẳng hạn trong 50 vùng nhớ liên tục, mỗi vùng lưu dữ liệu của một hàng gồm 10 giá trị tương ứng với 10 cột. – Một khung nhìn của mảng B có thể khai báo là một mảng con của mảng B ( chẳng hạn không có các cột về điểm trong B). Mức trừu tượng của khung nhìn và CSDL khái niệm ở đây là như nhau, Một khung nhìn khác có thể khai báo là một hàm tính tổng điểm môn Tin học của cả lớp f(i) = ∑ B[i, 10] với i từ 1 đến 50. Khung nhìn này có mức trừu tượng cao hơn. Ta không chỉ thấy B dưới dạng vừa có liên hệ vừa tách biệt là hàm chứ không phải mảng, và ta chỉ có thể thấy tổng các hàm của cột 10 mà không thấy bản thân các hàng đó GV: Thế nào là cấu trúc của một CSDL? HS: Trả lời câu hỏi thông qua SGK GV: Tính toàn vẹn là gì? GV: gợi ý cho HS về tính toàn vẹn: Để đảm bảo tính toàn vẹn trên cột điểm, sao cho điễm nhập vào theo thang điểm 10, các điểm môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào >=0 và <=10. GV: Tính nhất quán là gì? HS:Suy nghĩ, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi GV: Tính an toàn và bảo mật thông tin? GV: Gợi ý cho HS về tính an toàn và bảo mật thông tin: Bản thân các em có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường nhưng hệ thống sẽ ngăn lại nếu các em cố tình sửa điểm. Hoặc khi điện bị tắt đột ngột phần mềm bị hỏng thì máy hoàn toàn có thể khôi phục lại được dữ liệu. GV: Em hiểu thế nào về tính độc lập? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Em hiểu thế nào là tính không dư thừa? GV: Gợi ý cho HS về tính không dư thừa. Một CSDL đã có cột Ngày sinh thì không cần có cột tuổi. 1.Bài toán quản lí Để quản lí HS trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lí. a. Ví dụ: Để quản lí HS ta có thể tạo một bảng như sau: Stt Họ tên Ngày sinh Giới tính Điểm Văn Điểm Toán Điểm Lí Điểm Hóa Điểm Văn Điểm Tin 1 Nguyển An 12/8/91 Nam C 7.8 8.2 9.2 7.38.5 2 Trần Văn Giang 21/3/90 Nam K 5.6 6.7 7.7 7.8 8.3 3 Lê Minh Châu 3/5/91 Nữ C 9.3 8.5 8.4 6.7 9.1 4 Doãn Thu Cúc 14/2/90 Nữ K 6.5 7.0 9.1 6.7 8.6 --- 50 Hồ Minh hải 30/7/91 Nam C 7.0 6.6 6,5 6.5 7.8 b.Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó - Tạo lập hồ sơ về đối tượng cần quản lí - Cập nhật hồ sơ như: thêm, xóa, sửa hồ sơ - Tìm kiếm - Sắp xếp - Thống kê - Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ - In ấn 2. Hệ cơ sở dữ liệu a.Khái niệm - Khái niệm CSDL: Một CSDL (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trướng học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy, ), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ (như băng từ, đĩa từ,) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: (Hình 1 – trang 4 SGK) - Khái niệm HQTCSDL Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (hệ QTCSDL) Chú ý: Người ta thường dùng thuật ngữ hệ CSDL để chỉ một CSDL và HQTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó. (Xem hình 3 trang 9 SGK) Như vậy để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có: Cơ sở dữ liệu Hệ QTCSDL; Các thiết bị vậy lý (máy tính, đĩa cứng, mạng, ) b.Các mức trừu tượng của CSDL Mức vật lí CSDL vật lí của một CSDL là tập hợp các tệp dữ liệu, tồn tại thường xuyên trong các thiết bị nhớ. Ví dụ: CSDL vật lí của CSDL lớp gồm 50 tệp, mỗi tệp lưu dữ liệu thực tế về một HS trong lớp. è Mức vật lí cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào. + Mức khái niệm CSDL khái niệm của một CSDL là sự trừu tượng hóa thế giới thực khi nó gắn với người sử dụng. Ví dụ, thế giới thực là một lớp HS, mỗi HS có một số thông tin được trừu tượng hó thành CSDL khái niệm của CSDL lớp là một bảng, mỗi cột là một thuộc tính, mỗi hàng tương ứng với thông tin về một HS. è Mức khái niệm cho biết dữ liệu nào được lưu trữ trong hệ CSDL và giữa các dữ liệu có các mối quan hệ nào. + Mức khung nhìn Khung nhìn của một CSDL là một phần của CSDL khái niệm hoặc sự trừu tượng hóa một phần CSDL khái niệm. Một CSDL chỉ có một CSDL vật lí, một CSDL khái niệm nhưng có thể có nhiều khung nhìn khác nhau. Ví dụ, nếu bỏ bớt một vài cột của CSDL khái niệm lớp phần còn lại là một khung nhìn. è Mức khung nhìn thể hiện phần CSDL mà người dùng cần khai thác. c.Các yêu cầu cơ bản của CSDL - Tính cấu trúc: Dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định. Ví dụ, CSDL lớp có cấu trúc là bảng 50 dòng, 10 cột. Mỗi cột là một thuộc tính và mỗi dòng là một hồ sơ học sinh. - Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh. - Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được bảo đúng đắn. - Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL vẫn được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được những truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm. -Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khai thác khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào một vài bài toán cụ thể. - Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dư liệu đã có. Sự trùng lặp thông tin vừa lãng phí bộ nhớ để lưu trữ vừa dễ dẫn đến tình trạng không nhất quán thông tin. d. Một số ứng dụng Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, - Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí thông tin người học, môn học, kết qủa học tập, - Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông tin khách hàng, sản phẩm, việc mua bán, - Cơ sở sản xuất cần quản lí dây chuyền thiết bị và theo dõi việc sản xuất các sản phẩm trong các nhà máy, hàng tồn kho hay trong cửa hàng và các đơn đặt hàng, - Tổ chức tài chính cần lưu thông tin về cổ phần, tình hình kinh doanh mua bán tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, - Các giao dịch qua thẻ tín dụng cần quản lí việc bán hàng bằng thẻ tín dụng và xuất ra báo cáo tài chính định kỳ (theo ngày, tuần, tháng, quí, năm,). - Ngân hàng cần quản lí các tài khoản, khoản vay, các giao dịch hang ngày, - Hãng hàng không cần quản lí các chuyến bay, việc đăng kí vé và lịch bay, - Tổ chức viễn thông cần ghi nhận các cuộc gọi, hóa đơn hàng tháng, tính toán số dư cho các thẻ gọi trước, - Sàn chứng khoán - Vui chơi giải trí - Và nhiều ứng dụng khác. CỦNG CỐ , DẶN DÒ: Nhắc lại một số khái niệm trọng tâm; Cho bài tập về nhà Bài 2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Về kiến thức: Nắm được các chức năng và phương thức hoạt động của một hệ QTCSDL. Về kĩ năng: Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp: Thuyết trình vấn đáp Phương tiện: Máy tính,máy chiếu, phông chữ hoặc bảng. NỘI DUNG Hoạt động của GV và HS Nội dung Ổn định lớp: Chào thầy cô. Cán bộ lớp báo cáo sỉ số Chỉnh đốn trang phục Vì HS trong chương trình lớp 11 đã được học vế ngôn ngữ lập trình. Cụ thể đã dùng ngôn ngữ lập trình Pascal để minh họa do đó trong phần này ta có thể sử dụng ngôn ngữ này để minh họa. GV: Trong Pascal để khai báo biến i, j là kiểu số nguyên, k là số thực để dùng trong chương trình em làm như thế nào? HS : Trả lời câu hỏi. Var i, j: integer; k: real; GV: Thực chất đây cũng là khai báo kiểu dữ liệu. GV: Trong Pascal để khai báo cấu trúc bản ghi học sinh có các trường như: hoten, ngaysinh, gioitinh, doanvien, đvan, đtoan, đly, đhoa, ta phải thực hiện như thế nào? HS: Type hocsinh = record Hoten: string; Ngaysinh: string; Gioitinh: boolean; Doanvien: boolean; đvan, đtoan, đly, đhoa: real; End; GV: Từ cấu trúc dữ liệu trên người ta dùng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu. Trong CSDL người ta dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu tác động trên các mẫu tin (bản ghi) bao gồm: + Cập nhật: nhập, sửa, xóa dữ liệu. + Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu. Và bằng ngôn ngữ điều khiển dữ liệu cho phép xác lập quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu. GV: Bộ xử lí truy vấn có nhiệm vụ tiếp nhận các truy vấn trực tiếp của người dùng và tổ chức thực hiện các chương trình ứng dụng. GV: Hệ QTCSDL không quản lí và làm việc trực tiếp với CSDL mà chỉ quản lí cấu trúc của các bảng trong CSDL. Cách tổ chức này đảm bảo : + Hệ QTCSDL trở nên gọn nhẹ. + Độc lập giữa hệ QTCSDL với dữ liệu. + Độc lập giữa lưu trữ với xử lí. GV: Hệ QTCSDL đóng vai trò cầu nối giữa các truy vấn trực tiếp của người dùng và các chương trình ứng dụng của hệ QTCSDL với hệ thống quản lí tệp của hệ điều hành. GV: Hệ QTCSDL đóng vai trò chuẩn bị, còn thực hiện chương trình là nhiệm vụ của hệ điều hành. (cần phân biệt giữa lưu trữ và xử lí) GV: Mỗi chương trình sẽ có các câu lệnh yêu cầu hệ QTCSDL thực hiện một số thao tác trên CSDL đáp ứng nhu cầu cụ thể đặt ra. Họ tương tác với các hệ thống thông qua việc sử dụng một chương trình ứng dụng đã được viết trước. Người dùng thường được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. 1.Các chức năng của hệ QTCSDL a. Cung cấp cách tạo lập CSDL Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL. Như vậy, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thực chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả các khung nhìn, CSDL khái niệm và CSDL vật lý. b. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, khai thác Ngôn ngữ dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Thao tác dữ liệu gồm: Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu; Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu; Trong thực tế các ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu không phải là hai ngôn ngữ riêng biệt mà là hai thành phần của một ngôn ngữ CSDL duy nhất, chẳng hạn ngôn ngữ có đặc tính trên được sử dụng phổ biến hiện nay là SQL (Structured Query Language) c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL Hệ QTCSDL thực hiện được chức năng này thông các bộ chương trình đảm bảo: Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép; Duy trì tính nhất quán của dữ liệu; Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời; Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm; Quản lí các mô tả dữ liệu. 2.Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Hệ QTCSDL có hai thành phần chính : + Bộ xử lý truy vấn. + Bộ quản lí dữ liệu. - Hoạt động của hệ QTCSDL: khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến Bộ xử lí truy vấn, có nhiệm vụ thực hiện và thông qua Bộ quản lí dữ liệu yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp chứa thông tin cần thiết thông qua Bộ quản lí tệp. Các thông tin tìm thấy được trả lại thông qua Bộ quản lí dữ liệu và chuyển đến Bộ xử lí truy vấn để trả kết quả cho người dùng. - Sơ đồ hoạt động của hệ QTCSDL : 3.Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL a.Người quản trị CSDL Khái niệm người quản trị CSDL được hiểu là một người, hay một nhóm người được trao quyền điều hành CSDL. + Thiết kế và cài đặt CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm có liên quan. + Cấp phát các quyền truy cập CSDL. + Duy trì các hoạt động hệ thống b. Người lập trình ứng dụng Khi CSDL đã được cài đặt, cần có các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của các nhóm người dùng. Đây chính là công việc của người lập trình ứng dụng c. Người dùng Người dùng (hay còn gọi là người dùng đầu cuối) chính là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. 4.Các bước cần tiến hành để xây dựng CSDL quản lí. Bước 1. Khảo sát hệ thống. Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí. Xác định và phân tích mối liên hệ các dữ liệu cần lưu trữ. Phân tích các chức năng cần có của hệ thống. Bước 2. Thiết kế hệ thống. Thiết kế CSDL Lựa chọn hệ QTCSDL để triển khai Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng Bước 3. Kiểm thử hệ thống. Nhập dữ liệu cho CSDL. Chạy thử CỦNG CỐ , DẶN DÒ: Nhắc lại một số khái niệm trọng tâm; Cho bài tập về nhà CHƯƠNG II : HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS Bài 3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Biết những khả năng chung nhất của Access như một hệ QTCSDL (khai báo, lưu trữ, xử lý dữ liệu); Biết bốn đối tượng chính trong Access: bảng (Table), mẫu hỏi (Query), biểu mẫu (Form), báo cáo (Report); Liên hệ được bài toán quản lí gần gũi với các học sinh với các công cụ quản lí tương ứng trong Access; Biết một số lệnh cơ bản: Khởi động và kết thúc Access, tạo một cơ sở dữ liệu mới hoặc mở một CSDL đã có, tạo đối tượng mới; Biết có hai chế độ làm việc với đối tượng: Chế độ thiết kế (Design View) và chế độ trang dữ liệu (Datasheet View); Biết các cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ (Wizard) và tự thiết kế (Design). II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp: Thuyết trình vấn đáp Phương tiện: Máy tính,máy chiếu, phông chữ hoặc bảng. III. LƯU Ý SƯ PHẠM Để có thể gây hứng thú cho HS khi làm quen với Access, GV nên chuẩn bị một máy tính, máy chiếu trên lớp có sẵn một chương trình quản lí thông tin trong Access để trình diễn các chức năng của chúng. Trong bài này chúng ta không nên thiết kế bài giảng hoàn toàn trên PowerPoint vì như vậy các hình chúng ta cần giới thiệu nếu chuyển vào PowerPoint thì chúng cũng chỉ là một bức hình phóng to. Do đó vẫn sử dụng bảng viết và dùng Projector như là một bảng phụ GV có thể thao tác trên Access và chỉ cho HS thấy được trực tiếp các thành phần cũng như các chức năng của Access một cách trực quan và sinh động. NỘI DUNG Hoạt động của GV và HS Nội dung Ổn định lớp: Chào thầy cô. Cán bộ lớp báo cáo sỉ số Chỉnh đốn trang phục GV: Trong lớp 10 em đã được học phần mềm nào của Microsoft? HS: Trả lời câu hỏi: MS Word. GV: Trong bộ phần mềm MS Office ngoài MS Word còn những phần mềm nào? HS: Trả lời câu hỏi GV: Trong chương trình lớp 12 chúng ta sẽ được học về CSDL và cụ thể chúng ta sẽ dùng MS Access để minh họa cụ thể. GV: Access có nghĩa là gì? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Access có nghĩa là truy cập, truy xuất. GV: Microsoft Access giúp người lập trình tạo CSDL, nhập DL và khai thác thông tin từ CSDL bằng các công cụ chính sau: GV: trong phần này ta có thể dùng tranh ảnh chụp các kết qủa thực hiện trước, hoặc dùng trực tiếp Projector để thực hiện minh họa dựa trên các ý tưởng sau: Ví dụ 1: Ở bảng minh họa STT Họ tên Ngày sinh Đoàn viên Đ. Văn Đ. Toán Trong bảng trên không có cột tuổi vì cột ngày sinh ta có thể tính được tuổi bằng công thức. GV: Từ bảng đã có Query sẽ thực hiện việc tính toán để tạo thêm một cột mới là tuổi. GV: Trên thực tế chúng ta luôn dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và điều khiển thực hiện ứng dụng. Ví dụ, máy tính bỏ túi. Hoặc dùng biểu mẫu để cập nhật thông tin về HS GV: Từ bảng trên ta hoàn toàn có thể thực hiện việc báo cáo xem có bao nhiêu đoàn viên trong danh sách, nói tóm lại đây chính là công việc tổng hợp dữ liệu theo một yêu cầu nào đó. GV: Vì HS đã khởi động MS Word trong chương trình Tin 10 nên ta hoàn toàn có thể để HS chủ động đưa ra ý kiến của mình về cách khởi động Access. GV: Theo em có mấy các để khởi động Access? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Khởi động Access trên máy chiếu (Hình 1) HS: Ghi bài, theo dõi máy chiếu. GV: Thực hiện trên Projector các bước để tạo một CSDL mới (H.2) GV: Sau khi nháy nút Create, xuất hiện cửa sổ CSDL như hình 7. cửa sổ CSDL, gồm 3 phần chính: Thanh công cụ, Bảng chọn đồi tượng (cột bên trái) và một trang ( phần bên phải Bảng chọn đối tượng) GV: Thực hiện trên Projector các bước để mở một CSDL đã có (hình 3): GV: Thực hiện trên Projector thao tác kết thúc Access (hình 4): Hình 4 GV: Nên lưu các thông tin trước khi thoát khỏi Access. Nếu một trong những cửa sổ đang mở còn chứa các thông tin chưa được lưu, Access hỏi có lưu các thông tin đó không trước khi kết thúc. HS: Theo dõi trên màn hình GV: Khởi động Access và giới thiệu cho HS các chế độ làm việc cũng như các đối tượng của Access trên Projector: GV: Để làm việc với các đối tượng của Access, GV có thể dùng máy chiếu để minh họa cho HS thấy, giúp HS dễ hiểu hơn. GV: Thực hiện trên Projector các bước để tạo một đồi tượng mới (hình 4). Chú ý: Có thể chuyển đổi qua lại giữa chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu bằng cách nháy nút hay nút hoặc chọn các tùy chọn tương ứng trong bảng chọn View khi bảng hoặc Biểu mẫu đang mở. GV: Trong Access, một đối tượng có thể được tạo bằng các cách sau: GV: Trong thuật ngữ vừa nêu chúng ta thấy một thuật ngữ rất mới đó là Thuật sĩ (Wizard) vậy thuật sĩ là gì? GV: Để làm quen, trong các phần dưới đây chúng ta sẽ kết hợp sử dụng cả thuật sĩ và phương pháp tự thiết kế để tạo đối tượng GV: Tệp CSDL mới tạo chưa có dữ liệu gọi là tệp CSDL trống. Khi CSDL đã chứa dữ liệu thì trên trang bảng sẽ có tên một số bảng dữ liệu của CSDL này. Hình 4. Trong trang Bảng của cử sổ CSDL SODIEM_GV.MDB có 3 bảng HK1, HK2, LILICH. Chú ý: Tại mỗi thời điểm, Access chỉ làm việc với một CSDL. 1.Phần mềm Microsoft Access Phần mềm Microsoft Access (gọi tắt là Access) là hệ QTCSDL trên môi trường Windows. Access nằm trong bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office của hãng Microsoft viết cho máy tính cá nhân và máy tính chạy trong mạng cục bộ. Access ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn Access là một Hệ QTCSDL, Access dùng ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu, một số chương trình bảo đảm cơ chế về tranh chấp, bảo mật và phục hồi dữ liệu để cung cấp các công cụ lưu trữ và xử lí dữ liệu. 2. Khả năng của Microsoft Access a. Access có những khả năng nào? - Tạo cơ sở dữ liệu gồm các bảng, quan hệ giữa các bảng. - Tạo chương trình giải bài toán quản lí, lập các mẫu thống kê, tổng kết. - Đóng gói CSDL và chương trình tạo phần mềm quản lí vừa và nhỏ. Ngoài ra Access còn tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi, chia sẻ dữ liệu trên mạng. b. Ví dụ (SGK trang 28) 3. Các đối tượng chính của Microsoft Accesss a. Các đối tượng chính của Accesss + Bảng (Table): là đối tượng cơ sở, được dùng để lưu dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định và bao gồm các bản ghi là các hàng, mỗi hàng chứa các thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó. + Mẫu hỏi (Query): Là đối tượng cho phép tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng. + Biểu mẫu (Form): là đối tượng giúp cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện hoặc để điều khiển thực hiện một ứng dụng. + Báo cáo (Report): là đối tượng được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra. b. Ví dụ: Ví dụ về bài toán quản lí HS 4. Một số thao tác cơ bản a. Khởi động Access Có thể khởi động Access bằng một các cách sau: - Từ bảng chọn Windows Start: nháy chuột Start/ All Programs/ Microsoft Office/ Microsoft Access - Từ biểu tượng shortcut của Access: nháy vào biểu tượng () trên màn hình Desktop (nếu có) hoặc nháy mục chọn trong bảng chọn Windows Start (nếu có) b. Tạo CSDL mới Để tạo một CSDL mới: 1. Chọn lệnh File à New, màn hình làm việc của Access sẽ có hộp thoại New File ở bên phải (H. 5) 2. Chọn Blank Database, xuất hiên hộp thoại File New Database (H. 6) 3. Trong hộp thoại File New Database chọn vị trí lưu tập tin và đặt tên cho tệp CSDL mới. Sau đó nháy vào nút Create để xác nhận tạo tệp này. c. Mở CSDL đã có Để mở CSDL đã có, ta chọn một trong hai thao tác sau: - Nháy đúp tên của CSDL (nếu có trong hộp thoại New File); hoặc - Chọn lệnh File à Open rồi tìm CSDL là HK1, HK2, LILICH. d. Kết thúc Access Để kết thúc làm việc với Access thực hiện một trong những thao tác sau: - Chọn Exit trên bảng chọn File. - Nháy đúp nút ở góc trên bên trái màn hình làm việc của Access hoặc nháy nút này rồi chọn Close. - Nháy nút (Close) ở goc trên bên phải màn hình làm việc của Access. 5. Làm việc với các đối tượng a. Chế độ làm việc với các đối tượng - Chế độ thiết kế (Design View): Trong chế độ này có thể tạo mới hoặc thay đổi (bảng, biểu mâu, mẫu hỏi, báo cáo,) Để chọn chế độ này: nháy nút - Chế độ trang dữ liệu (Data Sheet View): chế độ này hiển thị dữ liệu dạng bảng, và cho phép làm việc trực tiếp với dữ liệu như xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có, thêm dữ liệu mới. để chọn chế độ này: nháy nút . - Chế độ biểu mẫu (Form View): Chế độ này chỉ dùng để làm việc với biểu mẫu. b.Tạo đối tượng mới - Dùng các mẫu dựng sẵn (thuật sĩ); - Người dùng tự thiết kế; - Kết hợp cả 2 cách trên. Thuật sĩ (Wizard) Thuật sĩ là chương trình hướng dẫn từng bước nhanh chóng tạo được các đối tượng của CSDL từ các mẫu dựng sẵn. + Tạo đối tượng mới Khi CSDL đã mở ta có thể tạo thêm hoặc mở các đối tượng đã có (bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo,) bằng cách nháy vào nhãn đối tượng của nó trong bảng chọn đối tượng. Ví dụ: Trong H. 8, trang bảng của CSDL SODIEM_GV có 3 dòng đầu: Create table by using wizard (tạo bảng bằng cách dung thuật sĩ) Create table by entering data (tạo bảng bằng cách tạo dữ liệu ngay) Để tạo thêm bảng mới thì nháy vào một trong Ba dòng chữ trên. Nếu nháy vào tên các bảng LILICH, HK1, HK2 (đã có trong CSDL) thì mở được các bảng này. d. Mở đối tượng Trong cửa sổ của loại đối tượng tương ứng, nháy đúp lên tên một đối tượng để nó. Ví dụ: Nháy đúp lên tên bảng LYLICH để mở đối tượng này (Hình 8) CỦNG CỐ, DẶN DÒ Dùng máy chiếu thực hiện lại một số nội dung chính như khởi động, kết thúc. Cho bài tập về nhà Bài 4. CẤU TRÚC BẢNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Hiểu được các khái niệm chính trong cấu trúc bảng gồm Trường, Bản ghi, Kiểu dữ liệu, Khóa chính; Biết cách tạo và sửa cấu trúc bảng. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp: Thuyết trình vấn đáp Phương tiện: Máy tính,máy chiếu, phông chữ hoặc bảng. LƯU Ý SƯ PHẠM Giáo viên cần nhấn mạnh: Bảng là đối tượng quan trọng nhất trong số các đối tượng của Access vì Bảng chứa toàn bộ dữ liệu trong một CSDL. Giữa các bảng có mối liên hệ với nhau (HS sẽ học về các mối liên kết giữa các bảng trong Bài 7). Mục đích của mỗi bảng trong CSDL (hoặc chứa thông tin của chủ thể hoặc chứa thông tin về mối

File đính kèm:

  • docGiao an 12 day du20112012.doc
Giáo án liên quan